Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh

doc 27 trang skquanly 16/03/2025 1252
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh
 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại 
 trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana- Đăk lăk
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu và chiếm vị trí rất quan trọng 
trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ phát 
triển tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho 
việc hình thành nhân cách con người mới là rất cần thiết đồng thời chuẩn bị những 
điều kiện cần thiết để con người phát triển toàn diện sau này. Vì vậy, đòi hỏi những 
nhà giáo dục trẻ phải là những con người có đạo đức, mẫu mực, có kiến thức kỹ 
năng, chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề mến trẻ. 
 Đây cũng chính là nhiệm vụ của ngành Giáo dục Mầm non, mắt xích đầu tiên 
trong hệ thống Giáo dục quốc dân, đào tạo con người, đào tạo nhân cách. Chính vì 
thế nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải quan tâm trang bị cho trẻ những tri thức khoa 
học và nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại. Muốn đạt được mục tiêu thì trước 
hết cần phải quan tâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trên mọi phương diện. 
Vì nó có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường, quyết định phần lớn chất lượng 
chuyên môn ở trường mầm non.
 Chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin là một hoạt động nhằm giúp 
giáo viên đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Công nghệ thông tin mở ra triển 
vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình 
thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới 
trong môi trường Công nghệ thông tin.
 Thực tế hiện nay cho thấy ở một số trường mầm non trong huyện nói chung, 
trường MN Bình Minh nói riêng. Việc tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin 
vào dạy học vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Giáo viên chưa thường xuyên thực 
hiện ứng dụng CNTT vào các bài dạy. Cho nên cần có những biện pháp để tăng 
cường hơn nữa việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả 
 Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh1 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại 
 trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana- Đăk lăk
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu. 
 - Phương pháp luyện tập, thực hành. 
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 
 - Phương pháp phân tích và tổng hợp. 
 - Phương pháp so sánh kiểm chứng.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận. 
 Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và 
công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, 
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và 
tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Ứng dụng CNTT 
trong GD&ĐT là một yêu cầu đặt ra trong những chủ trương chung của Đảng và 
Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh 
tế - xã hội. Ứng dụng CNTT trong giáo dục còn là một điều tất yếu của thời đại. 
Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưa các kỹ năng công nghệ vào trong 
chương trình giảng dạy của mình. Một trường học mà không có CNTT là một nhà 
trường không quan tâm gì tới các sự kiện đang xảy ra trong xã hội. CNTT không chỉ 
dừng ở việc đổi mới phương pháp dạy học mà nó còn tham gia vào mọi lĩnh vực 
trong trường Mầm non, đặc biệt trong vai trò của quản lý. CNTT là công cụ hỗ trợ 
đắc lực ở tất cả các khâu, các nội dung công tác của người quản lý, từ việc lập kế 
hoạch, xếp thời khóa biểu, lịch công tác đến việc thanh kiểm tra, thống kê, đánh giá, 
xếp loại, ...
 Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo 
dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Sự phát triển của hàng 
loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người 
 Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh3 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại 
 trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana- Đăk lăk
học vào công tác thi đua. Đặc biệt, quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết 
44/NQ-CP về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong truyền thông và dạy học; Quán triệt 
đến cán bộ, giáo viên, nhân viên về nội dung các văn bản Quy phạm pháp luật có nội 
dung ứng dụng CNTT đã ban hành. 
 Do nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin 
vào trong giảng dạy, nhiều năm nay đơn vị đã đưa việc sử dụng CNTT vào các hoạt 
động của trẻ ở các lớp. 
 Trường có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất phương tiện công nghệ, trang thiết 
bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy như máy tính, máy in, Tivi, đầu đĩa, máy 
Photo... dành cho hoạt động dạy và học của các lớp. Các máy đều được nối mạng 
Internet, thuận tiện cho việc cập nhật, trao đổi thông tin kịp thời. Ban giám hiệu luôn 
sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao 
chất lượng giảng dạy. Bản thân thường xuyên được tham dự những buổi thao giảng, 
dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi có ứng dụng CNTT do trường, Phòng Giáo dục 
tổ chức.
 Đội ngũ giáo viên trong đơn vị có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, yêu 
nghề.
 Một số giáo viên có kinh nghiệm sử dụng máy vi tính, sẵn sàng chia sẻ kinh 
nghiệm, giúp đỡ đồng nghiệp trong học tập và công tác.
 2.2. Hạn chế.
 Việc đầu tư mua sắm máy móc và kết nối mạng Internet phụ thuộc vào đường 
truyền và điều kiện kinh tế giáo viên.
 Một số giáo viên chưa có chứng chỉ tin học, việc ứng dụng CNTT của một bộ 
phận giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa thực sự chịu khó học hỏi.
 Sự hiểu biết về CNTT của đa số GV trong trường còn chưa được chuyên sâu. 
Nhiều thuật ngữ, cùng các kỹ thuật máy tính phức tạp chưa nắm bắt được.
 Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh5 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại 
 trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana- Đăk lăk
học còn ít. Giáo viên chưa biết khai thác tiện ích mà CNTT hỗ trợ, đồng nghĩa với 
việc chậm đổi mới phương pháp dạy học, mà chậm đổi mới phương pháp thì việc 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện rất hạn chế. Thật vậy, nếu người giáo viên 
không tiếp cận Tin học, không biết tham khảo tài liệu qua mạng Internet thì việc cập 
nhật kiến thức thực tế vào bài giảng sẽ không đạt, việc đầu tư tiết dạy nghèo nàn, 
học sinh ít hứng thú học tập, tiết dạy nặng nề
 2.3. Nguyên nhân các yếu tố tác động. 
 Việc ứng dụng CNTT của giáo viên trường MN Bình Minh còn nhiều hạn chế 
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là:
 * Nguyên nhân chủ quan.
 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trường chưa được trang bị sâu những 
kiến thức về Công nghệ thông tin, hầu hết giáo viên tự học lẫn nhau nên các thuật 
ngữ Tin học không nắm bắt được.
 Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên còn hạn chế, chưa đủ vượt 
ngưỡng để đam mê và sáng tạo. Có thể thấy sự sáng tạo đam mê, ứng dụng CNTT ở 
các giáo viên trẻ nhưng khó có thể thấy ở những giáo viên đã có tuổi thậm chí còn là 
sự né tránh, làm cho xong.
 Đây là việc làm khó đối với giáo viên khi khả năng Tin học, ngoại ngữ còn 
thấp. Một số giáo viên lớn tuổi, viêc tự học không có điều kiện.
 Hầu hết chị em ngại học, một số có biết chút ít nhưng không có điều kiện thực 
hành, có người sợ virut lây lan làm mất dữ liệu nên ít truy cập.
 Một số giáo viên muốn kết nối mạng nhưng không có đường dây cố định mà 
sử dụng 3G đường truyền yếu, lưu lượng ít.
 * Nguyên nhân khách quan.
 Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh7 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại 
 trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana- Đăk lăk
 Từ những kết quả trên tôi nhận định: Kỹ năng ứng dụng CNTT của giáo viên 
tỷ lệ thuận với chất lượng học của học sinh, nếu giáo viên được bồi dưỡng về Tin 
học, biết sử dụng các phần mềm dành cho việc soạn bài thì tiết dạy đạt hiệu quả hơn.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
 a. Mục tiêu của giải pháp.
 Tuy bản thân chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc ứng dụng CNTT, nhưng 
nhận thức được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của việc ứng dụng CNTT cho giáo viên 
trong đơn vị là rất quan trọng nên tôi nhờ đến sự hỗ trợ của bạn bè, mục đích chính 
là chỉ ra được một số biện pháp có hiệu quả trong công tác ứng dụng Công nghệ 
thông tin vào hoạt động dạy và học tại trường MN Bình Minh. 
 Giúp đội ngũ giáo viên có một số hiểu biết cơ bản về Tin học, biết vận dụng 
những hiểu biết ban đầu để áp dụng vào công tác góp phần nâng cao chất lượng đội 
ngũ và chất lượng giáo dục của trường. Nhằm bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng 
sư phạm, đẩy mạnh sự phát triển về nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong nhà trường, 
thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới Giáo 
dục Mầm non, theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của xã hội.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Xác định con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành 
công trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, nhà trường 
đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ Tin học, đặc biệt là các kỹ 
năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Để hiểu rõ trình độ và kỹ năng Tin học 
của đội ngũ, ngoài việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà trường đã tiến hành khảo sát 
thực tế. Kết quả cho thấy 50% giáo viên có chứng chỉ Tin học từ A trở lên nhưng 
trong đó kỹ năng sử dụng máy tính của một số giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo 
viên chưa biết soạn bài bằng powerpoint, trình bày văn bản chưa đúng thể thức quy 
 Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh9 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại 
 trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana- Đăk lăk
 Lãnh đạo nhà trường phải là người tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng các 
tiện ích của CNTT thông tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán 
bộ, giáo viên trong nhà trường noi theo. Cần động viên, khuyến khích các cô giáo 
cao tuổi có kinh nghiệm, say mê CNTT, say sưa tìm tòi phương pháp giảng dạy mới. 
Tổng hợp, góp ý, kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp 
dạy học hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học, coi đó là tấm gương 
sáng cho cán bộ, giáo viên trẻ noi theo.
 Có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng, tuyên dương các cá 
nhân ứng dụng hiệu quả CNTT trong công việc và đổi mới phương pháp dạy học. 
Coi đó là một tiêu chí thi đua cho các cá nhân trong nhà trường.
 Chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên là đoàn thanh niên nòng cốt đi đầu trong học 
tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, Tin học. Tạo thói 
quen truy cập mạng Internet, cập nhật thông tin, sưu tầm dữ liệu, phần mềm Giáo 
dục, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ.
 Tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình 
độ về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực CNTT.
 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
 Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của quản lí để chỉ đạo giáo viên 
thực hiện các nội dung mà nhà trường cần thực hiện trong năm học. Kế hoạch được 
ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, 
nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo 
một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện 
công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã 
thành công được một nửa công việc. Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, 
cũng như những ưu điểm và hạn chế về việc giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác 
 Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_ung.doc