Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài a. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đều biết môi trường giáo dục có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và định hình nhân cách, khả năng của trẻ. Nhưng môi trường giáo dục như thế nào là hoàn hảo đối với trẻ thì không phải ai cũng biết. Làm thế nào để trẻ lớn lên vừa hoàn thiện nhân cách lại vừa phát triển toàn diện cả về năng lực, thể chất là một câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh trăn trở. Trong những năm gần đây, song song với hệ thống trường công lập truyền thống, rất nhiều mô hình giáo dục mới đã phát triển ở Việt Nam, mô hình của các trường mầm non tư thục. Nhiều mô hình mới được đưa vào áp dụng nhưng chưa hẳn đã là một tín hiệu tích cực. Khi đứng giữa quá nhiều lựa chọn, các bậc phụ huynh không biết rằng đâu là mô hình nào tốt nhất, phù hợp nhất cho con trẻ. Đặc biệt là với giáo dục thì không có điều kiện để “thử nghiệm”. Mỗi đứa trẻ đều lớn lên từng ngày, và đôi khi, bước qua giai đoạn vàng của giáo dục, cơ hội làm lại là không có. Để xác định được môi trường học tập phù hợp nhất với con, các bậc phụ huynh cần phải nhìn đến mục tiêu cuối cùng của cuộc đời. Họ muốn giáo dục con cái trở thành người như thế nào? Một đứa trẻ thành công, giàu có? Một con người phát triển toàn diện cả về IQ và EQ? Sau cùng, đích đến cuối cùng của con người là hạnh phúc, là những thứ tình cảm tốt đẹp nhất mà con trẻ dành cho họ, cho mọi người xung quanh. Một đứa trẻ được nuôi dưỡng và giáo dục trong một môi trường hạnh phúc chắc chắn sẽ có sự phát triển tốt và đạt được mục tiêu, những bước tiến lớn trong tương lai. Đối với lứa tuổi mầm non hoạt động giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội giúp thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội, là tiền đề phát triển toàn diện cho trẻ; Tạo môi trường thỏa mãn nhu cầu tình cảm; Định hướng cho cá nhân của trẻ; Xây dựng môi trường gắn kết hòa bình (giảm mẫu thuẫn, xung đột), tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của đưa trẻ. b. Về cơ sở thực tiễn Sau 10 năm làm công tác quản lý cấp Phòng tôi được điều động về làm Phó hiệu trưởng trường mầm non Cổ Đô bản thân tôi như được đi đúng hướng của một bài học theo chiều thuận từ lý thuyết đến thực tiễn. Sau một năm công tác, được hàng ngày tiếp xúc với các cô, các con tôi càng hiểu sâu sắc về giai đoạn vàng của một đứa trẻ trong việc hình thành nhân cách. Từ thực tế cho thấy giai đoạn học Mầm non là khoảng thời gian trẻ có những trải nghiệm đầu tiên về chia sẻ, nhường nhịn và kết bạn. Các con có thể chưa biết đến những điều này trước khi đi học, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay thì phần lớn các con đều là con một trong gia đình. Vậy việc dạy các con biết cách chia sẻ có đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ hay không? Các giáo viên mầm non luôn quan sát kỹ lưỡng từ cách 3 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm là giáo viên, học sinh, phụ huynh trường mầm non Cổ Đô. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp quan sát; - Phương pháp trắc nghiệm; - Phương pháp điều tra khảo sát, so sách đối chiếu; - Phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên, học sinh khu trung tâm trường MN Cổ Đô. - Kế hoạch nghiên cứu đề tài: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 và các năm tiếp theo. Phần thứ hai NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau về tình cảm kỹ năng xã hội tùy theo quan điểm, phương diện cũng như lĩnh vực ứng dụng mà các nhà Khoa học tâm lý đưa ra các cách tiếp cận khác nhau. - Tình cảm: Là những rung cảm của con người đối với sự vật liên quan đối với việc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu. Rung cảm tích cực tạo ra tình cảm tích cực (yêu) ngược lại rung cảm tiêu cực tạo ra tình cảm tiêu cực. - Để nhận diện giữa cảm xúc và tình cảm có sự khác biệt sau: Cảm xúc mang tính nhất thời, tùy vào tình huống, diễn ra trong thời gian ngắn, có tính chất trực tiếp, gắn liền với tri giác đối tượng; ví dụ khi ta xem một bộ phim hay đọc một đoạn truyện có liên quan đến tình mẫu tử chúng ta có thể bật khóc ngay tại thời điểm đó, nhưng khi xem xong chúng ta lại hoàn toàn trở về trạng thái bình thường. Đối với trẻ mầm non thể hiện cảm xúc rất rõ ràng và phong phú, có thể khóc ngay khi không thỏa mãn nhu cầu (bạn giành đồ chơi, bố