Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong bối cảnh dịch Covid-19

doc 20 trang skquanly 25/06/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong bối cảnh dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong bối cảnh dịch Covid-19

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong bối cảnh dịch Covid-19
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tên đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ 
thông tin vào dạy học trong bối cảnh dịch Covid-19”. 
 1. Lý do chọn đề tài
 Thế kỷ XXI đã khẳng định sự tiến bộ vượt bậc của con người, trong đó 
đỉnh cao là sự phát triển của khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ đã 
giúp con người đi từ thành công này đến thành công khác trong các lĩnh vực 
phát triển kinh tế, quốc phòng, y học, giáo dục,.
 Thời đại ngày nay - thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức - đã tạo 
ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội. Việc 
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã phát triển rộng rãi trên tất cả các lĩnh 
vực, đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các 
lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục ở các nước có nền 
giáo dục phát triển.
 Việc ứng dụng CNTT trong thực tế dạy học đã đem lại kết quả đáng kể và 
những chuyển biến tích cực trong dạy học, nhất là về phương pháp dạy học , đó 
thực sự là “Một cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục”.
 Ở Việt Nam trong những năm qua, việc đổi mới nội dung, chương trình 
sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Đổi mới nội dung, chương trình yêu 
cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi 
phải sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và CNTT là một trong những phương 
tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học bằng việc cung cấp cho 
GV những phương tiện làm việc hiện đại tương thích trong dạy học.
 Nhưng thực tế ở trường Mầm non Phú Cường hiện nay còn gặp nhiều khó 
khăn hạn chế như: Trình độ tin học và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và 
sử dụng mạng Internet của giáo viên còn có những bất cập, giáo viên còn hạn 
chế trong cách sử dụng đa dạng các phần mềm soạn giảng, thao tác đăng bài trên 
các cổng thông tin còn hạn chế.
 Là một cán bộ quản lý, Tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học sẽ giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn 
trong quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể, giáo viên không chỉ bó buộc trong 
khối lượng kiến thức hiện có, mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên 
ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh 
trong việc thiết kế bài giảng. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 3
 PHẦN THỨ II:
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1. Cơ sở để giải quyết vấn đề. 
 1.1 Cơ sở lý luận.
 Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển thì việc ứng dụng công nghệ 
thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu.
 Việc hiểu biết và ứng dụng được công nghệ thông tin vào dạy học đối với 
mỗi giáo viên nói riêng là rất cần thiết và cấp bách. Đứng trước sự phát triển 
mạnh mẽ và hiệu quả to lớn của của công nghệ thông tin. Với mục đích là sử 
dụng công nghệ thông tin như một công cụ lao động trí tuệ, giúp các thầy giáo, 
cô giáo nâng cao chất lượng dạy học;
 Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt 
các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người 
giáo viên mầm non như Bộ Office, Adobe Presenter, iSpring, MS Producer, 
Lecture Marker, Lesson Editor/ Violet, Photoshop, Converter, Kidsmats, ...Các 
phần mềm này trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thiết kế bài giảng 
điện tử chạy trên máy tính, máy chiếu, cũng như trên Tivi, đầu Video...vừa tiết 
kiệm được thời gian cho giáo viên, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường 
và nâng cao chất lượng, hiệu quả của bài dạy.
 Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non 
đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục 
mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo 
viên và trẻ. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giáo 
viên mầm non còn rất hạn chế. Thực tế ở trường mầm non hiện nay việc giáo 
viên sử dụng công nghệ thông tin rất phổ biến nhưng chỉ là thói quen sử dụng 
nhiều mà biết còn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, soạn thảo văn bản và 
sử lý văn bản theo qui chuẩn chưa chính xác. Việc đưa các bài giảng qua mạng 
số lượng rất ít và không mang tính hệ thống.
 Kỹ năng truy cập internet, tìm kiếm, download dữ liệu và xử lý dữ liệu 
sau khi tải về còn nhiều hạn chế.
 Nhiều giáo viên chưa có kỹ năng sử dụng các phần mềm thông dụng 
trong thiết kế bài giảng như: Adobe Presenter, iSpring, MS Producer, Lecture 
Marker, Lesson Editor/ Violet.
 Để giúp giáo viên có được kỹ năng sử dụng máy tính tốt, kỹ năng truy 5
 2.2 Thuận lợi
 - Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo Ba 
Vì trong lĩnh vực CNTT trong những năm vừa qua, việc ứng dụng CNTT trong 
quản lý, chăm sóc và giáo dục trẻ đã được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả.
 - Nhà trường đã đầu tư máy tính,máy phô tô, máy chiếu, 100% nhóm lớp 
được kết nối mạng Internet. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho giáo viên có 
điều kiện tự học, tự rèn luyện về kỹ năng CNTT, cách khai thác tài nguyên 
mạng phục vụ cho công tác soạn giảng.
 - Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường 
xuyên dự giờ, thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tăng cường bồi 
dưỡng kiến thức chuyên môn, trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, 
nhân viên.
 - Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, có trình độ chuyên môn tốt, ham học 
hỏi, ý thức kỷ luật cao, nhà trường tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được phát 
huy khả năng sáng tạo của mình.
 2.3. Khó khăn
 - Trình độ tin học của nhiều giáo viên còn hạn chế, nhiều cô chỉ biết sử 
dụng word để soạn thảo văn bản nhưng không có kiến thức căn bản. Một số giáo 
viên sử dụng thêm Power Point, phần mềm Photoshop, còn một số phần mềm hỗ 
trợ cho việc soạn giáo án điện tử như: Camtasia. Canva, Window Movie Maker, 
Flash, Lesson Editor/Violet, Photoshop, Converter, Kidsmats. thì chưa biết 
đến. Kiến thức và hiểu biết của giáo viên do cá nhân tự tham khảo học hỏi, nên 
kỹ năng về CNTT của đa số giáo viên trong trường còn chưa được chuyên sâu.
 - Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong qúa trình ứng dụng các phần 
mềm vào việc thiết kế bài giảng.
 - Giáo viên MN đi làm từ sáng đến chiều tối, vừa giảng dạy vừa chăm sóc 
trẻ nên thời gian kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có 
chiều sâu. 
 - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về CNTT mới dừng 
ở mức cơ bản
 2.4 Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT của giáo viên trường Mầm non 
 Phú Cường đầu năm. (Minh chứng 1) 7
 -100% giáo viên trong trường sử dụng hộp thư cá nhân đuôi hanoiedu.vn 
do Sở cấp để phục vụ cho công tác dạy học trực tuyến, hộp thư điện tử của tổ 
chuyên môn được truyền tải thông tin, công việc tới cán bộ giáo viên trong 
trường. Các hoạt động của nhà trường, các văn bản chỉ đạo đều được chuyển tới 
giáo viên qua website và hòm thư điện tử, từ đó tạo thói quen cho giáo viên cập 
nhật thông tin qua thư điện tử. 
 Minh chứng 2: Hình ảnh gmail của CBGV nhà trường
 - Nhà trường đã sử dụng các phần mềm ứng dụng vào công tác quản lý: 
Quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý giáo dục, quản lý nuôi dưỡng, công 
tác tuyển sinh, phổ cập giáo dục,Quản lý thông tin cán bộ giáo viên và các 
hoạt động khác như: đánh giá chuẩn, đánh giá xếp loại công chức viên chức, 
bằng hệ thống các thư mục được sắp xếp khoa học trong máy tính theo từng năm 
học. Đặc biệt là quản lý hồ sơ và lưu trữ hồ sơ của trẻ một cách có hệ thống và 
an toàn hơn. Không giống như trước đây khi lưu trữ hồ sơ thủ công và có rất 
nhiều trường hợp bị thất lạc hồ sơ gây ra nhiều khó khăn trong công cuộc quản 
lý của nhà trường. Nên việc tích hợp CNTT vào trong giáo dục đã giúp cho việc 
hồ sơ và quản lý an toàn đúng quy trình. Vì thế, việc truy xuất thông tin khi cần 
thiết trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
 - Thường xuyên hướng dẫn, phổ biến cho cán bộ quản lý, giáo viên khai 
thác và sử dụng thông tin trên hệ thống website của trường: 
mnphucuong.edu.vn.Phân quyền quản trị, thành lập ban biên tập chịu trách 
nhiệm đưa tin các hoạt động của nhà trường, các thông tin như: Tin tức nhà 
trường, Kế hoạch nuôi dưỡng, Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ năm học.. 
Đăng tải các văn bản chỉ đạo trên website của trường để giáo viên tìm đọc và tự 
nghiên cứu thực hiện.
 Minh chứng 3: Hoạt động của website nhà trường
 Biện pháp này giúp cho công tác chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm thời 
gian đồng thời giúp giáo viên từng bước nâng cao kỹ năng sử dụng, khai thác 
thông tin qua mạng Internet.
 4.2. Bồi dưỡng giáo viên nâng cao kỹ năng trình độ ứng dụng CNTT
 - Ngay từ đầu năm hoc 2021-2022 Ban giám hiệu cùng với tổ chuyên môn 
đã tổ chức rất nhiều các buổi tập huấn ứng dụng CNTT vào giảng dạy để giúp 
giáo viên áp dụng trong tình hình dịch Covid-19 khi học sinh chưa thể tới trường 
. 9
 - Giáo viên trong trường tham gia vào cùng các nhóm của tổ khối khác để 
cùng xem, học tập, rút kinh nghiệm cho công tác giảng dạy, cùng chia sẻ 
phương pháp dạy và thiết kế bài giảng hiệu quả, phù hợp nhất với hình thức 
giảng dạy mới.
