Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc trong trường mầm non

doc 31 trang skquanly 16/04/2024 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc trong trường mầm non
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG MẦM NON XÃ HỮU HÒA
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 
 XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP MẦM NON HẠNH PHÚC 
 TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 Lĩnh vực: Quản lý
 Cấp học: Mầm non
 Tên tác giả: Phạm Thị Thanh Hương
 Đơn vị công tác: Trường mầm non xã Hữu Hòa
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Tài liệu đính kèm: Đĩa VCD
 NĂM HỌC 2020-2021 1
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một 
nền giáo dục tốt”. Đúng vậy, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục và đào tạo. 
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến 
chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm 
vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, 
thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu 
học được tốt.
 Có thể nói trong thời gian gần đây, từ khóa “Trường, lớp mầm non hạnh 
phúc” được quan tâm hơn bao giờ hết. Cũng vào đầu năm nay, Bộ GD-ĐT phát 
động phong trào “Trường học hạnh phúc”. Những động thái này cho thấy xã 
hội đã và đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nó. Đã đến lúc 
giáo dục nước nhà cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi 
trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ các trường Mầm non.
 Theo PGS - TS Chu Cẩm Thơ “Một trường học hạnh phúc là trường học 
tự xây dựng cho mình mục tiêu, sứ mệnh phù hợp trong đó có mục tiêu làm cho 
các cá nhân tập thể yêu trường, yêu lớp cùng tiến bộ trên những giá trị tốt đẹp”. 
 Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của năm học này với chủ đề xây 
dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Nhà trường đã tập trung vào 3 giá trị 
cốt lõi đó là “Yêu thương, an toàn và tôn trọng”.
 Trường học hạnh phúc khi và chỉ khi các mối quan hệ được xây dựng và 
thực hiện dựa trên tình yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu và chia 
sẻ với người khác mà không phải là sự ích kỷ đơn phương thực hiện. Để xây 
dựng nhà trường trong tình yêu thương đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người trong đó 
cần nhất là sự chuyển biến về công tác lãnh đạo, tối ưu hóa công tác quản lý nhà 
trường, giảm bớt gánh nặng công việc cho giáo viên.
 Yêu thương, an toàn và tôn trọng đã tạo nên giá trị một ngôi trường hạnh 
phúc. Bên cạnh ba giá trị cốt lõi đó, chúng tôi cố gắng xây dựng một môi trường 
giáo dục lý tưởng cho mọi người. Môi trường lý tưởng trước hết đó là sự đầy đủ 
về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới 
giáo dục hiện nay. Môi trường lý tưởng là việc chúng ta thường xuyên sử dụng 
các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, bao dung, duy trì bầu không khí học tập 
ấm áp, thân thiện. Mọi thành viên trong trường đều được hiểu, được yêu thương, 
được tôn trọng, được có giá trị và được đảm bảo an toàn. 3
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Những nội dung lý luận.
 Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn 
dân. Giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học 
công nghệ, đẩy mạnh tốc độ phát triển giáo dục - đào tạo; coi trọng cả 3 mặt: 
Quy mô - Chất lượng - Hiệu quả. Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành 
và phát triển nhân cách con người. Có thể nói nhân cách con người trong tương 
lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non.
 Chúng ta đang ở thế kỷ XXI, thế kỷ của trí tuệ, của nền kinh tế trí 
thức, văn minh và hiện đại. Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập 
và phát triển. Nền kinh tế, xã hội và công nghệ cũng đang đổi mới, cùng với 
nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, 
thông minh, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin cao, có khả 
năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng 
với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Chính vì vậy cần phải đổi mới giáo 
dục nói chung và đổi mới giáo dục mầm non nói riêng là rất quan trọng và 
cần thiết.
 Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ, để trẻ có được hạnh phúc 
trước hết trẻ được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương, quan 
tâm, chăm sóc của bố mẹ, người thân. Bên cạnh đó trẻ được trưởng thành trong 
một ngôi trường hạnh phúc - nơi đó trẻ được học tập, được vui chơi, được chia 
sẻ, được thấu hiểu và được tôn trọng bằng tất cả tình cảm, tình yêu thương của 
cô giáo. Với giáo viên hạnh phúc là được đem niềm vui đến với trẻ, mang lại 
tiếng cười cho trẻ trong mỗi ngày, quan tâm chăm sóc cho trẻ từ bữa ăn đến giấc 
ngủ và truyền đạt những kiến thức, kỹ năng để trẻ phát triển toàn diện về thể 
chất và tinh thần. 
 Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để trẻ đến trường mỗi ngày là 
một ngày vui? Giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc? Làm thế 
nào để tạo nên mối quan hệ cô trò gần gũi, thân thiện và yêu thương?... Muốn 
đạt được điều đó đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên phải đổi mới nâng cao chất 
lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; Đổi mới xây dựng “Trường, lớp mầm 
non hạnh phúc”; Xây dựng kỷ cương, nền nếp trong nhà trường; Xây dựng quy 
tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp; Phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao 
năng lực sư phạm; Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu đổi 
mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 5
 2. Thuận lợi.
 - Trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, của Phòng giáo 
dục và Đào tạo huyện và được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy 
học theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.
 -Trường được Đảng uỷ, HĐND, UBND xã luôn luôn quan tâm, động viên 
các phong trào của nhà trường qua các ngày hội, ngày lễ và được hội cha mẹ học 
sinh nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ các hoạt động của nhà trường, tạo điều kiện 
thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt chủ đề trường, lớp mầm non hạnh phúc.
 - Trường tập trung tại một khu nên thuận tiện cho công tác quản lý và chỉ 
đạo các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 - Nhà trường đã xây dựng kế hoạch “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” 
với 3 tiêu chí cụ thể, rõ ràng.
 - Ban giám hiệu đoàn kết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo.
 - CB-GV-NV thực hiện tốt nội qui, qui chế của nhà trường.
 - Giáo viên trẻ khoẻ, nhiệt tình luôn dành tình yêu thương với trẻ. 
 - Trường có sân chơi, sân cỏ rộng rãi thoáng mát. Có nhiều cây xanh, cây 
cảnh, khu vườn rau tạo khung cảnh môi trường xanh - sạch - đẹp và an toàn cho 
trẻ hoạt động. 
 - Phòng học các lớp được xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm, có nhiều đồ dùng, đồ chơi ứng dụng phương pháp tiên tiến tạo lớp học thân 
thiện, hạnh phúc.
 3. Khó khăn.
 - Khu lẻ thôn Hữu Từ được UBND huyện xây dựng, cải tạo, sửa chữa do 
đó học sinh chuyển xuống khu trung tâm để học nên số học sinh trên lớp đông. 
 - Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, đôi khi chưa kiểm 
soát được bản thân.
 - Một số giáo viên thực hiện nền nếp kỷ cương, ứng xử đạo đức nghề 
nghiệp trong nhà trường đôi khi chưa được tốt.
 - Kỹ năng giao tiếp của một số giáo viên chưa thân thiện với phụ huynh.
 - Tháng 2 năm 2021 học sinh nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19 hoạt động 
chuyên môn bị giãn đoạn.
 Với tình hình thực tế về cơ sở vật chất, những thuận lợi, khó khăn nêu 
trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý các hoạt 
động chuyên môn nhằm thực hiện chủ đề xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh 
phúc” cho giáo viên đạt hiệu quả cao trong năm học này. Chính vì vậy, tôi đã 
nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau: 7
 - Tổ chức kiến tập lớp học hạnh phúc - BGH và 100 %
Tháng 11 lớp A2; B3; C1; D1 giáo viên tham gia.
năm 2020 - Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, đạo đức - BGH, 100%
 nghề nghiệp cho giáo viên. giáo viên
 - Kiến tập chuyên đề Giáo dục phát triển - HPCM, 100%
Tháng 12 tình cảm xã hội lớp C1; D1; Ứng dụng giáo viên
năm 2020 phương pháp Montessori vào hoạt động 
 tạo hình lớp A3; B3 tại trường.
 - Bồi dưỡng giáo viên đăng ký CSTĐ - HPCM, 4 giáo viên 
 - Tập huấn chủ đề “Trường, lớp mầm - BGH, 4 giáo viên
 non hạnh phúc” do PGD tổ chức. 
 - Tham gia kiến tập “Trường, lớp mầm - BGH, 4 giáo viên 
 non hạnh phúc” do phòng GD tổ chức.
