Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả

doc 48 trang skquanly 16/04/2024 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ
 mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả
 I : ĐẶT VẤN ĐỀ
 1:Tên đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp 
 học cho trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả 
 2: Lý do chọn đề tài :
 Như chúng ta đã biết: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em 
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu 
tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở 
trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, 
những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa 
những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp tiếp theo và 
cho việc học tập suốt đời .
 Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đưa ra mục tiêu: “Bảo 
đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác 
nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ”; “Môi trường 
giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non mang tính mở”, kích thích sự tập 
trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả 
vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng” . 
 Phương pháp giáo dục đối với trẻ mẫu giáo cũng đặt ra yêu cầu phải tạo 
điều kiện cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm dưới nhiều hình thức, theo 
phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. 
 Môi trường một phần lớn quyết định sự thành công và sự phát triển nhân 
 cách toàn diện của con người. Có lý do để khẳng định điều đó vì:
 Trong cuộc sống, môi trường sống, qua công tác quản lý chỉ đạo, trong 
 học tập, và việc làm hàng ngày, đúc rút kinh nghiệm tôi thấy hiệu quả, chất 
 lượng cuộc sống, kết quả mọi hoạt động đạt cao hay thấp ngoài sự cố gắng 
 thực hiện của bản thân, sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. 
 2.1.Cơ sở lý luận
 Môi trường có tác động và ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng các 
 hoạt động và nhân cách của con người đó là môi trường gia đình và môi 
 trường xã hội,thế giới các đồ vật. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ
 mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả
 Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường 
 đây là lứa tuổi rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi,tìm hiểu thế giới tự nhiên 
 và xã hội.Trong các hoạt động của trẻ chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo, giữa 
 hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với 
 người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa 
 học trong trường mầm non theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”.
 Trước những vấn đề trên để trẻ hoạt động tích cực cả ở giờ học và giờ 
 chơi, ở mọi lúc mọi nơi, việc tạo môi trường hoạt động tích cực cho trẻ là rất 
 cần thiết, trẻ được hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý 
 thích, theo khả năng giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ của cuộc sống, các 
 kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung, đem đến kết quả cao 
 trong học tập của trẻ và hoạt động của nhà trường.
 Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 
 xây dựng môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu 
 quả” để góp phần thực hiện hiệu quả công tác giáo dục trẻ trong nhà trường.
 3. Mục đích
 Bản thân nghiên cứu đề tài để đưa ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây 
dựng môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả tốt 
nhất. 
 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 
 Chỉ đạo thực hiện trong trường mầm non
Thời gian từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 05 năm 2020 (Một năm học)
 Củng cố và thực hiện lâu dài.
 5: Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp 1: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 - Phương pháp 2: Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm
 + Phương pháp trực quan:
 + Phương pháp trao đổi, trò chuyện: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ
 mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả
 II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .
 1. Cơ sở lý luận đề tài
 Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động: Là xây dựng môi trường an 
 toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút giúp trẻ chủ động 
 tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách 
 tích cực. Môi trường đó gồm 2 bộ phận : Môi trường vật chất và môi 
 trường tinh thần chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ và bổ 
 sung cho nhau.
 + Môi trường vật chất: Là toàn bộ phương tiện vật chất ở trong lớp và 
ngoài trời liên quan đến diện tích ánh sáng tiếng ồn cách bố trí sắp xếp.
 + Môi trường tinh thần: Là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành 
và phát triển nhân cách: Giao tiếp giữa trẻ với người lớn (Giáo viên, phụ 
huynh) giữa trẻ với nhau và giữa người lớn với nhau.
 Càng đặc biệt hơn, ở môi trường học phong phú,tự nhiên, gần gũi, lành 
 mạnh, sẽ có điều kiện tốt cho phát triển tư duy sự sáng tạo và được an toàn cả 
 về thể chất lẫn tinh thần, tự tin, thoải mái, yên tâm học tập tích cực phát huy 
 hết khả năng. 
