Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục lao động nhằm giúp học sinh Tiểu học phát triển toàn diện

docx 22 trang skquanly 30/05/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục lao động nhằm giúp học sinh Tiểu học phát triển toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục lao động nhằm giúp học sinh Tiểu học phát triển toàn diện

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục lao động nhằm giúp học sinh Tiểu học phát triển toàn diện
 1
 Phần I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu 
 Đối với bất kỳ ngành nghề nào thì cũng luôn có mục tiêu và tiêu chí riêng 
tạo thành động lực phấn đấu và ngành giáo dục cũng không phải là ngoại lệ. Ba 
mục tiêu tối quan trọng trong giai đoạn hiện nay là:
 1.1.Đào tạo đạo đức, nhân cách
 Mục tiêu giáo dục Tiểu học đầu tiên của một người giáo viên đó là đào 
tạo đạo đức và nhân cách. Giai đoạn Tiểu học là khoảng thời gian trẻ bắt đầu 
bước vào môi trường học tập thực thụ, chính vì vậy các giáo viên cần giáo dục 
cho trẻ biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ cha mẹ, bạn bè và những người xung 
quanh, biết cách cảm ơn, xin lỗi và biết chia sẻ với những người không may 
mắn. Định hướng nhân cách được coi là mục tiêu giáo dục Tiểu học quan trọng 
nhất ở giai đoạn này, bởi khi được tiếp xúc với môi trường mới, các em rất dễ 
học theo những điều không tốt nếu không được định hướng đúng đắn ngay từ
ban đầu.
 1.2. Đào tạo kiến thức
 Tiếp ngay sau nhân cách thì kiến thức chính là mục tiêu giáo dục Tiểu học 
thứ hai mà các thầy cô giáo cần quan tâm. Đối với kiến thức ở khối tiểu học, các 
em sẽ cần luyện tập khả năng đọc, viết, làm toán, tìm hiểu về tự nhiên, xã hội và 
thế giới xung quanh.
 Để giúp các em học tập tốt hơn, dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức thì 
các giáo viên cần đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, cách truyền đạt thông tin, 
không ngừng làm mới giáo án, làm mới nội dung học tập. Ngoài những bài 
giảng trong sách vở, giáo viên cũng nên lồng ghép các kiến thức bên ngoài để 
giúp các em có thêm kiến thức liên quan và gần gũi trong đời sống hàng ngày.
 1.3. Đào tạo kĩ năng sống
 Với mục tiêu giáo dục Tiểu học là giúp các em phát triển toàn diện cả về 
thể chất lẫn tinh thần nên ngoài giáo dục trẻ về nhân cách và kiến thức, các em 
còn được đào tạo về kĩ năng cần thiết như ý thức tự giác làm học bài và làm bài, 
giúp đỡ gia đình với những công việc vừa sức, tích cực tham gia các hoạt động 
chung của lớp, tinh thần làm việc đội nhóm, khả năng tự bảo vệ bản thân
 Dù mục tiêu đi nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là đào tạo cho các em phát 
triển đúng hướng, trở thành những công dân tích cực trong tương lai. 
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục lao động nhằm giúp HSTH phát triển toàn diện 3
 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
 2.1. Mục đích
 Đề xuất một số biện pháp trong công tác chỉ đạo nhằm tổ chức có hiệu 
quả các hoạt động giáo dục lao động giúp học sinh Tiểu học phát triển toàn diện.
 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục lao 
động. Phân tích thực trạng công tác giáo dục lao động cho học sinh ở trường 
Tiểu học nơi công tác. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục lao động 
và tổ chức áp dụng thử nghiệm tại trường nơi công tác.
 3. Đối tượng – Thời gian – Phạm vi nghiên cứu 
 3.1. Đối tượng 
 Triển khai nghiên cứu thực trạng và áp dụng thử nghiệm trong phạm vi 
trường Tiểu học nơi đang công tác với số lượng trên 1748 học sinh và 52 giáo 
viên.
 3.2. Thời gian
 Thời gian: Từ 09/2020- 03/2021.