Tháng 01 - Tổ chức hội thảo “Trường, lớp mầm - BGH; 100% 
năm 2021 non hạnh phúc” tại trường. giáo viên
 - Tổ chức kiến tập giáo viên đạt đăng ký - BGH; 100% 
 CSTĐ cấp huyện. giáo viên
 - Bồi dưỡng giáo viên đăng ký hội thi - BGH; giáo viên
 thiết kế bài giảng E-learning.
 - Chỉ đạo giáo viên xây dựng bài giảng - HPCM, giáo viên
Tháng 2 video gửi phụ huynh cho trẻ học tại nhà 
năm 2021 do nghỉ dịch Covid-19.
 - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn. - HPCM, giáo viên 
 - Kiểm tra nền nếp, thực hiện qui chế - BGH, 100% 
 chuyên môn sau khi trẻ trở lại trường. giáo viên tham gia
 - Kiến tập chủ đề “Trường, lớp mầm - BGH, giáo viên
 non hạnh phúc” lớp A3; B2, C2, D2.
 - Tổ chức Hội giảng Mừng Đảng - - BGH, giáo viên
 mừng xuân.
Tháng 03 - Kiến tập 4 khối đạt giải cao giáo viên - BGH, giáo viên
năm 2021 dạy giỏi cấp trường.
 - Bồi dưỡng giáo viên đăng ký CSTĐ, - BGH, giáo viên
 giấy khen viết sáng kiến kinh nghiệm.
 - Tham gia ngày hội CNTT do phòng - BGH; Giáo viên
 giáo dục tổ chức. 9
 Sau khi được tập huấn nhà trường đã tổ chức một buổi hội thảo với chủ đề 
“Trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Nội dung buổi hội thảo đó là:
 + Bình tĩnh lắng nghe bằng sự đồng cảm để thay đổi bản thân
 + Đặt mình vào vị trí của người khác
 + Sẵn sàng nói lời xin lỗi
 + Hợp tác cùng nhau đưa ra các giải pháp
 + Giáo dục trẻ bằng tình yêu thương.
 Ngoài ra trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã xây dựng bài giảng 
“Những cảm xúc tích cực - Lòng biết ơn và sự tử tế” để trao đổi, chia sẻ tới giáo 
viên với các nội dung chính: Nuôi dưỡng lòng biết ơn, sự tử tế; Thực hành lòng 
biết ơn và sự tử tế; Quản lý những cảm xúc tiêu cực; Cách thư giãn, giảm căng 
thẳng và áp lực. 
 Bên cạnh đó việc duy trì cảm xúc tích cực rất hữu hiệu. Đó là việc tìm ra 
những điều tốt ngay cả trong sự việc tiêu cực, không mấy tốt đẹp vừa xảy ra; đó 
là mong muốn cải tiến để giúp ta làm gì cũng có khả năng hoàn thiện. Các cô 
giáo hãy thường xuyên dùng công thức “khen” trước “chê” sau - mà chê cũng 
phải có nghệ thuật, nghĩa là, dù tồi tệ đến đâu, cố gắng tìm ra vài điểm tích cực 
để khen. Khi là một giáo viên, điều dễ dàng nhất với chúng ta đó là tình yêu 
dành cho trẻ. Khi đó, chúng ta sẽ mang được những điều tốt đẹp vào bài giảng. 
Chỉ cần nhìn vào trẻ mỗi cô giáo sẽ thấy có động lực làm việc, thấy còn nhiều 
việc để làm có ý nghĩa. 
 Cuối cùng, giáo viên của tôi đã thay đổi nhờ vào sự vận dụng hàng ngày 
những kỹ năng hành vi thân thiện trong trường; xác định hệ quả hành vi; lựa 
chọn hành vi. Kỹ năng nhận diện cảm xúc; thư giãn; làm chủ, tự kiểm soát.
 *Kết quả: Qua việc xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường mỗi 
cán bộ, giáo viên đã tích cực tham gia các buổi hội thảo, kiến tập cấp huyện, cấp 
trường. Nhà trường đã xây dựng 01 video, 01 bản thuyết trình về chủ đề 
“Trường, lớp mầm non hạnh phúc” gửi cấp huyện. Cán bộ, giáo viên đã trở nên 
thân thiện gần gũi, yêu thương và tôn trọng và phối hợp tốt với ban phụ huynh 
để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
 (Xem ảnh phụ lục 1,2)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_ngu_giao.doc