Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế ở trường mầm non

doc 30 trang skquanly 16/04/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế ở trường mầm non
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN 
 ĐỔI MỚI HÌNH THỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN 
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ Ở TRƯỜNG MẦM NON
 Lĩnh vực: Quản lý
 Cấp học: Mầm non
 Tên tác giả: Phạm Thị Thanh Hương
 Đơn vị công tác: Trường mầm non xã Hữu Hòa
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Tài liệu đính kèm: Tuyển tập video 4 khối
 NĂM HỌC 2021-2022 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Sinh thời Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
 Để thực hiện được việc “Trồng người” trong ngành giáo dục và đào tạo 
thì ở mỗi cấp có một trách nhiệm riêng. Đối với ngành học mầm non thì chất 
lượng giảng dạy của giáo viên quyết định việc thực hiện các mục tiêu giáo dục 
mầm non. Trong yêu cầu đổi mới hiện nay thì việc cần thiết phải nâng cao chất 
lượng chuyên môn của giáo viên ngày càng cấp bách.
 Trong xu hướng đổi mới giáo dục mầm non ở nước ta đó là việc nâng cao 
chất lượng giáo dục ngày càng được các nhà trường quan tâm, chú trọng. Chất 
lượng được tạo nên bởi nhiều yếu tố trong đó đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết 
định. Điều đó đòi hỏi công tác bồi dưỡng giáo viên cần được quan tâm một cách 
đúng mức bởi đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học thì vai trò của người 
giáo viên là rất quan trọng. 
 Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Để 
xây dựng đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước thì yêu cầu của 
người giáo viên thế kỷ XXI về năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng là 
một sự đòi hỏi phải cao hơn nhiều. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng 
chuyên môn của giáo viên trong trường mầm non luôn được quan tâm và coi 
trọng. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng trong giảng dạy mà 
phải có nghệ thuật lên lớp, khả năng xử lý tình huống sư phạm và không ngừng 
nâng cao nghiệp vụ sư phạm thì chất lượng giảng dạy sẽ đạt hiệu quả hơn. Muốn 
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên thì nhiệm vụ quan trọng nhất là tổ 
chức sinh hoạt chuyên môn các tổ, khối. Thông qua sinh hoạt chuyên môn giáo 
viên được trau dồi kiến thức, trao đổi ý kiến, đưa ra những khó khăn trong giảng 
dạy để cùng nhau tháo gỡ hoặc bày tỏ những sáng kiến mới, ý tưởng sáng tạo để 
cùng nhau học tập. Việc sinh hoạt chuyên môn của giáo viên trong trường mầm 
non là việc làm diễn ra thường xuyên và liên tục. Nhưng sinh hoạt chuyên môn 
như thế nào và sinh hoạt chuyên môn bằng cách nào để nâng cao chất lượng và 
hiệu quả nhất đó là việc làm khó đối với đội ngũ giáo viên. Ở trường tôi việc tổ 
chức sinh hoạt chuyên môn vẫn thực hiện thường xuyên và sinh hoạt theo kiểu 
truyền thống đó là: Khi sinh hoạt chuyên môn giáo viên chỉ đưa ra những nội 
dung, phương pháp cụ thể cho từng môn học để cùng thống nhất cho các tổ. Do 
đó việc sinh hoạt chuyên môn chưa đạt hiệu quả cao.
 Nhận thức rõ được vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc thực 
hiện mục tiêu giáo dục, trong những năm học qua Ban giám hiệu nhà trường đã 
không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất 3
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 
cứu tổng kết kinh nghiệm.
 Sinh hoạt chuyên môn đối với mỗi người giáo viên là một việc làm 
thường xuyên trong hoạt động của nhà trường. Đây là một trong các hình thức 
bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên, từ đó nâng cao chất 
lượng giáo dục trong nhà trường. Theo quy định sinh hoạt chuyên môn được 
thực hiện 2 tuần/lần. Nội dung sinh hoạt theo các chuyên đề, theo các môn học 
đã được xác định dựa trên nhu cầu của giáo viên hoặc theo sự chỉ đạo chung của 
Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, của nhà trường. Nội dung sinh hoạt còn là các văn 
bản chỉ đạo mới hoặc những nhiệm vụ mới trong năm học.
 Sinh hoạt chuyên môn còn là các buổi dự giờ, dự kiến tập đồng nghiệp 
các chuyên đề trực tuyến. Khi dự giờ, dự kiến tập giáo viên sẽ theo dõi cách 
trình bày video bài giảng của giáo viên về tác phong sư phạm, màu sắc, hình 
ảnh, âm thanh, đồ dùng, nội dung,Qua dự giờ giáo viên được học tập, bồi 
dưỡng, học hỏi kinh nghiệp đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. 
 Sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên có ý thức tự học tập, nghiên cứu tài 
liệu, trau dồi kiến thức để áp dụng chuyên môn vào giảng dạy đạt kết quả cao.
 Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, 
nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên góp phần tháo gỡ những khó 
khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng video bài giảng; tạo sự thống nhất 
trong thực hiện qui chế chuyên môn; hình thành các quan hệ đồng nghiệp, giao 
lưu học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm về những cách làm hay, sáng tạo, 
hiệu quả, xây dựng môi trường học tập và tự học suốt đời.
 Chính vì vậy ở trường mầm non cần nâng cao đổi mới chất lượng sinh 
hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế trong thời gian trẻ nghỉ phòng, 
chống dịch covid-19 và sau khi trẻ trở lại trường. 
 II. Thực trạng vấn đề:
 1. Đặc điểm tình hình chung của nhà trường.
 - Trường Mầm non xã Hữu Hòa có 2 điểm trường (Khu lẻ tại thôn Hữu Từ, 
Khu trung tâm tại thôn Hữu Trung).
 - Nhà trường được công nhận kiểm định chất lượng cấp độ 2 và công nhận 
lại trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 12/2020. 
 - Trường được sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục đào tạo huyện 
Thanh Trì. Trường đã đón nhận 506 cháu được phân vào 14 lớp. Có 12 lớp mẫu 
giáo với 419 cháu và có 02 lớp nhà trẻ với 87 cháu. 
 * Tổng số giáo viên là: 40 đồng chí. 5
 - 100% giáo viên có điện thoại thông minh, máy tính có cài đặt các phần 
mềm Capcut, Canva, Quizzi, Padlet...để xây dựng video bài giảng.
 - Hoạt động tổ chuyên môn luôn được sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện 
của ban giám hiệu. Giáo viên đều được tham gia các lớp tập huấn do trường và 
phòng Giáo dục, Sở giáo dục tổ chức.
 - Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ 2 tuần/lần qua trực tuyến, trực tiếp 
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế 
của nhà trường, phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19, đảm bảo cho giáo viên 
được trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
 3. Khó khăn.
 - Trong thời gian thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 việc tiến 
hành sinh hoạt chuyên môn trực tuyến đường truyền mạng đôi khi không ổn định 
nên ảnh hưởng đến chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn.
 - Khi trẻ đi học tại trường việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn họp 
tranh thủ hoặc họp ngoài giờ.
 - Giáo viên sinh hoạt chuyên môn còn theo kiểu truyền thống, lạc hậu nên 
chưa đổi mới, hình thức sinh hoạt chuyên môn.
 - Một vài giáo viên còn coi nhẹ, chưa thực sự say mê với chuyên môn, ít 
phát biểu, ít quan tâm đến nội dung sinh hoạt chuyên môn và kỹ năng ứng dụng 
công nghệ thông tin xây dựng video bài giảng còn hạn chế.
 - Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn còn hời hợt, 
Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú.
 - Các hình thức tổ chức sinh hoạt còn đơn điệu, dập khuôn. Hầu như là 
theo một tiến trình người được phân công trình bày báo cáo phần chuẩn bị, các 
thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế). Sau đó lấy ý kiến của cả tổ (Hầu như là 
nhất trí). Chưa có sự đổi mới đột phá nên hiệu quả thấp
 - Một số phụ huynh còn bận nhiều công việc nên chưa thực sự quan tâm 
đến hoạt động giao lưu kết nối với giáo viên hàng tháng. Đa phần phụ huynh gửi 
con cho ông bà nên việc xem video bài giảng của giáo viên gửi còn chưa thường 
xuyên, liên tục. 
 -> Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để 
việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua trực tuyến, trực tiếp được thuận lợi và 
đảm bảo 100% giáo viên tham gia nghe và hiểu rõ nội dung chuyên môn, để sau 
mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên thấy được những gì mình còn thiếu, 
còn yếu để từ đó có nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng nâng cao trình 
độ chuyên môn của mình đưa chất lượng giáo dục nhà trường đạt hiệu quả cao 
nhất. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau: 7
 - Vận dụng trải nghiệm những ý tưởng sáng tạo, những hiểu biết mới.
 - Ai cũng phải có ý kiến riêng và đưa ra được ý tưởng mới, sáng tạo, ý 
kiến phải cụ thể, đúng trọng tâm. Mọi người phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến.
 Việc bồi dưỡng tư tưởng, nhận thức, ý thức kỷ luật, chia sẻ tầm nhìn trong 
giáo viên phải hết sức chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc nhưng cũng mềm dẻo, nhẹ 
nhàng và khéo léo tránh gò ép giáo viên. Chia sẻ tầm nhìn bằng nhiều cách khác 
nhau: Thông qua buổi họp sư phạm nhà trường, họp tổ chuyên môn, tập huấn, 
kiến tập, hội thảo chuyên đề...qua trực tuyến, trực tiếp. Gặp gỡ, trao đổi riêng để 
nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên thì hiệu quả sẽ cao hơn.
