Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục học sinh trường Mẫu giáo Họa Mi có ý thức bảo vệ môi trường

doc 27 trang skquanly 09/04/2025 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục học sinh trường Mẫu giáo Họa Mi có ý thức bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục học sinh trường Mẫu giáo Họa Mi có ý thức bảo vệ môi trường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục học sinh trường Mẫu giáo Họa Mi có ý thức bảo vệ môi trường
 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho 
 trẻ ở trường mẫu giáo Họa Mi
 PHÒNG GIÁO GD - ĐT KRÔNG ANA
 TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC 
 GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 
 Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI
 Họ và tên: Trần Thị Thu Huyên 
 Đơn vị công tác: Trường mẫu giáo Hoạ Mi 
 Trình độ đào tạo: Đại học 
 Môn đào tạo: Giáo dục mầm non
 Quảng Điền, tháng 2 năm 2015
 1
 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho 
 trẻ ở trường mẫu giáo Họa Mi
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng ..... 
9
II.3. Giải pháp, biện pháp ..... 
10
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp .... 
10
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ..... 
11
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp ......... 
19
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ...... 
20
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ..... 
21
II.4. Kết quả nghiên cứu ... 
22
III. Kết luận, kiến nghị ..... 
23
III.1. Kết luận ... 
23
III.2. Kiến nghị ..... 
24
 3
 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho 
 trẻ ở trường mẫu giáo Họa Mi
về thiên nhiên, cây cối, hay là quang cảnh mà còn là để cho chúng ta một sức 
khỏe thật tốt. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy được tầm quan trọng của sức khỏe 
đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa. “Người 
khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều”, chắc hẳn 
ai cũng đoán được điều ước đó là sức khỏe. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào 
để có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao, tinh 
thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan 
trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có một môi trường 
sống trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày 
càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân 
chúng ta.
 Vì vậy, để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành 
mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện 
từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi 
trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ 
đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành 
mạnh của cơ thể và trí tuệ.
 Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ 
đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục học sinh trường mẫu giáo Họa Mi có ý 
thức bảo vệ môi trường”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Với vai trò là người cán bộ quản lý, tôi thấy cần phải biết khuyến khích kịp 
thời tạo điều kiện thuận lợi bồi dưỡng kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường 
cho đội ngũ giáo viên. 
3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường 
cho trẻ trong trường mẫu giáo Họa Mi.
 5
 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho 
 trẻ ở trường mẫu giáo Họa Mi
 Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ luôn là một hoạt 
động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận 
dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, 
đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng 
phong phú qua mỗi sản phẩm. Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế 
hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất 
định.
 Không chỉ dừng lại ở đó, việc giáo dục bảo vệ môi trường đã được các 
chuyên gia giáo dục khẳng định là rất cần thiết và cấp bách bắt đầu từ thế hệ 
mầm non, tuy nhiên giáo dục bảo vệ môi trường không thể đặt ra thành một môn 
học riêng mà chỉ có thể tích hợp trong các môn học của chương trình giáo dục 
mầm non. Bởi vậy năm học 2010- 2011 Sở Giáo Dục và Đào tạo đã tiến hành 
thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ 
môi trường cho trẻ mầm non. Và đến nay năm học 2012 – 2013 bộ giáo án minh 
họa giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, 
khai thác. Bên cạnh đó năm học này vấn đề tích hợp giáo dục tài nguyên và môi 
trường biển, đảo cũng được áp dụng lồng ghép và vận dụng một cách linh hoạt, 
sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ: “ 
Học mà chơi, chơi mà học”. 
2. Thực trạng
a. Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi:
 - Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Địa phương cùng với Phụ 
huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng tôi, thường xuyên ủng 
hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. 
 - Bản thân tôi luôn chỉ đạo giáo viên và học sinh nên tận dụng những nguồn 
nguyên vật liệu thải bỏ để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ 
chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức.
 7
 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho 
 trẻ ở trường mẫu giáo Họa Mi
chức các buổi lao động dọn sân trường, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân trẻ, hay 
giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường thông qua trò chơi nhưng đạt hiệu quả chưa 
cao. Trẻ chỉ nhớ được lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, và khi lao động thì trẻ 
làm một cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của mình phải làm. Chính vì thế tôi 
đã suy nghĩ trăn trở áp dụng một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 
cho trẻ đạt hiệu quả cao, mạnh dạn mở lớp tập huân chuyên đề, để chia sẻ trao đổi 
học tập cùng nhau.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh:
 - Trẻ có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, yêu quý 
chăm sóc bảo vệ cỏ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và ở khắp mọi nơi, yêu 
quý chăm sóc bảo vệ vật nuôi gần gũi, quý trọng bảo vệ đồ dùng đồ chơi, biết 
lau chùi đồ dùng đồ chơi bị bụi bẩn, thích tham gia vào việc trồng cây cùng các 
cô giáo trong trường.