 3.3. Phạm vi 
 Công tác quản lí hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở trường tiểu 
học.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận 
 - Các phương pháp nghiên cứu thực tế: sử dụng các phương pháp quan 
sát, điều tra để có được căn cứ thực tiễn. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp, tham 
gia vào các hoạt động thực tiễn dự giờ, thăm lớp, trao đổi với giáo viên, phụ 
huynh, học sinh để có nhận định đúng đắn, kiểm chứng được hiệu quả việc áp 
dụng các biện pháp đã đề xuất.
 - Phương pháp tổng hợp, thống kê: sử dụng phương pháp toán học, thông 
qua làm việc với tổng hợp các tư liệu, thông tin khoa học nhằm xây dựng cơ sở 
lí luận chung để định hướng và chỉ đạo toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài 
này.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc sách, các loại tài liệu có liên quan 
đến đề tài nghiên cứu.
 4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 - Phương pháp khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra kết hợp với phương 
pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện, được sử dụng để nghiên cứu thực trạng 
về biện pháp chỉ đạo giáo dục lao động cho học sinh trường tiểu học.
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục lao động nhằm giúp HSTH phát triển toàn diện 5
 Phần II
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng và nguyên nhân 
 1.1. Thực trạng
 Giáo dục lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn 
diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất của người lao động mới: yêu lao 
động, quý trọng người lao động, giúp học sinh nắm được các kỹ năng lao động 
đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho học sinh tham gia vào 
đời sống lao động. Nhìn chung, công tác tuyên truyền, giáo dục lao động cho 
học sinh đã được các trường Tiểu học quan tâm. 
 Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì việc giáo dục lao động 
nhất là ở Tiểu học chưa thật sự đạt được hiệu quả xứng với tầm quan trọng của 
nó trong chuỗi các tri thức, kĩ năng giáo dục cần cung cấp cho học sinh. Nhiệm 
vụ chuyên môn khá nặng nề, áp lực về kiến thức được đa số các trường chú 
trọng, công việc trong trường nhiều; giáo viên chủ nhiệm phải dạy tất cả các 
môn học đồng thời làm luôn công tác quản lý học sinh nên việc giáo dục, hướng 
dẫn và tổ chức thực hành cho học sinh còn chưa sâu sát. Hơn nữa, yếu tố gia 
đình cũng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục lao động cho 
học sinh.
 Thực trạng ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên, bản thân tôi thấy các em 
đã có những biểu hiện tốt như: có ý thức giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, 
giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Nhiều học sinh khi được yêu cầu tham gia các hoạt 
động thì nhiệt tình và có trách nhiệm khi tham gia. Tuy nhiên còn hiện tượng 
một số học sinh chưa tự giác khi tham gia lao động, thậm chí cả lao động tự 
phục vụ cho bản thân, có những học sinh ngại tham gia lao động, sợ bẩn
 Qua tiến hành khảo sát ở đầu năm học tôi thu được kết quả như sau:
 + Lao động tự phục vụ ở trường
 Tự phục vụ Chưa tự phục vụ
 Tổng số HS
 SL % SL %
 1748 808 46,2 940 53,8
 + Lao động tự phục vụ ở nhà
 Tự phục vụ Chưa tự phục vụ
 Tổng số HS
 SL % SL %
 1748 666 38 1082 62
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục lao động nhằm giúp HSTH phát triển toàn diện 7
 Công tác thi đua vẫn còn những bất cập. Trong khen thưởng chủ yếu 
hướng đến khen ngợi học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, chưa chú 
trọng đến động viên, khen thưởng những học sinh có sự tiến bộ trong rèn luyện
 1.2.2. Nguyên nhân từ phía phụ huynh và học sinh
 Nhiểu phụ huynh coi trọng các môn học như Tiếng Việt, Toán, Tiếng 
Anh mà sao nhãng việc rèn ý thức và thói quen lao động cho con em. Không 
ít phụ huynh coi nhẹ việc giúp con nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống, 
không chú ý dạy con cách nhận biết, đánh giá hành vi của mọi người và không 
chú ý đến việc rèn hành vi, xây dựng thói quen tốt cho con. Nhiều phụ huynh 
nuông chiều con quá, cho tiêu xài hoang phí dẫn đến việc học sinh không biết 
làm,ngại việc quen sai bảo người khác mà không tự mình làm những việc nhỏ, 
thậm chí có thái độ không đúng đắn với những người lao động chân tay. Vấn đề 
phổ biến của trẻ em thành phố là ngoài việc học, ít em biết cách để phụ giúp gia 
đình những việc nhỏ, phù hợp với lứa tuổi như nấu cơm, rửa bát, lau nhà cửa, 
tưới cây. Khi đến trường, việc vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây cũng được 
người khác làm nên đôi khi mặc định trong tâm lý các em là chỉ cần đi học và 
học giỏi, không biết gì khác về cuộc sống xung quanh.
