Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi MỤC LỤC I. Phần mở đầu......................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài:...............................................................................................2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: ...........................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................5 II. Phần nội dung ..................................................................................................5 1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................5 2. Thực trạng ..........................................................................................................7 3. Nội dung và hình thức của giải pháp.................................................................10 a) Mục tiêu của biện pháp ....................................................................................10 b) Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp: ..............................................11 * Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép các ngày hội ngày lễ trong chương trình CSGD trẻ. * Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong viêc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ. * Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng, chủ yếu là hoạt động nghệ thuật. * Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn cho trẻ kiến thức kỷ năng hoạt động trong ngày để trẻ hứng thú tham gia vào các ngày hội ngày lễ. * Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh 1 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cũng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Người rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác Hồ nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức thực hiện phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học”. Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì các hoạt động ngoại khóa và ngày hội ngày lễ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được. Lễ hội là một sự kiện mang tính xã hội, là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống cộng đồng, không khí tưng bừng phấn khởi trước ngày lễ hội bao trùm lên tất cả, đến với mỗi thành viên của cộng đồng. Không khí ấy làm mọi người trở nên cởi mở gần nhau hơn. Hàng năm ở các trường mầm non trẻ được tham gia kỷ niệm nhiều ngày Lễ hội với các hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Trẻ em, những thành viên nhỏ tuổi của xã hội, hơn ai hết là những người náo nức chờ mong các ngày lễ hội. Được tham dự vào những ngày lễ hội tưng bừng cùng các quang cảnh được tô điểm bởi cờ, hoa, quần áo đẹp, tiếng nhạc rộn ràng là những gì trẻ trông chờ vào những ngày này, hơn nữa lễ hội là một phần không thể thiếu được trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, nó đáp ứng nhu cầu xúc cảm, nhu cầu giao lưu của trẻ. Ngoài ra khi trẻ tham gia vào ngày lễ hội và các 3 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có góp phần quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Qua việc tổ chức lồng ghép ngày hội ngày lễ, trẻ có khái niệm về một số ngày hội, ngày lễ gần gũi với trẻ và thể hiện tình cảm thái độ của mình với ngày đó. Thông qua hoạt động nghệ thuật trong các ngày hội, ngày lễ trẻ được ôn luyện, củng cố các nội dung đã học. Việc thể hiện các tiết mục văn nghệ có nội dung theo chủ đề mang tính giáo dục của các ngày đó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình cảm Quê hương đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc trẻ. Năm học 2016 - 2017 Phòng Giáo Dục chỉ đạo tổ chuyên cụm, chuyên đề lồng ghép về ngày hội ngày lễ đến với giáo viên và học sinh. Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Là một cán bộ quản lý khi được tiếp cận với những đổi mới đó, bên cạnh vừa thực hiện tốt công tác của mình, tôi vừa nghiên cứu để tìm ra những sáng kiến mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và mong được góp sức giúp cho công tác giáo dục ngày càng phát triển và đổi mới. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi - xã Quảng Điền - huyện Krông Ana - tỉnh ĐăkLăk. