Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ trong trường Mầm non Mỹ Hưng năm học 2015-2016

doc 23 trang skquanly 16/04/2024 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ trong trường Mầm non Mỹ Hưng năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ trong trường Mầm non Mỹ Hưng năm học 2015-2016

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ trong trường Mầm non Mỹ Hưng năm học 2015-2016
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI
Tên sáng kiến:
“ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây 
dựng môi trường học tập cho trẻ trong 
trường Mầm non Mỹ Hưng năm học 
2015-2016. ”
 Tác giả: NGUYỄN THỊ MAI
 Trường: mầm non Mỹ Hưng
 Lĩnh vực: Quản lý giáo dục
 Cấp học: Mầm non
 Năm học 2015 – 2016
 1/23 MỤC LỤC
 Trang
A: MỞ ĐẦU......................................................................................................4
 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................4
 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................4
 3. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu.....................................5
 B. NỘI DUNG SKKN
 I. Cơ sở lý luận. .............................................................................................5
 II.Thực trạng..................................................................................................6
 III. Các biện pháp thực hiện ............................................................................
 1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc 
 bảo vệ môi trường cho trẻ .............................................................................7
 2. Hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ vào 
 các hoạt động giáo dục ..................................................................................8
 3. Tổ chức các cuộc thi về giáo dục bảo vệ môi trường cho cô và trẻ ........16
 4. Tuyên truyền vận động phụ huynh kết hợp cùng với giáo viên trong việc 
 giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ..............................................................17
 IV. Kết quả18
 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................19
 Các tài liệu tham khảo.................................................................................21
 3/23 đồng thời phù hợp với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục 
mầm non.
 3- Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu:
 - Đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Mỹ Hưng.
 - Đề tài được thực hiện trong năm học 2015- 2016 
 - Phương pháp nghiên cứu: + Nghiên cứu lý luận.
 + Phương pháp quan sát thực tiễn
 + Phương pháp kiểm tra đánh giá.
 B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
I . Cơ sở lý luận:
 Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây dựng một môi trường an 
toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia 
vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi 
trường đó gồm hai bộ phận: môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng 
không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau. 
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và yếu tố vật chất bao 
quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống và 
sự tồn tại phát triển của con người.Trong nhà trường, môi trường giáo dục và 
môi trường sư phạm bao gồm tổng hòa các yếu tố môi trường tự nhiên, không 
gian, môi trường văn hóa qua giao lưu học tập sinh hoạt của các thành viên 
trong nhà trường với nhau và giữa giáo viên với trẻ. Môi trường hoạt động đó 
vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng 
nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình, qua đó kiến thức, 
kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung, đây là những nhân tố góp 
phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non. Khi trẻ được hoạt 
động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những 
chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ 
năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả 
năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học 
tập suốt đời. 
 Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủ 
động của trẻ từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và giải 
quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và 
biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút 
ra những bài học cho bản thân. Trong qua trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi 
cùng nhau nhưcùng chơi xây dựng, gia đình, bác sỹ.trên cơ sở đó giúp trẻ tái 
hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó trẻ học cách làm việc với 
người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đó 
là cơ sở hình thành tính thể và tập đoàn kết ở trẻ. Môi trường giáo dục phù hợp, 
đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình 
 5/23 Tổng số giáo viên được đánh giá: 30 giáo viên
TT Tiêu chí đánh giá Số lượng Tỉ lệ %
1 Giáo viên tích cực sáng tạo xây dựng môi 11/30 37
 trường trường “ mở” cho trẻ hoạt động.
2 Sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi 7/30 23
3 Sử dụng linh hoạt các sản phẩm của trẻ làm đồ 10/30 33
 dùng hoạt động.
 Khảo sát quá trình hoạt động của trẻ. 
T Tiêu chí đánh giá MG 5-6T MG 4-5T MG 3-4T Nhà trẻ
T SL % SL % SL % SL %
1 Trẻ mạnh dạn tích cực, 56 47 67/ 38 31/ 35 7/35 20
 sáng tạo khi hoạt động. /120 176 89
2 Trẻ có kỹ năng làm đồ 63 52 59/ 33 25/ 28 5/35 14
 dùng đồ chơi tạo môi /120 176 89
 trường học tập cùng cô.
3 Có kỹ năng sử dụng đồ 79 66 62/ 35 27/ 30 0/35 0
 dùng đồ chơi. /120 176 89
 Qua khảo sát tôi thấy phần lớn giáo viên chưa có kỹ năng xây dựng môi 
trường học tập cho trẻ. Đa số trẻ chưa có sự sáng tạo , chưa tích cực tham gia 
vào hoạt động. Nên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số 
biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ.
III. Các biện pháp thực hiện:
 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện.
 Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ 
thể để điều hành công việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng 
thời có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình triển khai công việc. Căn cứ 
vào kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh 
Oai, căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế và chất lượng việc xây dựng môi trường 
học tập cho trẻ hoạt động từ năm học trước, tôi nhận thấy giáo viên đã biết cách 
xây dựng môi trường học tập cho trẻ phù hợp theo chủ đề, nhưng chưa biết tạo 
các góc mở và đặc biệt là cách khai thác các góc mở cho trẻ hoạt động. Giáo 
viên chưa sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi và chưa biết khai thác có hiệu quả 
các đồ dùng, đồ chơi đã làm được và đưa vào cho trẻ hoạt động. Giáo viên chưa 
biết tận dụng triệt để sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường học tập cho trẻ
 Từ những kết quả khảo sát trên tôi đã lồng ghép kế hoạch chỉ đạo giáo 
viên xây dựng môi trường học tạp vào kế hoạch chuyên môn của trường cụ thể:
 7/23 tập cho trẻ tập và tổ chức cho trẻ hoạt động tại 
 các góc sao cho có hiệu quả.