 * Mặt yếu:
 - Đa số trẻ của trường tôi là nông thôn rất ham chơi, chưa có ý thức bảo vệ 
môi trường sân trường, nhiều lúc trẻ vẫn chạy một cách vô tư chưa biết nhặt rác 
ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng, chơi chạy quá đà giẫm hết cả lớn vườn 
hoa của trường, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường, đi vệ sinh, rửa 
tay chưa biết khoá vòi nước lại.....
 - Phụ huynh chưa thực sự quan tâm do mãi làm kinh tế nên ít quan tâm đến 
con em mình tôi nhìn thấy nhiều phụ huynh do vội vàng đưa con đi học nên 
nhiều khi đi xe máy lấm bết bụi đường, nổ máy phóng thẳng vào sân trường tới 
cửa lớp. 
 - Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục môi trường chưa được đầu tư 
nhiều như: Thùng rác chưa có đủ và đúng quy cách, tủ giá kệ đựng đồ chơi ít...
d. Nguyên nhân
 9
 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho 
 trẻ ở trường mẫu giáo Họa Mi
hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó 
để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong 
đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là 
ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dể hình thành những nề nếp, thói 
quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
 - Xuất phát từ tình hình thực tế là Trường Mẫu giáo Họa Mi nằm ngay ở 
trung tâm Xã Quảng Điền, đa số trẻ là con em nông thôn nên ý thức bảo vệ môi 
trường còn hạn chế. Chính vì thế bản thân tôi đã xác định việc giáo dục ý thức 
bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có 
kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý 
thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều 
kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.
 - Đồng hành với những suy nghĩ ấy rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết 
vấn đề này như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những 
người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của 
công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia 
đình- Nhà trường - Xã hội.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 - Hình thành cho trẻ ý thức sơ đẳng về bảo vệ môi trường từ những việc 
làm nhỏ, hành động nhỏ. 
 - Giúp giáo viên có kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi trường từ đó nêu 
gương cho trẻ có ý thức tốt hơn trong việc thực hiện những việc làm hằng ngày 
có ý nghĩa bảo vệ môi trường, tạo động lực cho trẻ biết yêu quý và gần gũi với 
thiên nhiên hơn. Trên cơ sở đó nhằm hình thành cho trẻ tính gọn gàng, ngăn nắp 
khi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời; biết bỏ rác đúng nơi quy 
định; biết chăm sóc cây xanh và yêu quý những động vật nuôi gần gũi với trẻ tạo 
cho trẻ thái độ thiện cảm với môi trường ở mọi lúc, mọi nơi 
 11
 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho 
 trẻ ở trường mẫu giáo Họa Mi
 Đạt 29,8% Đạt 30,7% Đạt 29,8 %
 Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ 
môi trường chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, với kết quả như vậy tôi đã mạnh 
dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số biện pháp giáo dục trẻ mầm non ý 
thức bảo vệ môi trường.
 * Tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT qua các chủ đề:
 - Dựa vào tình hình của các lớp, khả năng thực tế của trẻ tôi đã chỉ đạo 
giáo viên lựa chọn các nội dung, hoạt động tích hợp để đưa vào kế hoạch giáo 
dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo từng chủ đề như sau:
 + Chủ đề Trường mầm non:
 - Hoạt động chính: Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, 
nơi bỏ rác, vứt rác.
 - Hoạt động ngoài trời: Xem tranh ảnh, đoạn băng tình huống về việc giữ 
gìn vệ sinh cảnh quan của trường, trò chuyện với trẻ về cách xử lý tình huống 
của trẻ: Nhặt rác trong sân trường, nhặt lá cây bỏ vào thùng rác.
 - Hoạt động chiều: Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt. 
Những thời điểm cần rửa tay, rửa mặt (Trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ 
sinh, sau khi hoạt động ngoài trời, và khi tay bẩn).
 Kết quả: Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi và có ý thức về BVMT 
như : Cùng cô sắp xếp đồ chơi, làm đồ chơi trang trí lớp, lau chùi bàn ghế, trồng 
thêm cây xanh góc thiên nhiên.
 + Chủ đề Bản thân và Gia đình.
 - Hoạt động chính: Nhận biết môi trường gia đình bao gồm: Các phòng ở, 
nhà vệ sinh, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng và sự sắp đặt trong gia đình.
 - Quan sát qua băng hình hoặc tranh ảnh, và đàm thoại về môi trường sạch 
và môi trường bẩn khác nhau như thế nào, giúp trẻ phân biệt được môi trường 
sạch, môi trường bẩn.
 13
 Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyên

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam.doc