mẹ la mắng), reo hò khi vui sướng. Đối với tình cảm mang tính bền vững, tồn tại trong thời gian dài, ít thay đổi, tình cảm chỉ tồn tại ở con người, xúc cảm tạo thành tình cảm. Tình cảm của trẻ mầm non chia thành 2 cực rõ ràng yêu và ghét. Tình cảm chi phối đến hành vi, kỹ năng của trẻ, chính vì vậy giáo dục tình cảm gắn liền với giáo dục hành vi, kỹ năng. - Kỹ năng xã hội: Khi nói đến kỹ năng là nói đến khả năng thực hiện được một hành vi cụ thể nào đó của con người (kỹ năng đọc, kỹ năng cầm bút) . Kỹ năng xã hội chính là cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống xã hội giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn. 5 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Đảng ủy và chính quyền địa phương. Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. - Đội ngũ Ban giám hiệu 03 đồng chí đều có trình độ đại học, đã qua lớp bồi dưỡng chuyên viên, quản lý giáo dục và trung cấp lý luận chính trị. - Đội ngũ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, trẻ về tuổi đời, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết, hết lòng vì các con. Các giáo viên bước đầu năm được các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, biết lựa chọn các mục tiêu, nội dung phù hợp. - Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Khó khăn - Nhà trường có 03 điểm trường nằm cách xa nhau, có 01 bếp ăn tại khu trung tâm nên khó khăn trong công tác quản lý, vận chuyển thức ăn đến các điểm trường lẻ. Các điểm trường lẻ không có phòng Ban giám hiệu nên khó khăn cho việc quản lý giám sát theo phân công nhiệm vụ. - Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ, mới được bổ nhiệm nên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ. - Năm học 2020 -2021 do ảnh hưởng của dịch Covid -19, thời gian nghỉ Tết nguyên đán kèm theo nghỉ dịch kéo dài nên việc tương tác, trao đổi giữa trẻ và giáo viên bị gián đoạn, một số kế hoạch đề ra chưa thực hiện được như: Thi bé khéo tay, Hội chợ quê việc đánh giá tổng kết chương trình học bị bất động dẫn đến một số mục tiêu đánh giá chưa được trọn vẹn. - Về đội ngũ giáo viên: + Giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục phát triển tình cảm kỹnăng xã hội cho trẻ, chưa chú ý hỗ trợ trẻ trong các hoạt động xuyên suốt, chưa tự học tập nghiên cứu để đưa giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội lồng ghép vào những hoạt động phù hợp để hỗ trợ trẻ phát triển một cách tốt nhất. Việc xác định nội dung giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ chủ yếu theo cảm tính của mình chưa bám vào các mục tiêu cụ thể, còn lúng túng trong việc xây dựng các hoạt động phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội trên hoạt động học độc lập và hoạt động tích hợp, lồng nghép vào các hoạt động khác trong ngày. + Một số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm chưa mềm dẻo trong giao tiếp với trẻ, chủ yếu dùng mệnh lệnh, chưa gần gũi quan tâm đến cảm xúc của trẻ; + Thời gian làm việc trên ngày nhiều, không có phân môn, thu nhập của giáo viên mới vào nghề còn thấp, số trẻ trên lớp đông dẫn đến một bộ phận giáo viên chưa kiểm soát được cảm xúc của mình tạo ra cảm xúc chưa được tích cực ảnh hưởng đến tạo môi trường tâm lý cho trẻ. 7 Kết quả Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) Nắm được các nguyên tắc khi tổ chức hoạt 12/21 57,1% động phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Biết tổ chức các hoạt động lồng ghép, hoạt 14/21 66,7% động độc lập giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Giáo viên biết xây dựng tình huống cho trẻ phát 13/21 61,9% triển tình cảm kỹ năng xã hội. Đội ngũ giáo viên : Nhiều giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm được các nguyên tắc khi tổ chức hoạt động giúp trẻ phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Việc tổ chức hoạt động phát triển tình cảm kỹ năng xã hội độc lập chưa được thực hiện bởi đó là tình trạng chung trên địa bàn huyện. Đứng trước tình hình thực trạng của đơn vị tôi. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao được chất lượng giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. Chính vì vậy Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non”. III. Các biện pháp giải quyết vấn đề Căn cứ vào kết quả khảo sát trên đã thấy được thực trạng giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Tôi đã tiến hành áp dụng một số biện pháp giúp giáo viên hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội như sau: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và xác định rõ nguyên tắc về tổ chức hoạt động phát triển TCKNXH. Nhân tố quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là giáo viên. Sự tương tác giữa giáo viên với trẻ rất quan trọng trong giáo dục. Việc trang bị cho giáo viên hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục TCKNXH là việc làm cần thiết sẽ giúp cho giáo viên có những kế hoạch cụ thể và sát với thực tế để giáo dục trẻ phát triển một cách hiệu quả. Để đạt được các mục tiêu của lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội trong chương trình giáo dục mầm non đòi hỏi mỗi giáo viên phải quan tâm, hỗ trợ trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày. Đặc thù của lĩnh vực này giáo viên gần như không thực hiện trong một hoạt động học độc lập mà chỉ lồng ghép tích hợp trong các hoạt động khác vì vậy giáo viên thường không quan tâm, không chú trọng dạy trẻ. Chínhvì vậy cần nâng cao nhận thức cho giáo viên để giáo viên thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức hoạt động PTTC,KNXH một cách đúng đắn nhất. Trước tình hình đó ngay từ đầu năm học tôi chức buổi sinh hoạt chuyên đề để giáo viên nắm được các từ khóa về “ Tình cảm”, “ Kỹ năng xã hội” và xác định rõ những nguyên tắc 9 triển TCKNXH cho trẻ trong trường mầm non. Môi trường tác động đến tâm lý người dạy cũng như tâm lý người học. Tạo môi trường giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là việc làm cần thiết. Môi trường xung quanh trường lớp phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động chơi, hoạt động học tập... bố trí trồng cây xanh, bóng mát xung quanh trường phù hợp, môi trường trang trí màu sắc trang nhã. Trong nhóm lớp giáo viên cần bố trí không gian để sắp xếp các góc chơi cho trẻ phù hợp, thuận tiện, đồ dùng đồ chơi để nơi dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm, thiết kế đúng mục tiêu của hoạt động hướng đến mục tiêu hình thành kỹ năng cho trẻ. Không gian đủ diện tích cho mọi trẻ được giao tiếp và qua lại giữa các nhóm chơi với nhau. Việc bố trí sắp xếp các góc chơi phải tăng cường tính độc lập khi trẻ hoạt động, sau mỗi chủ đề cô nên thay đổi vị trí góc chơi tạo sự mới lạ cho trẻ. Tăng cường các đồ dùng hỗ trợ cho hoạt động phát triển TCKNXH tại các góc chơi. VD1: Góc sách truyện: sưu tầm các câu chuyện về tình cảm gia đình, bạn bè, có bổ sung các lô tô thể hiện các trạng thái cảm xúc để sau khi nghe câu chuyện trẻ có thể thể hiện cảm xúc của các nhân vật và đáp lại cảm xúc của các nhân vật; xây dựng nhật ký cảm xúc theo ngày của từng cá nhân khi tham gia góc sách truyện VD2: Góc thực hành cuộc sống: Cô có thể sắp xếp các bộ thẻ quy tắc ứng xử giúp trẻ thực hiện được một số quy tắc hành vi xã hội (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, cất đồ chơi), bộ thẻ cảm xúc để giúp trẻ nhận diện được trạng thái cảm xúc. 2.2. Xây dựng môi trường tâm lí- xã hội trong trường mầm non: Trẻ mầm non có đặc tính hay bắt chước, thích sự gần gũi yêu thương, luôn tò mò trước sự vật hiện tượng, có nhu cầu bày tỏ và nhu cầu được nghe bạn, cô giáo và người lớn giải thích. Môi trường đầm ấm, thân thiện, vui vẻ, thoải mái sẽ tạo thêm động lực cho trẻ trải nghiệm các cảm xúc khác nhau, sự thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ với các bạn trong lớp và mọi người xung quanh. Môi trường tâm lý- xã hội trong trường mầm non là môi trường được tạo dựng trên cơ sở bầu không khí sư phạm nhà trường, là mối quan hệ qua lại giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa cô và phụ huynh, giữa cô với côNăm học 2020- 2021 là năm học với chủ đề: “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” vậy làm sao để các con được hạnh phúc? Hạnh phúc ở đây là mỗi ngày trẻ đến trường trẻ cảm thấy được an toàn, được yêu thương, được hiểu, được tôn trọng, được tự do, được thấy mình có giá trị. Để trẻ có được cảm giác đó chính là thái độ của cô đối với trẻ, mỗi buổi sáng đến lớp có thể một ánh mắt của cô đã chạm đến cảm xúc của trẻ, có thể là một cái ôm, một nụ cười chào buổi sánglàm nảy sinh ở trẻ những cảm xúc tích cực, trẻ cảm thấy được bảo vệ, được an toàn, tin tưởng và khao khát khám phá, trải nghiệm. Hình ảnh1: Cô âu yếm đón trẻ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to.doc