 2. Khảo sát thực tế:
 Để có sự ủng hộ của tất cả mọi người có liên quan đến môi trường hoạt 
 động của nhà trường và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường 
 trong việc xây dựng, thực hiện đề tài được thuận lợi và có hiệu quả trong công 
 tác xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. Tôi đã tiến hành khảo sát và thấy:
 Trong thực tế, từ những năm học trước toàn trường đã có thi đua trang trí 
 môi trường lớp học và tích cực tiết kiệm để mua sắm đồ dùng theo Thông tư 
 nhưng chưa thực sự tạo được môi trường để trẻ hoạt động tích cực. Mặc dù 
 Ban giám hiệu đã rất nỗ lực chỉ đạo trang trí lớp học để cho trẻ được hoạt 
 động và tuyên truyền đến phụ huynh nhưng do một số giáo viên trẻ chưa có 
 nhiều kinh nghiệm, còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, về kinh phí nên việc 
 trang trí giáo viên vẫn thiên về hình thức, đồ dùng đồ chơi các góc chưa 
 nhiều, chưa phong phú các chủng loại, chưa tạo được nhiều góc mở, thay đổi 
 theo chủ đề còn là hình thức nên trẻ hoạt động rất gò bó, gây ra sự nhàm chán Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ
 mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả
tập huấn, kiến tập, học tập kinh nghiệm của các chị em trong trường và các 
trường bạn. Giáo viên chịu khó nghiên cứu sách báo, internet để có thêm kinh 
nghiệm kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi,từ đó có những biện pháp xây dựng môi 
trường lớp được phong phú và sáng tạo hơn.
 + Đa số giáo viên là biên chế yên tâm công tác, nắm vững chuyên môn 
và phương pháp tổ chức hoạt động. Có tinh thần đoàn kết, có ý thức tổ chức 
kỷ luật cao và có ý thức trách nhiệm với công việc nghiêm túc chấp hành thực 
hiện qui chế hoạt động cũng như qui chế chuyên môn.
 * Về trẻ: 
 + 100% trẻ được ăn bán trú ở trường
 + Số trẻ ra lớp đông được học theo độ tuổi, ngoan, lễ phép, có nề nếp, 
nhanh nhẹn, sạch sẽ. Trẻ tò mò ham hiểu biết, thích khám phá.
 * Phụ huynh: 
 + Tin tưởng vào nhà trường về công tác chăm sóc giáo dục trẻ,có sự hợp 
tác,trao đổi giữa phụ huynh với giáo viên, có ban đại diện hội cha mẹ học sinh 
nhiệt tình, quan tâm ủng hộ cho mọi hoạt động của nhà trường.
 + Có nhiều phụ huynh đã nhận thức được sự cần thiết của việc cho con 
đến trường
 + Phụ huynh cho con đi lớp đầy đủ chuyên cần, đã có một số phụ huynh 
quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 
 * Cơ sở vật chất: 
 Phòng học được xây dựng kiên cố, kể cả phòng học mượn đều rộng rãi 
thoáng mát, có sân chơi có đồ chơi sạch và có bóng mát.
 b. Khó khăn:
 * Về phía nhà trường:
 + Nhà trường nguồn kinh phí chi thường xuyên ít, chưa có các phòng 
chức năng. Còn thiếu phòng học cho các cháu địa bàn 
 + Do kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp nên việc trang trí môi trường 
lớp lúc đầu còn sơ sài, hình thức chưa thực sự tạo được môi trường hoạt động 
cho trẻ một cách tích cực 
 * Về đội ngũ: 
 - Ban giám hiệu và giáo viên đa số là người trong địa bàn Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ
 mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả
hoạt chỉ đạo cho giáo viên giúp đỡ trẻ, theo dõi trẻ, khi khảo sát tôi phân theo 
mức độ của từng nội dung đánh giá như sau:
 * Bảng khảo sát thực trạng đầu năm với tổng số trẻ: 172/172 cháu
Nội dung 1:
 Tổng Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường đã tạo trong lớp
 Độ tuổi
 số Tốt % Khá % TB % Yếu %
 3 tuổi 54 15 27,7 14 25,9 15 27,7 10 18,5
 4 tuổi 53 15 28,3 11 20,7 17 32 10 18,8
 5 tuổi 65 20 30,7 22 33,8 15 23 8 12,3
Nội dung 2:
 Trẻ có kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu ở các góc 
 Tổng 
 Độ tuổi để tạo ra sản phẩm.
