Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non Cư Pang I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, ngành giáo dục luôn quan tâm đến công tác giáo dục nói chung, giáo dục Mầm non nói riêng đã được các cấp các ngành quan tâm đặc biệt chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cần rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng một trong những yếu tố quan trọng là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục xây dựng môi trường “Lấy trẻ làm trung tâm". Để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, cần thay đổi hoạt động của trẻ. Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là đổi mới nâng cao hình thức tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Trong môi trường lấy trẻ làm trung tâm đội ngũ giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách thụ động mà các giáo viên phải tạo mọi điều kiện, để trẻ lĩnh hội chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này giáo viên cần nắm được môi trường hoạt động của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Trong quá trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần tạo sự hứng thú cho trẻ về nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả thì việc xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non rất cần thiết, việc lập kế hoạch xây dựng giáo dục, tổ chức các hoạt động vui chơi, hợp tác với cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm cần thiết. Trong nhà trường cần tạo cảnh quan môi trường lành mạnh, an toàn đối với trẻ, hợp với độ tuổi, đồ dùng phải hấp dẫn, mới lạ có tính thu hút trẻ, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển 1 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non Cư Pang chuyện, phỏng vấn, tìm hiểu qua sách, tranh ảnh, khám phá trực tiếp thông qua thực hành, lao động ... + Tạo cơ hội cung cấp, củng cố kinh nghiệm, làm tăng sự tò mò, hứng thú. Qua thực hiện đề tài này nhằm giúp giáo viên trong tiết dạy tạo nhiều cơ hội học tập và lĩnh hội được nhiều kiến thức mới nhằm phát huy tính sáng tạo, tính tò mò ở trẻ thông qua chương trình dạy lấy trẻ làm trung tâm. + Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp để tạo được hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động khám phá khoa học lấy trẻ làm trung tâm. + Cùng giáo viên giúp trẻ trải nghiệm, khám phá, tìm tòi, kích thích sự ham học hỏi của trẻ, qua việc cho trẻ trải nghiệm trẻ thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. + Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực đối với giáo viên trong quá trình hình thành nhân cách phát triển tư duy cho trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học theo hướng xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. 4. Giới hạn nghiên cứu. Khuôn khổ nghiên cứu: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học lấy trẻ làm trung tâm ở vùng đồng bào DTTS trường MN Cư Pang. Đối tượng khảo sát học sinh trường mầm non Cư Pang. Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài ngiên cứu này thành công, tôi đã thực hiện các phương pháp sau: 3 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non Cư Pang Lúc đầu trí nhớ có chủ định của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ nắm được yêu cầu nhiệm vụ cần ghi nhớ, những trẻ chưa nắm được biện pháp ghi nhớ và chưa biết làm gì để ghi nhớ tốt. Ở trẻ mẫu giáo, trí nhớ trực quan hình tượng là chủ yếu. Những tài liệu trực quan ( Sự vật và hình ảnh của nó ) được trẻ ghi nhớ tốt hơn nhiều so với tài liệu ngôn ngữ. Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu đưa vào sử dụng những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã có trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển từ kiểu tư duy trực quan- hành động sang kiểu tư duy trực quan - hình tượng. Theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong môi trường mầm non: Là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non. Căn cứ theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non của Bộ GD Mầm non đặc điểm của từng độ tuổi như sau: * Trẻ độ tuổi lớp mầm (3-4 tuổi) - Ở lứa tuổi mầm non bước đầu của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, các biểu tượng còn gắn liền với hành động. Trẻ chưa biết phân tích tổng hợp nên nhìn sự việc ở từng chi tiết * Trẻ độ tuổi lớp chồi (4-5 tuổi) - Trẻ có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh. Trẻ bước đầu có khả năng suy luận. * Trẻ độ tuổi lớp lá (5-6 tuổi) 5 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non Cư Pang Dạy trẻ khám phá khoa học trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là công việc đòi hỏi giáo viên phải tổ chức để trẻ hứng thú bước vào hoạt động phát triển nhận thức một cách tự nhiên. Để trẻ trở thành một chủ thể hoạt động tích cực, sáng tạo trong các giờ học. Bản chất nhanh nhẹn, ham học hỏi, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh là những nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ khiến trẻ nhanh chóng tìm ra các đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng, nhờ đó cô giáo và trẻ càng có thêm hứng thú để mỗi giờ học khám phá khoa học là mỗi giờ chơi vui vẻ và ý nghĩa. Nguyên nhân chủ quan: Ưu điểm: Là một người quản lý lâu năm, tôi luôn tìm tòi vận dụng các biện pháp, hình thức, đổi mới phương pháp giảng dạy; tiếp thu những chuyên đề đã được tập huấn vận dụng vào đơn vị mình. Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề, hội thi đồ dùng, đồ chơi để rút kinh nghiệm áp dụng cho giáo viên trường mình. Hạn chế: Đối với môn khám phá khoa học đòi hỏi phải có tranh ảnh thật sinh động hoặc vật thật để cho trẻ khám phá điều này rất khó khăn bởi hầu hết các lớp về thời gian rất hạn chế như thời gian cô đứng lớp từ sáng đến tối vậy việc làm đồ dùng cũng như tìm kiếm hình ảnh cho trẻ khám phá rất khó khăn. Một số giáo viên lớn tuổi, mới ra trường việc tiếp cận chương trình lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế. Nguyên nhân khách quan: Ưu điểm: Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của bộ phận chuyên môn Phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học. Hiện nay cơ sở vật chất trường học đã đi vào ổn định. 7 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non Cư Pang 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp. Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các giải pháp biện pháp phù hợp. Những giải pháp biện pháp đó nhằm mục đích giúp giáo làm tốt công tác chủ nhiệm từ đó thu hút trẻ thích đến trường. - Lựa chọn các biện pháp, giải pháp phù hợp sẽ giải quyết được vấn đề từ lòng tin đến thay đổi cách nhìn của các bạc cha mẹ khi đưa con em đi học ở trường lơp mầm non, từ đó giáo viên biết cách thu hút trẻ đến trường và tăng tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần. - Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau: Giáo viên có định hướng rõ ràng trong việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp cũng như công tác tự làm đồ dùng dạy họcdạy trẻ hàng ngày, tạo được mối liên hệ phối hợp giữa giáo viên và cộng đồng. Trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực, phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn trong mọi hoạt động. Trẻ mạnh dạn, tự tin, phản ứng tốt với mọi tình huống hàng ngày của trẻ. Cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là môn khám phá khoa học. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Biện pháp 1: Các hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên: Từ đầu năm học tôi bám vào kế hoạch của phòng giáo dục để lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng... Thực hiện được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, giúp giáo viên có thêm kiến thức, kỹ năng mới trong thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đồng thời qua đó cũng giúp Ban giám hiệu chúng tôi có những định hướng đúng để 9 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non Cư Pang Nghiên cứu kỹ bài trước khi dạy và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp: Muốn dạy trẻ nhận thức tốt có hiệu quả về hoạt động “Khám phá khoa học” thì giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp và tìm hiểu từng nội dung đặc biệt trọng tâm của từng đề tài, xác định đúng từng nhóm đối tượng để từ đó đưa trẻ đến vùng phát triển gần nhất. Đặt hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với trẻ bên cạnh đó thường xuyên đặt những câu hỏi mở, các câu hỏi nhằm kích thích tính tìm tòi ở trẻ phát triển về trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ. Ví dụ: cái bình đựng nước có vòi có quai để cầm, nhưng nếu sử dụng không tốt sẽ bị bể nắp bình thì điều gì sẽ xảy ra ... Trong giờ hoạt động cho trẻ tiếp cận nhiều ở mọi lúc mọi nơi với bất kỳ những trường hợp nào thông qua các giờ học như “Thể dục buổi sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và cả hoạt động chung”... Giáo viên thường xuyên học hỏi trau dồi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, luyện tập giọng nói sao cho thật truyền cảm, sao cho nhẹ nhàng, linh hoạt. Nắm vững kiến thức phương pháp dạy học, đảm bảo tính chính xác theo các hoạt động. Tận dụng mọi thời gian để tự rèn luyện mình, dù ở lớp hay ở nhà. - Giáo viên phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhận xét, của lãnh đạo nhà trường, bạn bè đồng nghiệp sau mỗi tiết dạy đúc rút kinh nghiệm, hạn chế những khuyết điểm mắc phải. Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” qua môn khám phá khoa học: Việc xây dựng môi trường học tập và vui chơi đối với trẻ là vô cùng quan trọng nó không thể thiếu được. Chính vì hiểu được điều đó với cương vị là Hiệu Trưởng nhà trường ngay từ cuối năm học trước bước và tháng sáu trước khi tuyển sinh cho năm học mới tôi họp hội đồng mổ rộng cho ý kiến xây dựng cơ sở vật chất 11 Người thực hiện : Lê Thị Hạnh Viên
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nan.doc