Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục An toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục An toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục An toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài............................................................................4 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 II.PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................5 1.Cơ sở lí luận ........................................................................................................5 2.Thực trạng ...........................................................................................................6 3. Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp ....................................................9 a. Mục tiêu của biện pháp......................................................................................9 b. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp.............................................10 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên.............................................10 Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp..............................................10 Biện pháp 3: Phát động phong trào thi đua..........................................................13 Biện pháp 4: Khuyến khích giáo viên sưu tầm......................................................15 Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động...................................16 Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền.............................18 c. Mối quan hệ giữa các biện pháp .....................................................................20 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................20 III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................................22 1.Kết luận..............................................................................................................22 2.Kiến nghị ...........................................................................................................22 Người thực hiện: Lê Thị Hằng 1 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. chính các em sẽ là những tuyên truyền viên trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông” trong cộng đồng. Vì vậy, giáo dục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật giao thông là bài học không thể thiếu ở các trường mầm non. Mặc dù, nội dung an toàn giao thông đã được đưa vào một chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non và đã được khai thác đưa ra nhiều đổi mới trong các đề tài nghiên cứu, nhưng có lẽ vẫn chưa đạt được hiệu quả như trông đợi. Giáo viên còn lúng túng về phương pháp, giờ học chưa hấp dẫn vì nhiều khi chỉ đơn thuần là cô giảng trò nghe, không có sự tích hợp nhiều hoạt động thú vị thu hút trẻ. Mặt khác, giáo viên còn e ngại trong việc ứng dụng phương pháp mới, chưa nắm vững phương pháp tích hợp nên còn áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc. Vì vậy, thông qua việc dạy học lồng ghép qua các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi mong muốn giáo viên và học sinh có kiến thức cơ bản, nâng cao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của mình về an toàn giao thông. Để một nội dung vốn không mới nhưng vẫn thu hút được trẻ và đạt hiệu quả tích cực, tôi nhận thấy cần lựa chọn những phương pháp mới, phương pháp hay để áp dụng trong giờ học ở trường mầm non. Bên cạnh việc lồng ghép vào các tiết dạy giáo viên cần chú ý xây dựng hình ảnh trực quan an toàn giao thôngở mỗi lớp học; xây dựng góc tuyên truyền với những đồ chơi, những bức tranh giới thiệu về các phương tiện, các hình ảnh, tình huống đúng, sai của người lớn, của các bạn nhỏ khi tham gia giao thông để các bé nhận biết. Trong khuôn viên, nhà trường cũng đặt các biển hiệu pa - nô trên đó có các bài hát, bài thơ với nội dung giáo dục an toàn giao thông. Giáo viên chính là người mở đường, dẫn dắt trẻ bước đi trên con đường tri thức, mở cánh cửa đưa an toàn giao thông về với mọi nhà.Người quản lý sẽ là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo cho giáo viên thực hiện các biện pháp cụ thể, giúp giáo viên nắm bắt được kiến thức và có kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp. Nhằm giải quyết những vướng mắc mà giáo viên còn gặp phải khi giảng dạy nội dung an toàn giao thông trong trường mầm non và hướng đến mục đích xây dựng cho trẻ lối ứng xử văn minh khi tham gia giao thông, với trách nhiệm của người cán bộ quản lý chuyên môn, tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi”. Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ đem lại phương pháp dạy mới đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non. Người thực hiện: Lê Thị Hằng 3 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. - Phương pháp khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên. - Phương pháp dùng tình cảm khích lệ. II. Phần nội dung 1.Cơ sở lí luận An toàn giao thông là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không. An toàn giao thông xuất phát từ sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử đúng mực của con người khi tham gia giao thông. Trái lại với các hành vi an toàn giao thông là vi phạm luật giao thông, gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến người khác, gây hậu quả cho cộng đồng và cần phải được lên án mạnh mẽ. Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn giao thông, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để đẩy mạnh giáo dục an toàn giao thông. Từ năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/2007ngày 29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông”, đưa ra những giải pháp cấp bách: “đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông”.Theo Nghị định của Chính phủ, từ ngày 15/12/2007, “tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy”. Tuy nhiên, các con số thống kê về tai nạn giao thông cho thấy tình hình giao thông vẫn chưa được khả quan, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào có thể đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Xóa bỏ tai nạn giao thông dường như đang đi vào lối mòn bế tắc. Hiện nay, tai nạn giao thông xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ chỉ biết quan tâm đến lợi ích vụn vặt trước mắt mà không hề hiểu hết được sự nguy hiểm khôn lường từ hành động sai trái đó.Những chiếc đinh nhọn sẽ làm thủng săm xe của người đi đường, đồng thời khiến người ngồi trên phương tiện giao thông với tốc độ cao sẽ đột ngột bị văng ra khỏi xe và dẫn đến nguy cơ tử vong rất lớn.Ta còn bắt gặp những kẻ vì ham muốn đua đòi thể hiện, vì nông nổi ưa thích phô trương, vì muốn được đặt danh “con nhà giàu” mà mang tai nạn đến các nẻo đường bằng những cuộc đua xe trái phép. Lợi ích vật chất từ những cuộc đua xe trái phép thường là không nhiều hoặc là không quá cần thiết với những “cậu ấm cô chiêu” này, nhưng tai họa từ những đường đua tốc độ luôn rình rập những kẻ trong cuộc và cả những người vô tội tham gia giao thông trên cùng tuyến đường. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tai nạn có thể do chất lượng đường sá của một số tuyến đường còn hạn chế, ổ gà ổ voi đánh bẫy người đi đường. Tuy nhiên, Người thực hiện: Lê Thị Hằng 5 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. 3.Theo đồng chí, nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân còn thờ ơ với quy định pháp luật giao thông là gì? a.Bản thân không thích tìm hiểu hoặc không có môi trường, điều kiện tiếp cận pháp luật b.Nội dung pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu c.Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được đẩy mạnh, công tác tuyên truyền còn cứng nhắc, không hiệu quả 4. Theo đồng chí, nên đưa những nội dung an toàn giao thông vào bài giảng như thế nào? a. Lồng ghép tích hợp b. Dạy riêng một buổi c. Đưa vào chủ đề vào hoạt động hàng trong tuần vào buổi phương tiện giao ngày của trẻ sinh hoạt của cô trò thông 5. Gia đình có cần kết hợp với nhà trường giáo dục trẻ an toàn giao thông không? a. Cần thiết b. Không cần thiết 6. Có cần tổ chức cho trẻ trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục an toàn giao thông ngay ở trường/ lớp? a. Cần thiết b. Không cần thiết 7. Nên cho trẻ được trải nghiệm, được tham gia thực tế với các tình huống giao thông trong giờ học hoặc cuộc thi để làm quen với an toàn giao thông ở trường/ lớp? a. Cần thiết b. Không cần thiết 8. Đồng chí có thường xuyên sưu tầm bài thơ, bài hát, câu chuyện về an toàn giao thông cho trẻ không? a. Thường xuyên b. Tương đối ít *Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về giáo dục trẻ mầm non nội dung an toàn giao thông Người thực hiện: Lê Thị Hằng 7 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. nhở trẻ thực hiện đúng quy định giao thông, để trẻ tùy ý nô đùa giữa đường, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ... trong thư viện nhà trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua mạng internet là phương tiện hỗ trợ hiệu quả cần được giáo viên khai thác triệt để. Các cụ ta đã từng dạy: “Uốn cây từ thưở còn non/ Dạy con từ thưở con còn bi bô”. Mầm non là lứa tuổi trẻ học cách nhận biết những điều hay lẽ phải, do đó những điều cô giáo dạy hôm nay sẽ khắc ghi trong trẻ đến mai sau. Vì vậy, nếu muốn thế hệ trẻ có “văn hóa giao thông” thì ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp trồng người, mỗi cô giáo phải chú trọng “uốn cây” theo nếp sống tích cực, xây dựng trong trẻ thói quen ứng xử hợp lý, hợp tình trong tham gia giao thông. Bản thân là cán bộ quản lý vững vàng về chuyên môn, tâm huyết với việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ về an toàn giao thông vào chương trình giáo dục trẻ mầm non, tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc phải cải biến những khó khăn từ thực trạng. Tôi nhận thấy, nếu chỉ giảng dạy an toàn giao thông bó hẹp trong một chủ đề phương tiện giao thông thì không thể đạt được mục đích quan trọng mà đề tài đặt ra nói riêng và yêu cầu giáo dục nhân cách cho trẻ nói chung. Phương pháp cũ mà giáo viên áp dụng chỉ đơn thuần là truyền đạt những kiến thức sẵn có trong sách vở mà không quan tâm nhiều đến khả năng tiếp thu và sự hứng thú của người học với vấn đề. Do đó, một vấn đề tưởng chừng quen thuộc như an toàn giao thông nhưng vẫn chưa thể khắc ghi trong ý thức trẻ. Việc dạy học cũng như nấu ăn, để một món ăn cũ vẫn ngon và thu hút trẻ, cô giáo cần thêm nhiều gia vị và trang trí món ăn thật đẹp mắt. Dựa vào những thuận lợi sẵn có, tôi đã cùng các giáo viên nghiên cứu thực hiện nhiều biện pháp hữu ích nhằm lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông vào hoạt động hàng ngày. Mọi lỗ hổng kiến thức đều có thể bù đắp lại nhờ nỗ lực của người có cố gắng, vì vậy, tôi luôn động viên giáo viên không ngừng tìm tòi sáng tạo. Trường có nhiều giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng có khả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ tốt nên những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra hoàn toàn có thể thành công. 3. Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp a.Mục tiêu của biện pháp Qua quá trình tìm hiểu thực tế áp dụng phương pháp tích hợp, tôi nhận thấy đây là phương pháp không quá khó nhưng mang lại hiệu quả đáng trông đợi. Trong giờ học, giáo viên có thể truyền đạt một cách linh hoạt nhiều nội dung cho trẻ mà không nhồi nhét quá tải kiến thức. Mỗi nội dung được chia nhỏ ra phù hợp với từng hoạt động trong ngày phù hợp với chủ đề. Với quy mô lớn hơn, các lớp có thể cùng nhau sinh hoạt ngoại khóa hoặc tham gia các cuộc thi vui tươi phù hợp lứa tuổi về tìm hiểu an toàn giao thông. Người thực hiện: Lê Thị Hằng 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lon.docx