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi - xã Quảng Điền- huyện Krông Ana-tỉnh ĐăkLăk * Đối tượng khảo sát: Giáo viên, học sinh Trường Mầm non Họa Mi 5 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, ngôn ngữ qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy việc chỉ đạo giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và tổ chức các ngày lễ ngày hội nói riêng nhằm góp phần đưa trẻ về với thế giới tuổi thơ đầy ý nghĩa. Đối với trẻ mầm non, các cháu không chỉ được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ nhu cầu quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này. Tổ chức các ngày hội ngày lễ cho trẻ một cách khoa học hứng thú, hấp dẫn lôi cuốn trẻ là việc làm vô cùng cần thiết thông qua đó để trẻ được vui chơi, được khám phá, thế giới của các cháu được mở rộng hơn. Tổ chức cho trẻ chơi tốt có hiệu quả chúng ta tin tưởng rằng một ngày mai không xa chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai đầy triển vọng. Thế kỷ XXI là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức và hội nhập. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội, giáo dục và công nghệ. Đó là hình ảnh của người công dân Việt Nam với trình độ học vấn cao, năng động và sáng tạo có khả năng xử lý thông tin cao, có khả năng lựa chọn và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này cũng đòi hỏi ngành giáo dục phải có những nội dung chương trình phù hợp. Giáo dục không chỉ đào tạo những con người có tri thức mà còn đào tạo những con người có phẩm chất tốt đó là những thế hệ tương lai đất nước. Trong đó Giáo dục mầm non là tiền đề cho Giáo dục tiểu học với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-5 tuổi, một lứa tuổi vô cùng quan trọng. Ở độ tuổi này trẻ còn non nớt chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, dễ nhạy cảm với hoạt động xung quanh nên cô giáo là người trực tiếp nuôi dạy trẻ từng ly, từng tý vì vậy cô giáo phải là người trực tiếp bồi dưỡng cho trẻ về mọi mặt như dạy trẻ biết học hành, vui chơi và năng khiếu vẽ, đàn hát, vận động theo nhạc, cô 7 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi Số Phân loại khả năng của trẻ và của giáo viên tỷ lệ % lượng Trẻ tự tin, thích tham gia các hoạt động Lễ, hội. 80/340 23.52 Trẻ Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ, hội. 40/340 11.76 Trẻ có kỹ năng khi tham gia ngày Lễ, hội. 45/340 13,23 Giáo viên biết lựa chọn các nội dung phù hợp 5/18 27.77 với ngày Lễ, hội. Giáo viên Giáo viên nhiệt tình, say mê hướng dẫn trẻ. 6/18 33.33 Giáo viên có kỹ năng để dạy trẻ. 3/18 16,66 Bên cạnh đó tôi cũng không ngừng điều tra những thuận lợi và khó khăn của nhà trường để có hướng tổ chức và hướng dẫn giáo viên thực hiện vấn đề trên một cách tốt nhất. * Thuận lợi: Trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của sở giáo dục, phòng Giáo dục huyện, về tập huấn nội dung ngày hội, ngày lễ cho học sinh mầm non. Trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề về ngày hội ngày lễ cho trẻ mầm non do sở giáo dục, phòng giáo dục cụm chuyên môn và nhà trường tổ chức. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có ý thức thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là các giáo viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan 9 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ, chưa nhiệt tình ủng hộ cho phong trào của nhà trường. Trong quá trình dạy ngày hội ngày lễ cho trẻ giáo viên còn cứng nhắc, máy móc trong việc giáo dục trẻ. Đa phần giáo viên đánh giá về hành vi của trẻ thường dựa vào kiến thức của trẻ chưa có sự theo dõi, chú ý đến các hành vi của trẻ trong các tình huống để đánh giá. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã suy nghĩ làm thế nào để giúp giáo viên làm tốt công tác tổ chức các ngày lễ, ngày hội cho trẻ trong Trường Mầm non Họa Mi. Đó cũng là không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Qua quá trình tìm tòi thử nghiệm nhiều phương pháp, tôi rút ra kinh nghiệm tổ chức lễ hội trong trường mầm non một cách linh hoạt, tránh nhồi nhét, bó buộc trẻ trong khuôn khổ cứng nhắc. Là một giáo viên mầm non phải thực sự tâm huyết với nghề, đặt mình vào sở thích của trẻ chứ không phải sử dụng những phương pháp sư phạm đơn thuần áp đạt kiến thức. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a) Mục tiêu của giải pháp Việc tổ chức ngày lễ, ngày hội ở trường Mầm non là một hoạt động được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần. Cho nên có thể coi việc tổ chức ngày lễ, ngày hội như một phương tiện giáo dục trẻ em mang lại hiệu quả cao. Từ lâu lễ hội đã gắn bó với đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước. Trải qua bao thế hệ mà nhân dân ta vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc và ngày càng phát triển. Lễ hội là một hoạt động mang tính truyền thống, mang tính cộng đồng có tác động mạnh mẽ đến tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. 11 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to.doc