Từ Tiếp tục bổ - Mua bổ sung đồ dùng đồ chơi theo Ban giám hiệu 
tháng sung đồ chủ đề, đặc biệt là các đồ dùng rèn kỹ và giáo viên
12 đến dung đồ chơi năng tự phục vụ cho trẻ. Chỉ đạo các 
tháng 2 theo chủ đề lớp thay đổi một số góc chơi, tận dụng 
 cơ hội cho trẻ hoạt động đặc biệt là 
 những góc rèn kỹ năng sống.
 Phát động Ban giám hiệu 
 - Phát động hội thi làm đồ dùng đồ và công đoàn
 hội thi “ chơi sáng tạo đến 100% giáo viên 
 Làm đồ trong toàn trường.
 dùng đồ choi 
 sáng tạo” 
 Triển lãm đồ 
 Ban giám hiệu 
 dùng đồ chơi Tham gia triển lãm đồ dùng đồ chơi 
 Tổ chuyên 
 sáng tạo sáng tạo các cấp
 môn, GV
Tháng Hướng dẫn Hướng dẫn giáo viên viết sáng kiến Ban giám hiệu 
3 đến giáo viên kinh nghiệm về xây dựng môi trường Tổ chuyên 
tháng 5 viết Sáng học tập, làm đồ dùng đồ chơi, tổ chức môn.
 kiến kinh cho trẻ hoạt động góc.
 nghiệm.
 Đánh giá kết 
 quả xây Đánh giá rút kinh nghiệm một năm 
 thực hiện chuyên đề xây đựng môi Ban giám hiệu 
 dựng môi và giáo viên.
 trường học trường học tập cho trẻ. 
 tập cho trẻ 
 trong năm 
 học
2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên kỹ năng xây dựng môi trường học tập 
cho trẻ.
 Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng mang lại thành công 
cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy, tôi luôn coi trọng việc bồi 
dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua các hình thức;
* Bồi dưỡng về lý thuyết:
 Bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết rất quan trọng, nhằm trang bị cho 
giáo viên những kiến thức về lý luận thực tiễn,quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của 
 9/23 Nhánh 1: Mùa xuân đến; nhánh 2: Một số loại hoa; Nhánh 3: Cây cảnh ngày tết; 
Nhánh 4: Bé vui đón tết; Nhánh 5: Một số loại quả; Nhánh 6: Cây xanh và môi 
trường sống. Cô và trẻ lần lượt trang trí những hình ảnh của từng nhánh nhỏ 
theo thời gian thực hiện của mỗi chủ đề ( mỗi tuần một nhánh). Yêu cầu trẻ cùng 
cô làm đồ dùng trang trí các góc hoạt động: 
 Trong góc học tập: góc toán giáo viên cho trẻ vẽ, cắt các loại hoa, quả, 
cây và dán theo số lượng vào các tranh theo yêu cầu của cô và ghi rõ số tương 
ứng; Góc khám phá thì giáo viên yêu cầu trẻ vẽ, cắt, sưu tầm các loại hoa, quả 
có cùng đặc điểm dán vào các bộ phận sưu tập, các mảng tường cô để trống có 
các yêu cầu cụ thể. Đối với trẻ mẫu giáo bé tôi gợi ý để giáo viên trang trí các 
hình ảnh hoa, quả có số lượng sao cho có thể sử dụng làm trò chơi học tập khi 
học Toán: “ Hãy tìm xung quanh lớp nhóm hoa có số lượng ít hơn 3”; Với Nhà 
trẻ cô yêu cầu: “tìm cho cô chum quả có màu đỏ, Tìm cho Cô Bông hoa có màu 
vàng,”. Ngoài ra tôi còn yêu cầu giáo viên sưu tầm các bài tập nhằm phát kích 
thích tư duy của trẻ phát triển.
 Ví dụ: với chủ đề “Động vật” giáo viên chuẩn bị tranh vẽ các con vật và 
nơi sống, sinh sản,thức ăn yêu thích, yêu cầu trẻ nối con vật với nơi sống , sinnh 
sản và thức ăn yêu thích của con vật, hoặc yêu cầu trẻ chia nhóm số lượng các 
con vật tương ứng với số lượng cho sẵn và tô màu con vật.
 Đối với góc Văn học trẻ vẽ, cắt các nhân vật dời và kể truyện theo các 
nhân vật mà trẻ làm được theo các gợi ý của cô và trao đổi của các bạn trong 
nhóm. 
 Góc nghệ thuật: Trẻ vẽ, xé dán, tô màu tranh các loại hoa, quả, trang trí 
các loại hoa quả từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau.
 Trên đây là một số hình ảnh trang trí môi trường của các nhóm lớp trong 
nhà trường theo một số chủ đề và việc tổ chức cho trẻ hoạt động góc:
 11/23 Góc bé yêu văn học Lớp A4 Góc bé yêu văn học Lớp A1
 Góc thư viện lớp B4 Góc Nghệ thuật lớp A2
 Hình ảnh trẻ lớp A3 đang hoạt động góc
 13/23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay.doc