 Tâm lí ỷ lại nhà trường trong việc giáo dục con cái vô hình đã trở thành 
một trở ngại lớn cho việc giáo dục trẻ. Do vậy, nhiều phụ huynh không mặn mà 
với các hoạt động mang tính tập thể, không tạo điều kiện thuận lợi nhất để các 
em tham gia các hoạt động này và còn ngại để con lao động cho dù đó là những 
việc rất nhỏ, trẻ hoàn toàn có khả năng thực hiện.
 Đặc biệt, những thái độ, hành vi, việc làm một số phụ huynh đã ảnh 
hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Môi trường sống phức tạp 
cùng với sự bùng nổ thông tin, việc phổ biến các phương tiện nghe nhìn hiện đại 
nhưng không được quản lí chặt chẽ cũng làm cho trẻ dễ dàng tiếp cận những 
điều xấu. Trẻ có xu hướng lệ thuộc vào các phương tiện hiện đại, ngồi một chỗ 
để giải trí trong quỹ thời gian nghỉ ngơi ít ỏi của mình mà không vận động hay 
tham gia vào các hoạt động của cuộc sống. Khái niệm “sống ảo” là một thực tế 
mà nhà trường và gia đình cần phải cân nhắc và xem xét trong việc định hướng 
việc giáo dục cho trẻ. Không ít học sinh có tâm lí ngại lao động, sợ làm những 
công việc như quét dọn hoặc những việc phục vụ tập thể không đem lại lợi ích 
trực tiếp cho bản thân. Đó là biểu hiện và là nguyên nhân để hình thành sự ích 
kỉ, lười lao động của trẻ. Đây là lỗi do sự thiếu gắn kết và thống nhất giữa nhà 
trường và gia đình.
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục lao động nhằm giúp HSTH phát triển toàn diện 9
phòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngoài việc học. Cha 
mẹ học sinh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các 
hoạt động cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp họăc tham 
gia các hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống 
ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi 
trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng 
xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên 
ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho 
học sinh Tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông về Toán, Khoa học và 
Nhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở 
thành công dân có ích cho cộng đồng. Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho 
những người làm giáo dục như chúng ta những suy nghĩ, trăn trở.
 2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi giáo dục lao động cho học sinh
 Trong quá trình chỉ đạo giáo dục lao động cho trẻ nhằm giúp học sinh 
phát triển toàn diện, bản thân tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 a. Thuận lợi
 - Trường có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Sĩ số mỗi lớp vừa phải.
 - Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường luôn có sự đoàn kết nhất trí cao, 
giáo viên tuổi nghề còn trẻ, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề. Ban thường 
trực Hội cha mẹ học sinh nhà trường gồm những thành viên nhiệt tình với công 
tác hội. Đa số cha mẹ học sinh ủng hộ các hoạt động do nhà trường phát động, tổ 
chức. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về thời gian, nhân lực và 
kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa.
 - Từ nhiều năm nay, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường 
không ngừng khắc phục khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Chất 
lượng các mặt giáo dục của nhà trường được duy trì và phát triển. Nhiều năm 
liền trường đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”. 
 b. Khó khăn 
 - Một số hạng mục về cơ sở vật chất của nhà trường bị xuống cấp đang 
chờ sửa chữa.
 - Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, một số gia đình chỉ chú 
trọng đến làm ăn mà quên đi lối sống và hoạt động học tập của con em. Nhiều 
gia đình không yêu cầu và dạy dỗ hay bắt trẻ lao động, kể cả lao động tự phục 
vụ. 
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục lao động nhằm giúp HSTH phát triển toàn diện

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_lao.docx
  • doc1. BIA SKKN.doc
  • doc2.MUC LUC.doc
  • doc4. PHU LUC ANH.doc
  • doc5. KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG.doc