 *Kết quả: Qua việc chia sẻ, bồi dưỡng giáo viên trong trường đã nhận 
thức rõ được tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn. Giáo viên đã có ý 
thức kỷ luật tốt khi tham gia buổi họp và xác định rõ sinh hoạt chuyên môn là 
việc làm rất quan trọng và cần thiết để nâng cao năng lực.
 2. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn. 
 Để quản lý tốt nhà trường thì việc xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên rất 
quan trọng và cần thiết. Xây dựng kế hoạch là tiền đề cho tất cả các biện pháp. 
Việc xây dựng kế hoạch trong nhà trường là kim chỉ nam để giáo viên cùng 
nhau thực hiện. Chỉ đạo giáo viên các khối lớp họp tổ chuyên môn đầu năm để 
xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch sinh hoạt chuyên môn. Kế hoạch cụ thể, 
rõ ràng, phù hợp từng đối tượng giáo viên và khả năng của họ sẽ tạo nên sự 
chuyển biến về chất lượng chuyên môn trong nhà trường đồng thời cũng khắc 
phục dần những tồn tại của năm học trước. 
 Dựa vào mục tiêu, kế hoạch năm học nhà trường đề ra và thực hiện nhiệm vụ 
 kế hoạch năm học của phòng giáo dục và đào tạo. Tôi lập ra kế hoạch sinh 
 hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế cụ thể cho từng tháng như sau:
 THỜI NGƯỜI 
 NỘI DUNG
 GIAN THỰC HIỆN
 - Họp chỉ đạo chuyên môn. - BGH, 100% giáo 
 - Tham mưu đề xuất hiệu trưởng phân viên thực hiện.
 công tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
 - Chỉ đạo tổ trưởng, tổ phó xây dựng kế - BGH, TT, Tổ phó 
 Tháng 8, 9 hoạch sinh hoạt chuyên môn.
 năm 2021 - Xây dựng kế hoạch, thời gian tổ chức - HPCM
 sinh hoạt cho 4 khối.
 - Bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt chuyên - BGH, 4 đ/c TTCM
 môn cho 4 tổ trưởng chuyên môn.
 - Bồi dưỡng giáo viên cập nhật tính - HPCM, giáo viên. 9
 THỜI NGƯỜI 
 NỘI DUNG
 GIAN THỰC HIỆN
 đăng ký chiến sỹ thi đua. CSTĐ
 - Tổ chức tập huấn chuyên đề phát triển 
 ngôn ngữ, nhận thức phù hợp bối cảnh - BGH, Giáo viên
 địa phương.
 - Dự sinh hoạt chuyên môn 4 khối - BGH, giáo viên
 - Ứng dụng phương pháp giáo dục - BGH, giáo viên 
 Tháng 2
 Steam, Montessori vào hoạt động.
 năm 2022
 - Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên viết - BGH, giáo viên
 sáng kiến kinh nghiệm.
 - Dự sinh hoạt chuyên môn 4 khối - BGH, giáo viên
 - Tổ chức kiến tập video giáo viên đăng - BGH, giáo viên
 ký CSTĐ cấp huyện.
 - Tổ chức tập huấn chuyên đề “Tôi yêu - BGH, giáo viên
 Tháng 3
 Việt Nam” lồng ghép giáo dục ATGT 
 năm 2022
 trong hoạt động tuyên truyền trẻ.
 - Phát huy SKKN đạt giải cao năm học - BGH, giáo viên
 2020-2021 và chia sẻ cách viết SKKN 
 cho giáo viên.
 Tháng 4 - Dự sinh hoạt chuyên môn 4 khối - BGH, giáo viên
 năm 2022 - Xây dựng kế hoạch chuyên môn điều - HPCM, TTCM
 chỉnh sau khi trẻ trở lại trường.
 - Hoàn thiện SKKN - BGH, giáo viên 
 -Họp tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm
 *Kết quả: Tôi đã xây dựng được một bản kế hoạch đi sâu, đi sát với thực 
tế, xây dựng nội dung rõ ràng cho từng tháng nhằm đôn đốc thực hiện và kiểm 
tra. 100% giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn 
trong nhà trường. Đồng thời là mốc để giáo viên phấn đấu nâng cao kiến thức, 
kỹ năng sư phạm. 
 3. Xây dựng các chiến lược hành động để thực hiện sinh hoạt chuyên 
môn thành công. Chọn và bồi dưỡng tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
 3.1. Xây dựng các chiến lược hành động.
* Đối với phó hiệu trưởng:
 - Xây dựng kế hoạch chuyên môn, điều chỉnh lịch sinh hoạt chuyên môn.
 - Chịu trách nhiệm tổ chức điều hành thực hiện sinh hoạt chuyên môn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_doi.doc