Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức “Đồng dao, trò chơi dân gian” cho trẻ ở trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức “Đồng dao, trò chơi dân gian” cho trẻ ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức “Đồng dao, trò chơi dân gian” cho trẻ ở trường Mầm non
ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức “Đồng dao - Trò chơi dân gian” cho trẻ ở trường mầm non” A. PHẦN MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam có rất nhiều loại hình khác nhau, nó rất đa dạng và phong phú như: Âm nhạc, câu đố, thơ ca, hò vè , ca dao- đồng dao - Trò chơi dân gianvà nhiều loại hình khác nữa. Trong đó có thể nói rằng Đồng dao -Trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết thành qua quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt của con người, trong đó nó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế con người. Đặc biệt đối với trẻ em, Đồng dao- trò chơi dân gian với những xúc cảm đặc biệt nó mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện được nhu cầu giải trí, vui chơi, được chia sẻ niềm vui chơi của các em với bạn bè, với những người xung quanh và cộng đồng, đưa các em về với tuổi thơ đúng nghĩa của nó "Tuổi thơ đầy sự hồn nhiên và trong sáng". Nó làm cho thế giới xung quanh của các em đẹp hơn rộng mở hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, dù đi đâu về đâu hình bóng cây đa, bến nước, con đò với hình ảnh đàn em nhỏ nô đùa với các trò chơi dân gian không thể phai mờ. Không những thế trò chơi dân gian nhằm làm giàu nguồn tình cảm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ cho các em đặc biệt ở tuổi lên ba. Chính vì vậy trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu, tổ chức trong trường Mầm non tùy theo từng lứa tuổi. Đúng như lời của một Giáo sư ở Giám đốc bảo tàng dân tộc Việt Nam đã nói "Cuộc sống của trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo mà còn giúp trẻ hiểu về bạn bè, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Ngày nay, các em đang sống trong điều kiện nền kinh tế phát triển, chỉ làm quen với máy móc và không có một khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những bài ca dao- đồng dao- trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước nó đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ ở các thành phố mà còn các vùng quê. Vì thế giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết". Thật may mắn năm học 2009 - 2010 là năm thứ hai Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".Trong đó có nội dung đưa Đồng dao - trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để giáo viên tổ chức được các trò chơi dân gian thật sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó đối với giáo viên (Bởi trình độ không đồng đều, vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ dễ dàng tham vào các trò chơi, nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc). Là một cán bộ quản lý phụ trách chỉ đạo chuyên môn được công tác trên mảnh đất vốn là "cái nôi" của nền văn hoá dân tộc trong đó có Đồng dao- trò chơi dân gian, hơn nữa bản thân tôi được sinh ra và lớn lên trên vùng quê nông thôn, tuổi thơ tôi luôn gắn liền với các trò chơi dân gian, tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để chỉ đạo giáo viên đưa các bài đồng giao- trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ góp Hä vµ tªn: Vâ ThÞ Thuý - §¬n vÞ: Trêng MN Mü Thuû 1 ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức “Đồng dao - Trò chơi dân gian” cho trẻ ở trường mầm non” - Lãnh đạo địa phương quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và xây dựng cơ sở vật chất - Đa số giáo viên sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn nên tuổi thơ gắn liền vơi các trò chơi dân gian. - Nhiều phụ huynh là những nghệ nhân làm đồ dùng, đồ chơi truyền thống, nhận thức cao trong việc phát huy và bảo tồn nền văn hóa dân tộc nên cũng thuận lợi trong việc dạy trẻ chơi đồng dao- trò chơi dân gian ở nhà. - Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe nhiệt tình có năng khiếu, khéo tay hay làm, đoàn kết thương yêu trẻ năng động và sáng tạo. - Mỹ Thủy là nơi có nhiều di tích lich sữ văn hóa, là cái nôi của việc phát huy