Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II Phòng giáo dục quận cầu giấy Trường mầm non Hoạ Mi -------- ------- Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên Học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II Người viết: Vũ Thị Thu Hiền Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoạ Mi - Cầu Giấy Năm học 2006 – 2007 Sáng kiến kinh nghiệm 0 Vũ Thị Thu Hiền Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II II. Giải quyết vấn đề 1. Đặc điểm tình hình: Trường Mầm non Hoạ Mi gồm 2 cơ sở gồm 15 nhóm lớp, tổng số học sinh là 616. Trường có 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đa phần là nữ (49 người). Trong đó: - Số giáo viên đạt chuẩn: 32/32, đạt tỉ lệ: 100%. - Số giáo viên trên chuẩn: 25/32, đạt tỉ lệ 78,1%. Đội ngũ CBGVNV nhiệt tình tận tuỵ, thương yêu trẻ, có ý thức vươn lên trong công tác và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Chi bộ có 7 đảng viên luôn đoàn kết, gương mẫu. Chi bộ luôn được đánh giá trong sạch - vững mạnh. Đoàn TN có 23 đoàn viên tham gia tích cực sôi nổi, đi đầu trong mọi phong trào thi đua của ngành và địa phương, là nhân tố quyết định tiên phong trong các hoạt động của nhà trường. Được công nhận Chi đoàn vững mạnh. Nhận công tác tại trường mầm non Hoạ Mi từ tháng 12/2005 với rất nhiều bỡ ngỡ trong công tác mới vừa tiếp nhận vừa làm quen với công việc mới. Sau khi xem xét nắm bắt đặc điểm tình hình chung của trường, tình hình công tác BDTX của giáo viên trong trường tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục được bổ sung thay thế kịp thời theo hướng hiện đại. - Tài liệu BDTX chu kỳ II được cung cấp đầy đủ tới từng số lượng giáo viên trong nhà trường, đảm bảo mỗi giáo viên đều có 1 bộ sách chương trình. Nội dung của tài liệu đều tập trung vào những vấn đề đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay điều này rất có ích cho giáo viên. Cách thức trình bày của tài liệu rõ ràng, khoa học, các bài được thiết kế theo 1 cấu trúc thống nhất để người học dễ dàng tiếp cận. Có sổ tay hướng dẫn người học cụ thể, dễ hiểu. - Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có 78,1% trên chuẩn, nhiệt tình, nhanh nhẹn, tiếp cận tương đối nhanh với việc học tập chương trình do có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học BDTX. - Bản thân tôi đã làm công tác chỉ đạo trên Phòng giáo dục nên việc nắm bắt nội dung, chương trình BDTX chu kỳ II có nhiều thuận lợi hơn so với các đồng chí CBQL khác ở dưới trường. Sáng kiến kinh nghiệm 2 Vũ Thị Thu Hiền Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II - Đồng chí hiệu phó chuyên môn – Phó ban chỉ đạo chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai kế hoạch. Chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp việc học tập BDTX, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của giáo viên. - Các đồng chí khối trưởng là trưởng nhóm học tập của từng khối: Nhà trẻ, Bé, Nhỡ, Lớn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch của nhóm học tập. Triển khai nhóm học tập BDTX theo kế hoạch chung của nhà trường và của nhóm. Chịu trách nhiệm về chất lượng học tập của nhóm mình trước hiệu phó chuyên môn. 3.2. Nghiên cứu chương trình BDTX Để quản lý và chỉ đạo tốt việc học tập chương trình BDTX cho giáo viên thì bản thân người chỉ đạo – người CBQL phải nắm chắc được mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình để đưa ra hình thức học tập cho phù hợp. Chính vì vậy tôi đã đọc, nghiên cứu hệ thống cấu trúc của chương trình BDTX gồm 2 quyển: Quyển 1 gồm 6 bài nhằm cung cấp cho người học những vấn đề của đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay; quyển 2 gồm 12 bài nhằm giúp người học biết cách vận dụng những đổi mới vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Các bài trong chương trình đều được thiết kế theo một cấu trúc thống nhất gồm 10 phần giúp cho người học dễ dàng tiếp cận. Cuốn sổ tay hướng dẫn người học giúp cho người học biết cách xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, cách ghi chép vở học tập, cách xây dựng hồ sơ đánh