 số
 Tốt % Khá % TB % Yếu %
 3 tuổi 54 15 27,7 20 37 10 18,5 9 16,6
 4 tuổi 53 15 28,3 11 20,7 20 37,7 6 11,3
 5 tuổi 65 22 33,8 20 30,7 17 26,1 6 9,2
Nội dung 3:
 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động có kỹ năng sử dụng 
 Tổng 
 Độ tuổi nguyên vật liệu và tạo ra sản phẩm đẹp
 số
 Tốt % Khá % TB % Yếu %
 3 tuổi 54 20 37 15 27,7 15 27,7 4 7,4
 4 tuổi 53 19 35,8 20 37,7 10 18,8 4 7,5
 5 tuổi 65 22 33,8 20 30,7 18 27,6 5 7,6 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ
 mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả
 Ngoài ra giáo viên còn được tập huận thức tế cách phòng cháy chữa cháy 
do các chú cảnh sát phong cháy chữa cháy hướng dẫn.
 Hình ảnh giáo viên tập huấn chuyên đề
 Có kế hoạch cho 100% giáo viên bồi dưỡng về tin học văn phòng cơ 
bản, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học bồi dưỡng để nâng cao 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chụp, quay và lưu giữ tốt các hình ảnh để đưa 
vào các hoạt động phù hợp cho năm học và cho hoạt động lâu dài. Trong đó 
còn bồi dưỡng về chính trị, đạo đức lối sống tăng tình đoàn kết đồng chí đồng 
nghiệp để giáo viên phổ biến kinh nghiệm cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau, nâng 
cao khả năng, kinh nghiệm tuyên truyền kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi và 
chọn màu, phối màu, trang trí góc lớp cả trong và ngoài lớp học. Ngoài ra còn 
lựa chọn những sản phảm đồ dùng tự tạo của những giáo viên có sáng tạo 
làm ra những sản phẩm bền đẹp trưng bày cho giáo viên học tập. Phải nói 
rằng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là 
điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều đó 
phải hướng cho giáo viên tìm tòi nghiên cứu sách báo tranh ảnh, và các 
phương tiện thông tin đại chúng, thăm quan học hỏi trường bạn để có thêm 
vốn kiến thức phong phú hơn thuận lợi cho giáo viên khi thực hiện công việc. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học cho trẻ
 mẫu giáo hoạt động tích cực có hiệu quả
 Hình ảnh góc nghệ thuật
 Rà soát, trang bị các hạng mục đồ dùng, đồ chơi học tập của trẻ trong 
năm đã dự kiến như: (bút màu, đất nặn, bút chì, kéo, giấy tạo hình, tranh lô tô 
các loại, bộ đồ dùng học toán cho cô và trẻ, vở toán...) đồ dùng cá 
nhân như: (dép đi trong nhà, khăn lau mặt, bàn chải răng, ca uống nước...) tất 
cả các đồ dùng đồ chơi học tập và đồ dùng cá nhân trẻ đều phải có ký hiệu 
riêng. Ngoài ra phối hợp với phụ huynh quyên góp nguyên vật liệu, phế liệu, 
tranh ảnh sách báo mà giáo viên cần đã đưa vào kế hoạch trong việc trang trí 
xây dựng môi trường lớp học để vận động phụ huynh ủng hộ. Trong quá trình 
thực hiện, còn thiếu những đồ dùng gì thì giáo viên trực tiếp đề xuất để nhà 
trường có kế hoạch mua bổ sung hoặc tiếp tục vận động ủng hộ cho lớp đảm 
bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. 
 Tổ chức cho giáo viên thi tự làm đồ dùng sáng tạo để bổ sung vào 
việc trang trí lớp góc lớp, trang trí góc tuyên truyền, góc thiên nhiên và tổ 
chức các hoạt động. Để tránh giáo viên làm trùng nhau ban giám hiệu phân 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay.doc