văn hóa bản sắc dân tộc trong đó có ca dao, đồng dao và đặc biệt là trò chơi dân gian. - Đa số giáo viên có trình độ sư phạm, có thời gian công tác khá lâu nên cũng có nhiều kinh nghiệm. -Bản thân tôi rất thích các trò chơi dân gian và cũng có năng khiếu trong việc làm đồ dùng đồ chơi 2. Khó khăn: - Tuy đã có nhiều cố gắng tuy nhiên CSVC của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. - Chưa có phòng chức năng để trưng bày, lưu giữ sản phẩm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian. - Một số giáo viên vốn hiểu biết về các trò chơi dân gian chưa nhiều. - Xã Mỹ Thủy là một xã có dân số khá đông trải dài gồm nhiều thôn cách xa nhau, kinh tế phát triển không đồng đều, vẫn còn một số phụ huynh nhận thức còn hạn chế trong việc tổ chức cho trẻ vui chơi hoạt động (Có người cho rằng hoạt động học là chủ yếu) 3. Điều tra thực tiển: Vào đầu năm học qua việc khảo sát chất lượng đầu vào cuối tháng 9 và qua khảo sát tình hình thực tế kết quả như sau: - Khả năng của trẻ đọc được các bài đồng dao và chơi được các trò chơi dân gian chỉ đạt 30%. -Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc đưa đồng dao- trò chơi dân gian chiếm 35% - Khả năng tổ chức đồng dao- trò chơi dân gian ở các hoạt động của giáo viên còn nhiều hạn chế - 50% giáo viên tổ chức trò chơi dân gian còn lúng túng thiếu sức hấp dẫn. Hä vµ tªn: Vâ ThÞ Thuý - §¬n vÞ: Trêng MN Mü Thuû 3 ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức “Đồng dao - Trò chơi dân gian” cho trẻ ở trường mầm non” - Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của giáo viên đồng thời thông qua khảo sát đầu vào nắm kết quả thực hiện của trẻ. Sau khi xây dựng được kế hoạch rồi, bước tiếp theo đó là đưa kế hoạch đó trao đổi bàn bạc với đồng chí Hiệu trưởng để đi đến thống nhất. Sau khi thống nhất tôi cùng đồng chí Hiệu trưởng triển khai kế hoạch theo tháng, năm kế hoạch tháng và kế hoạch tuần, đưa ra từng nội dung cụ thể, rõ ràng, có biện pháp, thời gian thực hiện, người phụ trách Ví dụ: TT Nội dung công Đối tượng Người phụ Thời gian Kết quả việc trách 1 -Họp phụ huynh - Phụ huynh - BGH-GV - Tuần 1 - Phụ huynh toàn trường đồng tình hưởng ứng 2 -Làm đồ dùng - Giáo viên P/ HT-Tổ -Tuần 2 - giáo viên đồ chơi trưởng được tạo được phân công nhiều đddc phần hành theo yêu cầu có chất lượng Khi đã có kế hoạch tôi cùng giáo viên thực hiện kế hoạch một cách dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. 2.Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị cho việc tổ chức đồng dao- trò chơi dân gian: - Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục nói chung và các hoạt động, các chuyên đề ở trường mầm non thì cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ quyết định một phần quan trọng đến hiệu quả của mọi hoạt động. Chính vì vậy mà công tác tham mưu cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp là nhiệm vụ của người làm công tác quản lý. Qua khảo sát nắm tình hình đầu năm học của các lớp tôi thấy CSVC để phục vụ cho việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian của các lớp chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng mua sắm thêm một số đồ dùng như: - Bộ âm ly, loa máy, mít điện tử phục vụ cho lễ hội trong đó có tổ chức các trò chơi dân gian. - Tham mưu với UBND xã, BGH, hội phụ huynh để quy hoạch sân bãi, trồng cỏ trong điều kiện có thể để phục vụ các cháu vui chơi. Hä vµ tªn: Vâ ThÞ Thuý - §¬n vÞ: Trêng MN Mü Thuû 5 ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức “Đồng dao - Trò chơi dân gian” cho trẻ ở trường mầm non” chơi dài hơn, khó hơn như trò chơi "Ô ăn quan", 'Kéo co", "Rồng rắn lên mây", "Chuyền thẻ", "Ném còn"thì bắt buộc giáo viên phải làm đồ dùng đồ chơi thuộc các trò chơi đó như làm bồi, chọn quả còn, làm còn ném, vòng ném, khăn bịt mắtNgoài việc chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi tôi phải chú ý đến tính phù hợp với chủ đề, chủ điểm trong tháng và phù hợp với từng hoạt động. -Ví dụ: Ở Mẫu giáo Lớn chủ điểm "Gia đình" nội dung Hoạt động ngoài trời chọn đồng dao cho trẻ chơi đó là"Gánh gánh gồng gồng" thì phải làm quang gánh và trang phục cho phù hợp. Sau khi các nhóm lớp đã biết cách lựa chọn trò chơi tôi chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các