giá, đây chính là cuốn cẩm nang đưa đường chỉ lối người học đi tới đích. 3.3. Xây dựng kế hoạch học tập a/ Xây dựng kế hoạch của nhà trường: Sau khi nghiên cứu kỹ chương trình, căn cứ vào kế hoạch BDTX của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, căn cứ vào nội dung từng bài học, vào điều kiện hoàn cảnh thực tế tại trường và các điều kiện khác liên quan tới giáo viên: thời gian học tập, khả năng giáo viên để xây dựng kế hoạch triển khai công tác BDTX chu kỳ II gồm kế hoạch chung, kế hoạch chi tiết cho cả chu kỳ theo từng giai đoạn. Trong kế hoạch phân rõ thời gian qui định phần tự học của giáo viên, học nhóm, dự giờ, làm bài tập kỹ năng, đánh giá tổng kết cuối kỳ. (Phụ lục biểu mẫu 1- trang 17) Khi xây dựng kế hoạch tôi đã phân chia số lượng bài học theo từng giai đoạn một cách hài hoà (giai đoạn I: năm học 2005 - 2006 gồm 9 bài; giai đoạn II: năm học 2006 – 2007 gồm 9 bài) và đã tính tới việc kết hợp sắp xếp các bài học bồi dưỡng để sau khi học lý thuyết giáo viên có điều kiện thực hành ứng dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm 4 Vũ Thị Thu Hiền Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II - Nhóm 1: gồm 2 lớp nhà trẻ - Nhóm 2: gồm 3 lớp mẫu giáo bé - Nhóm 3: gồm 3 lớp mẫu giáo nhỡ - Nhóm 4: gồm 3 lớp mẫu giáo lớn - Nhóm 5: gồm 4 lớp cơ sở 2 Mỗi nhóm tôi phân công 1 giáo viên nhanh nhẹn, vững chuyên môn, có uy tín, trách nhiệm là khối trưởng của các khối làm trưởng nhóm học tập. Các trưởng nhóm căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch học tập của nhóm, tổ chức triển khai các buổi học nhóm – chịu trách nhiệm chính trước ban chỉ đạo về chất lượng học tập của nhóm mình. (Phụ lục biểu mẫu 2 – trang 19) Trong mỗi bài học từng nhóm sẽ thảo luận căn cứ nội dung bài học, họp bàn thống nhất và giao trách nhiệm quản lý bài học đó cho từng cá nhân để cá nhân có thể phát huy vai trò và khả năng sở trường của mình. Giáo viên có khả năng về tạo hình sẽ giao công việc quản lý bài 13 “Hoạt động tạo hình”, giáo viên có nhiều kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật sẽ giao công việc quản lý bài 18” Can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật”; giáo viên có sở trường về âm nhạc giao việc quản lý bài 12: “Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non theo định hướng đổi mới”. Cá nhân quản lý bài học sẽ phải triển khai nội dung bài học, tổ chức thảo luận nhóm về nội dung, hình thức học, triển khai bài tập phát triển kỹ năng. Việc sử dụng hình thức giao trách nhiệm tới từng cá nhân tạo điều kiện cho giáo viên được thể hiện và chủ động hơn trong việc học tập. 3.4. Hướng dẫn giáo viên học tập Để giáo viên hoàn thành tốt việc học tập của mình tôi đã cung cấp đủ hồ sơ học tập cho giáo viên gồm: + Tài liệu học tập: quyển 1, quyển 2, sổ tay hướng dẫn. + Vở học tập + Phiếu dự giờ + Các biểu mẫu xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch dự giờ cá nhân, kế hoạch dự giờ đồng nghiệp. Chương trình BDTX với hình thức người tự học giữ vai trò chính vì vậy tôi yêu cầu giáo viên căn cứ vào kế hoạch của trường, của nhóm học tập phải tự xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, kế hoạch dự giờ cá nhân, đồng nghiệp. Sáng kiến kinh nghiệm 6 Vũ Thị Thu Hiền Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II VD: Minh hoạ phiếu quan sát (Phiếu dự giờ) của GV sau mỗi bài học Sáng kiến kinh nghiệm 8 Vũ Thị Thu Hiền Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II Sau khi giáo viên đã có đủ hồ sơ và xây dựng được kế hoạch cá nhân của mình tôi triển khai cho giáo viên học tập như sau: a/ /Hướng dẫn cách học tập: - Việc học tốt nhất và có hiệu quả nhất là học thường xuyên, đều đặn và liên tục, hoàn thành các bài học một cách đầy đủ, lưu giữ hồ sơ gọn gàng có hệ thống – Tôi vẫn thường nói với giáo viên như vậy. - Để làm được điều này tôi đã hướng dẫn giáo viên phân chia thời gian học tập một cách hợp lý để hoàn thành việc học của mình mà không ảnh hưởng tới công việc chung cũng như công việc gia đình. - Mỗi bài học triển khai trong khoảng 1 tháng, trong đó khoảng 1 