 Việc bồi dưỡng giáo viên nâng cao kỹ năng trình độ ứng dụng CNTT 
trong dạy học đã giúp cho giáo viên chia sẻ kiến thức dễ dàng hơn (Do dịch 
bệnh không thể đến trường gặp nhau được nhưng thông qua các buổi thảo luận 
trực tuyến giáo viên đều có thể chia sẻ những kiến thức và từ đó có thể học hỏi 
lẫn nhau. Tạo điều kiện cho giáo viên cùng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm 
về giảng dạy. Chính điều này cũng giúp cho sự phát triển kiến thức của giáo 
viên được nâng lên rất nhiều.
 4.3. Tăng cường các hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ 
thông qua các phần mềm
 Năm học 2021-2022 vì dịch bệnh trẻ chưa thể đến trường được nên việc 
ứng dụng CNTT để tạo ra các video, bài giảng kết nối với phụ huynh dạy trẻ 
trong thời gian nghỉ phòng chống dịch là biện pháp vô cùng quan trọng. Tôi 
luôn xác định là một người quản lý không những giỏi về chuyên môn mà còn 
phải giỏi về CNTT để chỉ đạo giáo viên xây dựng ra các video đa dạng dưới 
hình thức khác nhau vừa thu hút sự chú ý của trẻ, vừa giúp phaụ huynh dễ dàng 
khi dạy trẻ ở nhà ,giúp trẻ tiếp thu được kiến thức cơ bản thông qua video trong 
bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành.
 Tôi đã chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên một số phần mềm để hỗ trợ cắt, 
ghép, chỉnh sửa âm thanh video. quay video, thiết kế bài giảng để thích ứng với 
mùa dịch.
 * Phần mềm Powepoint rất phổ biến với người Việt nam, đặc biệt là 
những người hay phải thuyết trình, giảng dạy bằng Powepoint.Giáo viên mầm 
non áp dụng và sử dụng phần mềm này rất nhiều vì thường liên quan đến các 
bài giảng điện tử dạy trẻ. Ở đây tôi lựa chọn phần mềm Powepoint rất phù hợp 
với đặc trưng của trẻ mầm non để hướng dẫn cho giáo viên cách thiết kế bài 
giảng một cách hiệu quả hơn.Tôi đã hướng dẫn cách soạn một bài giẩng qua 
phần mềm Powepoint cho giáo viên:
 - Tạo slide mới Chọn mẫu template cho Slide( mẫu màu nền có sẵn) 
 Click vào dấu bên phải của màn hinh, chọn Slide Design- Slide Template –
 Chọn các nền có sẵn, có thay đổi màu Template đã chọn đậm nhạt tùy sở thích 
 của mình bằng cách click vào dấu như trên rồi chọn Slide Design- Color 11
 +Trong hộp thoại Modify transition; Chọn tốc đọ trình diễn và nhạc nền 
cho các slide.
 + Ở hộp thoại Advance Slide: Thiết lập tự động cho slide bằng cách đánh 
dấu vào các slide trong file đều được trình chiếu theo tuần tự nhất định.
 + Powepoint là một công cụ trực quan mạnh và hiệu quả khi làm giáo án 
điện tử, những kỹ năng sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ và hiệu ứng sẵn có 
trong Powepoint để thực hiện bài giảng một cách sinh động, lôi cuốn và điều 
quan trọng là tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc soạn giáo án.
 - Cách ghi âm cho đối tượng và đóng gói video
 + Kích chuột vào Slide Show. 
 + Sau đó chọn mục Record Slide Show:
 Record from Current Slide: Ghi âm từ Slide hiện tại
 Record from Beginning: Ghi âm trang đầu tiên
 + Xuất hiện cửa sổ ghi âm với thanh công cụ, có 3 nút chức năng:
 Record: Bắt đầu ghi âm
 Stop: Dừng lại
 Replay: Nghe lại
 + Đóng gói video: Vào File- Export- Create a Video- Chọn độ phân giải- 
Mục Seconds spent on each slide ( ghi tổng số giây của bản ghi âm)- Create 
Video. 
 Minh chứng 6: Hình ảnh hướng dẫn phần mềm Powepoint
 Qua những buổi tập huấn cho giáo viên về phần mềm này tôi thấy giáo 
viên đã xây dụng các file âm thanh, đoạn video, sile hình ảnh tạo các hiệu ứng 
như Hiệu ứng xuất hiện, biến mất, di chuyển hiệu ứng nhấn mạnh..các con rất 
thích thú xem những video mà cô giáo gửi.
 Và muốn xây dựng được một giáo án điện tử mang lại hiệu quả cao thì 
việc đầu tiên người giáo viên phải nắm chắc nội dung, phương pháp để xây 
dựng, định hướng xem giáo án như thể nào? Trình chiếu ra sao?Tiếp đó mới 
đến xây dựng giáo án điện tử.
 * Với phần mềm Camtasia tôi đã đưa phần mềm Camtasia 2018 và phần 
mềm Camtasia Studio 8 để hướng dẫn giáo viên. Cụ thể:
 - Phần mềm Camtasia 2018: Cách tách nền: 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_ung.doc