trò chơi một điều đặt ra là phải chú ý đến sự an toàn và tính thẩm mỹ vậy nên tôi đã động viên những giáo viên khéo tay hay làm giúp đỡ cho các đồng chí khác cùng học hỏi và làm theo với mục đích có chất lượng hiệu quả mang tính sáng tạo và đậm chất dân gian. Khi đã lựa chọn trò chơi để làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng lứa tuổi tôi chỉ đạo giáo viên biết sưu tầm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng cho các cháu chơi như chong chóng, làm thuyền bằng mo cauvà những đồ dùng đồ chơi phục vụ các trò chơi khi tổ chức chơi tập thể như dây kéo co, đua ngựaĐể thu hút được các lực lượng tham gia tôi đã mời những phụ huynh là "Bà,là Ông" là những nghệ nhân đến hướng dẫn cho cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi dân gian bằng các nguyên vật liệu có sẳn ở địa phương.việc làm này trẻ rất hứng thú và đã để lại nhiều sản phẩm "Nghộ nghĩnh"do các bé làm ra. Chỉ trong thời gian ngắn mà số lượng đồ dùng đồ choi nói chung đã tăng lên gấp bội, đa dạng và phong phú 4.Chỉ đạo giáo viên đưa đồng dao- trò chơi dân gian vào các hoạt động: Để trò chơi dân gian đến được với các cháu ở các lứa tuổi, sau khi có đầy đủ các điều kiện, phương tiện tổ chức cho các cháu. Ngay buổi họp hội đồng đầu tháng, sinh hoạt chuyên môn tôi đã chỉ đạo giáo viên biết cách lồng ghép, đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày một cách phù hợp có hiệu quả. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá được hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất hay như hoạt động góc ở trẻ lại lại được mỡ rộng thêm kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy tôi luôn chỉ đạo giáo viên cần chú ý và lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. Ví dụ: Hoạt động ngoài trời tận dụng không gian rộng và thoáng giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực như trò chơi "rồng rắn lên mây" nhảy dây" 'Bịt mắt bát dê" "Nhảy lò cò".. Hä vµ tªn: Vâ ThÞ Thuý - §¬n vÞ: Trêng MN Mü Thuû 7 ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức “Đồng dao - Trò chơi dân gian” cho trẻ ở trường mầm non” - Trang phục đúng với trò chơi. - Chơi đúng luật chơi, cách chơi. Với việc triển khai như vậy hội thi nào cũng thu hút được nhiều lực lượng tham gia cổ vũ cả vật chất lẫn tinh thần. Các cháu đến với hội thi trong trang phục truyền thống của 3 miền. Với những làn điệu dân ca mượt mà được dày công tập luyện, hình ảnh"Thằng Bờm" qua bài đồng dao"Thằng bờm" nhí nhảnh thơ ngây hóm hỉnh của các cháu. Sôi động với các trò chơi như: Kéo co, Đua ngựa, Ném còn.... một sân chơi thật bổ ích. Hội thi đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho cô và trẻ, các bậc phụ huynh, các đơn vị bạn và Lãnh đạo địa phương. Hội thi góp phần tuyên truyền sâu rộng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" của nhà trường trong đó làm nổi bật nét đồng dao-trò chơi dân gian một di sản văn hoá truyền thống. IV. Kết quả đạt được: Qua một năm chỉ đạo việc đưa đồng dao-trò chơi dân gian vào các hoạt động ở trường mầm non bản thân tôi đã sử dụng các biện pháp nói trên cùng với sự nổ lực phấn đấu vươn lên của tập thể sư phạm nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo phòng giáo dục và đào Tạo Lệ Thuỷ nên đã đạt được những kết quả sau: *Đối với trẻ: -100% trẻ đọc được biết đọc bài đồng dao chơi các trò chơi dân gian một cách hứng thú -100% trẻ được tham gia đọc đồng dao- trò chơi dân gian trong các hoạt động -100% trẻ có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang phục đạo cụ khi tham gia trò chơi *Đối với giáo viên: 100% giáo viên biết tổ chức đồng dao trò chơi dân gian cho trẻ một cách phù hợp, linh hoạt sáng tạo, 80% giáo viên có kỹ năng, kỹ xảo trong tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 100% lớp đều có giá trưng bày đồ dùng đồ chơi dân gian và góc tuyên truyền Cơ sở vật chất của các lớp cũng như của nhà trường tăng trưởng - Tài liệu tuyên truyền và phục vụ cho hoạt động này phong phú hơn.Thông qua trò chơi dân gian đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ V. Bài học kinh nghiệm: Hä vµ tªn: Vâ ThÞ Thuý - §¬n vÞ: Trêng MN Mü Thuû 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to.doc