tuần giáo viên tự đọc tài liệu, vậy giáo viên sẽ phải giành riêng khoảng thời gian ở nhà từ 2 – 3 tiếng để nghiên cứu nội dung bài học. ở trường mỗi bài tôi triển khai tổ chức 2 buổi học nhóm: 1 buổi giáo viên sẽ tự đọc lại tài liệu ghi chép lại những điều tâm đắc và những điều thắc mắc trong từng bài, buổi học nhóm thứ 2 trong nhóm sẽ thảo luận, tự giải đáp các thắc mắc trong quá trình tự học của giáo viên. Như vậy thời gian tự đọc tài liệu ở nhà trong suốt 1 tuần giáo viên cũng không phải tốn nhiều thời gian vào việc chuyên môn mà vẫn có thể giành nhiều thời gian chăm lo cho gia đình. Tất cả những buổi học nhóm các trưởng nhóm tự chủ động triển khai và giao trách nhiệm cho 1 cá nhân tổ chức hướng dẫn. Trưởng nhóm sẽ giám sát tiến triển công việc tại nhóm của mình và tập trung những thắc mắc chưa được giải đáp báo cáo lại với hiệu trưởng hoặc hiệu phó chuyên môn để được giải đáp. b/ Hướng dẫn cách ghi chép: Để cách học có hiệu quả và giảm thiểu thời gian cho giáo viên tôi đã chỉ đạo giáo viên ghi chép bài học theo hệ thống. Lưu ý cho giáo viên sau khi đọc xong tài liệu chỉ nên ghi tóm tắt những điểm cần chú ý trong từng hoạt động từng nội dung và những điều thắc mắc, băn khoăn về nội dung bài học trong quá trình nghiên cứu bài học. Cấu trúc ghi chép một bài học cụ thể: Tên bài học Ngày bắt đầu học: Ngày học xong: Sáng kiến kinh nghiệm 10 Vũ Thị Thu Hiền Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II c/ Hướng dẫn cách đánh giá Sau khi giáo viên học bài xong tôi yêu cầu từng cá nhân đánh giá kết quả học tập của cá nhân theo mẫu chung của trường theo 4 mức độ: Tốt – Khá - TB – Yếu. Nhóm học tập sẽ thảo luận về bản tự đánh giá của từng cá nhân, thống nhất chung trong nhóm và lưu lại kết quả tự đánh giá của nhóm vào hồ sơ của cá nhân. Sáng kiến kinh nghiệm 12 Vũ Thị Thu Hiền Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II cách thức tổ chức hướng dẫn. (Một số loại quả hạt phổ biến, giới thiệu về thủ đô Hà Nội, Một số loại rau..) VD5: Bài 12: “ Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non theo định hướng đổi mới” Với tiết học giáo dục theo định hướng đổi mới nhiều giáo viên trong trường còn có định hướng chưa đúng đặc biệt là tiết học tổng hợp. Tôi đã tổ chức triển khai cho những giáo viên nòng cốt xây dựng tiết mẫu tổ chức các tiết kiến tập tại trường cho 100% giáo viên dự giờ cùng rút kinh nghiệm để đi đến thống nhất chung về phương pháp, hình thức dạy và nghệ thuật lên lớp. Đây là hình thức bồi dưỡng tại chỗ giúp nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. ( ảnh minh hoạ các tiết kiến tập). 3.6. Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX Giám sát, kiểm tra, đánh giá là việc làm thường xuyên đối với người CBQL trước bất cứ một công việc gì. Để việc kiểm tra đánh giá công tác BDTX trong nhà trường chính xác, đảm bảo tính khách quan tôi đã lập kế hoạch theo dõi việc học tập của từng nhóm căn cứ vào bảng tiêu chí đã xây dựng để giám sát và đánh giá việc học tập của từng nhóm học, từng cá nhân được chính xác và dễ dàng. Cách đánh giá xếp loại được dựa trên các tiêu chí chung, theo hướng dẫn của Sở giáo dục. ( Minh hoạ phụ lục biểu mẫu 3 - trang 20). Việc đánh giá kết quả học tập của nhóm và của giáo viên tôi căn cứ vào các buổi dự họp nhóm, chất lượng vở ghi học tập, việc trả lời các câu hỏi, chất lượng các buổi dự giờ, hồ sơ, tài liệu học tập, việc áp dụng bài học vào thực tế. Quá trình học của giáo viên gồm 18 bài, năm thứ nhất tôi phân chia làm 2 kỳ đánh giá, năm thứ hai tôi phân chia làm 4 kỳ đánh giá kết quả học tập (nhằm mục đích giúp giáo viên đạt được kết quả tốt hơn), trước mỗi kỳ đánh giá tôi tổ chức cho giáo viên xem hồ sơ của nhau, tự nhận xét và rút kinh nghiệm cho nhau, sau đó tôi là người cuối cùng ghi nhận xét, đánh giá vào hồ sơ của giáo viên. Sau mỗi lần xem hồ sơ học tập của từng cá nhân tôi đều góp ý ghi nhận xét đánh giá kết quả của hồ sơ từ đó giáo viên rút được kinh nghiệm cho bài học sau. Sáng kiến kinh nghiệm 14 Vũ Thị Thu Hiền
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_hoc.doc