Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ trong trường Mầm non Quảng Lĩnh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ trong trường Mầm non Quảng Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ trong trường Mầm non Quảng Lĩnh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG LĨNH ******** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG LĨNH Người thực hiện: Đào Thị Hương Chức vụ: Hiệu Trưởng Đơn vị công tác: Trường MN Quảng Lĩnh SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản Lý Quảng Xương, tháng 6 /2020 1 QUẢNG XƯƠNG, NĂM 2017 - Đề tài được thực hiện trong năm học 2019 - 2020 4. Phương pháp nghiên cứu: + Nghiên cứu lý luận. + Phương pháp quan sát thực tiễn + Phương pháp kiểm tra đánh giá. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: - Người quản lý phải nắm vững mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức giáo dục trẻ, phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo. - Phải tổ chức tốt công tác bồi dưỡng giáo viên, có kế hoạch, hình thức bồi dưỡng cụ thể với từng đối tượng, coi trọng bồi dưỡng giáo viên cả về lý thuyết và thực hành. - Làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc, góp ý trực tiếp cụ thể cho giáo viên khi trang trí ở từng góc chơi với từng chủ đề giáo dục. - Giáo viên phải luôn tìm tòi, linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ, trong trang trí lớp, tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Làm tốt công tác tuyên truyền kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1 . Cơ sở lý luận: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm hai bộ phận: môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và yếu tố vật chất bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống và sự tồn tại phát triển của con người.Trong nhà trường, môi trường giáo dục và môi trường sư phạm bao gồm tổng hòa các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian, môi trường văn hóa qua giao lưu học tập sinh hoạt của các thành viên trong nhà trường với nhau và giữa giáo viên với trẻ. Môi trường hoạt động đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình, qua đó kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung, đây là những nhân tố góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non. Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân. Trong qua trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau nhưcùng chơi xây dựng, gia đình, bác sỹ.trên cơ sở đó giúp trẻ tái 3 Khảo sát quá trình hoạt động của trẻ. T Tiêu chí đánh giá MG 5-6T MG 4-5T MG 3-4T Nhà trẻ T SL % SL % SL % SL % 1 Trẻ mạnh dạn tích cực, 30/60 50 25/65 41,6 20/50 40 5/15 30 sáng tạo khi hoạt động. 2 Trẻ có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi tạo môi 30/60 52 20/65 33.3 15/50 30 0/15 0 trường học tập cùng cô. 3 Có kỹ năng sử dụng đồ 38/60 63 20/65 33.3 27/54 30 5/15 30 dùng đồ chơi. Qua khảo sát tôi thấy phần lớn giáo viên chưa có kỹ năng xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Đa số trẻ chưa có sự sáng tạo , chưa tích cực tham gia vào hoạt động. Nên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện. Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ thể để điều hành công việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình triển khai công việc. Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Xương, căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế và chất lượng việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động từ năm học trước, tôi nhận thấy giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường học tập cho trẻ phù hợp theo chủ đề, nhưng chưa biết tạo các góc mở và đặc biệt là cách khai thác các góc mở cho trẻ hoạt động. Giáo viên chưa sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi và chưa biết khai thác có hiệu quả các đồ dùng, đồ chơi đã làm được và đưa vào cho trẻ hoạt động. Giáo viên chưa biết tận dụng triệt để sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường học tập cho trẻ Từ những kết quả khảo sát trên tôi đã chỉ đạo phó hiệu trưởng lồng ghép kế hoạch chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập vào kế hoạch chuyên môn của trường cụ thể: Thời Nội dung Biện pháp Người thực gian công việc hiện Tháng Bổ sung cơ sở - Tham mưu, mua sắm trang thiết bị Ban giám hiệu 9 vật chất. cần thiết cho các lớp. - Phát động giáo viên quét lại vôi Giáo viên tường, tô vẽ lại tranh các mảng tường. - Các lớp phối kết hợp với phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, các loại sách báo cũ để cô và trẻ cùng làm đồ dùng Ban giám hiệu đồ chơi. Bồi dưỡng - Tạo điều kiện cho giáo viên tham dự 5 Đánh giá kết quả xây dựng Đánh giá rút kinh nghiệm một năm Ban giám hiệu môi trường thực hiện chuyên đề xây đựng môi và giáo viên. học tập cho trường học tập cho trẻ. trẻ trong năm học 2. Biện pháp 2: Chỉ đạo phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên kỹ năng xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy, tôi luôn coi trọng việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua các hình thức; * Bồi dưỡng về lý thuyết: Bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết rất quan trọng, nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức về lý luận thực tiễn,quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của đổi mới cũng như yêu cầu, tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập. Tôi tích cực sưu tầm tài liệu sách báo viết về vai trò của việc xây dựng môi trường giáo dục trẻ cho giáo viên học tập, nghiên cứu. Tôi thường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn thông qua các đợt tập huấn của Phòng giáo dục, bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần và chú trọng bồi dưỡng những nội dung về: Chuyên đề tạo hình: Vì trong xây dựng môi trường học tập thì khả năng tạo hình của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, giáo viên nắm được cái cốt yếu của hoạt động tạo hình để từ đó phát huy được những kiến thức tạo hình trong xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Bồi dưỡng giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ: Tôi đi sâu bồi dưỡng về cách tận dụng sản phẩm của trẻ trong trang trí, cách lựa chọn tạo các góc mở phù hợp theo từng chủ điểm nhằm tạo môi trường học tập cho trẻ có hiệu quả. *Tổ chức thực hành: - Xây dựng lớp điểm: Để khắc phục hạn chế và tạo góc mở cho trẻ hoạt động của giáo viên những năm học trước, tôi đã bố trí để giáo viên lần lượt được tham gia các đợt chuyên đề do phòng Giáo dục, cụm chuyên môn tổ chức. Giáo viên được đi dự chuyên đề sẽ tổ chức chuyên đề tại trường để giáo viên toàn trường dự. Chú trọng xây dựng lớp điểm, từ việc lựa chọn giáo viên phụ trách lớp điểm đến đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho lớp điểm, chỉ đạo bồi dưỡng lớp điểm xây dựng môi trường học tập để 100% giáo viên các lớp đến dự và học tập. sau mỗi đợt chuyên đề đều tổ chức tốt việc trao đổi, rút kinh nghiệm để giáo viên nắm được những thay đổi trong hình thức trang trí lớp, cách bố trí trí góc, cách tạo góc mở, tận dụng sản phẩm của trẻ vào trang trí góc, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực, khả năng độc lập khi tham gia hoạt động. - Bồi dưỡng giáo viên cách trang trí lớp theo chủ đề: Khi bước chân vào cổng trường mầm non, bạn như được bước vào một thể giới khác, thế giới của trẻ thơ với những bức tranh đầy màu sắc, từ những nhân vật cổ tích, cỏ cây, hoa 7 Trên đây là một số hình ảnh trang trí môi trường của các nhóm lớp trong nhà trường theo một số chủ đề và việc tổ chức cho trẻ hoạt động góc: Góc phân vai lớp A1 Góc phân vai lớp C2 Góc nghệ thuật lớp B1 Góc học tập lớp A2 Góc học tập lớp A2 9 Hình ảnh trẻ lớp A2 đang hoạt động góc Hình ảnh trẻ lớp D1 đang hoạt động góc - Bồi dưỡng giáo viên xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài lớp học: Cảnh quan môi trường ngoài lớp học cũng vô cùng cần thiết đối với quá trình giáo dục trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học song song với việc xây dựng môi trường học tập trong lớp tôi đã quán triệt giáo viên phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài lớp học cho trẻ khám phá khi hoạt động ngoài trời. Yêu cầu giáo viên sưu tầm trồng các loại rau phù hợp theo mùa như mùa đông trồng Bắp cải, xu hào, xà lách; mùa hè gieo rau rèn, mùng tơi; Mùa thu gieo rau cải,Mỗi một loại rau phải có biển chữ đầy đủ để khi trẻ được quan sát khám phá cây xanh cùng một lúc có thể giúp trẻ làm quen với các chữ cái trong biển. Ngoài các loại rau tôi yêu cầu giáo viên bố trí không gian trồng thêm một số cây hoa làm cho môi trường thêm rực rỡ sắc màu. Giáo viên đã sưu tầm được một số cây hoa đẹpvà còn vận động phụ huynh ủng hộ thêm cây cảnh giúp tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Nhờ đó mà môi trường xung quanh lớp học của 11 Ngoài ra tôi còn cho vẽ những khẩu hiệu, hình ảnh về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, hình ảnh hướng dẫn khi tham gia giao thông, hình ảnh các trò chơi dân gian, tạo môi trường học tập tích cực cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Khi thực hiện biện pháp này tôi thấy giáo viên đã vững vàng lên rất nhiều, đã linh hoạt, sáng tạo trong trang trí lớp, đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng. Hình thức trang trí lớp, xây dựng môi trường học tập của các lớp rất phong phú, đa dạng, phù hợp với độ tuổi, với từng chủ đề. Cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học sinh động, xanh –sạch – đẹp thu hút phụ huynh đến gửi con vào trường. Đặc biệt là được phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Xương đánh giá cao về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực hơn nhiều so với năm học trước. 3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đột xuất giúp giáo viên tích cực xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động. Công việc “kiểm tra” là 1 nhiệm vụ gắn liền với quản lý, chỉ đạo của BGH nhà trường, thông qua kiểm tra người quản lý nắm được việc, thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên để từ đó có sự đôn đốc, uốn nắn, động viên giúp đỡ để giáo viên thực hiện công việc tốt hơn. Việc kiểm tra còn giúp cho người quản lý tìm ra nguyên nhân và những thiếu sót, hạn chế của giáo viên để điều chỉnh các nội dung kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng có hiệu quả hơn. Vì thế việc kiểm tra được tôi thực hiện thường xuyên và có kế hoạch cụ thể về nội dung kiểm tra, thời điểm kiểm tra nhất là kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động và được kiểm tra một cách cụ thể trên cơ sở giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi chứ không áp đặt, gò bó, phê phán quá nhiều gây khó khăn phiền toái làm ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên. Nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc trang trí lớp vào đầu năm học và làm rất hình thức với những chủ đề giáo dục tiếp sau đó, chỉ thêm một vài hình ảnh theo chủ đề là thôi. Năm học 2019 – 2020 tôi đã tăng cường kiểm tra đột xuất các hoạt động chăm sóc, giáo dục của giáo viên. Yêu cầu giáo viên thực 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay.doc