Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, phù hợp bối cảnh của địa phương

doc 32 trang skquanly 16/04/2024 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, phù hợp bối cảnh của địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, phù hợp bối cảnh của địa phương

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, phù hợp bối cảnh của địa phương
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, 
 NHÂN VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM NON THỰC HIỆN TỐT 
NHIỆM VỤ NĂM HỌC, PHÙ HỢP BỐI CẢNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG” 
 Lĩnh vực: Quản lý
 Cấp học: Mầm non
 Tên tác giả: Nguyễn Hiền Lương
 Đơn vị công tác: Trường MN xã Hữu Hòa
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Năm học: 2021- 2022 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Năm học 2021- 2022 là một năm học hết sức khó khăn với các ngành 
trong cả nước nói chung và ngành Giáo dục nói riêng. Ngày 24 tháng 8 năm 
2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ra Chỉ thị số 800 về thực hiện nhiệm vụ năm 
học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên 
trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo. Chỉ thị nêu rõ, năm học 2021-2022 
là năm đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết số 50/NQ-CP (ngày 20/5/2021) của Chính 
phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại 
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc 
hội và văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo 
dục và đào tạo; cũng Quyết định ban hành Chương trình hành động của Bộ 
GDĐT triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
 Năm học 2021-2022 toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ 
kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn 
biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học; vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó 
khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất 
lượng giáo dục, đào tạo. Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu 
cầu toàn ngành tập trung triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, nhiệm vụ 
quan trọng đầu tiên là chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh 
hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, thực hiện hiệu quả các biện 
pháp về phòng, chống dịch. Theo đó, phối hợp với ngành Y tế, ngành giáo dục 
cần chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch 
Covid-19 dự báo còn kéo dài và diễn biến phức tạp.
 Thực tế cấp bách trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, bên cạnh 
đó ngành giáo dục vẫn phải đảm bảo “tạm dừng đến trường, không dừng việc 
học” thực sự là thách thức lớn chưa có tiền lệ mà ngành giáo dục phải đối mặt. 
Bên cạnh đó, bậc học mầm non trẻ lại quá nhỏ, các cháu theo tâm sinh lý lứa 
tuổi là được học qua chơi, chơi mà học, phải bằng những hành động bắt chước 
những gì người lớn (cô giáo) truyền cho, từ đó trẻ mới tích luỹ kinh nghiệm và 
tạo thành thói quen. Cả khoảng thời gian dài là 2/3 năm học phải ở nhà do dịch 
chính là sự trăn trở, trách nhiệm, tình thương đối với trẻ của những người làm 
công tác giáo dục trong ngành học mầm non nói riêng. Với mong muốn xây 
dựng được đội ngũ mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên vừa vững vàng về kiến 
thức, kỹ năng chuyên môn của ngành học là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục 3
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 
cứu tổng kết kinh nghiệm
 Trong năm học 2021- 2022 hết sức đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-
19, phần lớn thời gian trẻ phải nghỉ học tại nhà, trẻ được quay trở lại trường học 
chỉ còn chưa đầy hai tháng là kết thúc năm học. Vai trò và nhiệm vụ của nhà 
trường là chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên bằng mọi hình thức nhằm hỗ trợ 
phụ huynh để giúp trẻ nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác chăm 
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo từng độ tuổi trong thời gian trẻ ở nhà để phòng, 
chống dịch Covid-19, cũng như tranh thủ thời gian khi trẻ được đến trường để 
trẻ được an toàn, có kiến thức, kỹ năng cơ bản phù hợp lứa tuổi. Chính bởi thực 
tế bối cảnh địa phương như vậy, nhà trường ngay từ đầu năm học đã chú trọng 
đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản, kế hoạch đến toàn thể đội 
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, giúp cho đội ngũ phải hiểu rõ những khó khăn 
theo thực tế ảnh hưởng của dịch Covid-19. Công tác phòng, chống dịch để đảm 
bảo an toàn cho tứng cá nhân cũng như để chung tay giúp sức cho cộng đồng là 
tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Khi đã có được những hiểu biết, sự bình tĩnh, 
sáng suốt về công tác phòng, chống dịch từ đó thực hiện có hiệu quả mối quan 
hệ giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ trẻ trên nhiều kênh thông tin giúp các 
bậc phụ huynh yên tâm rèn trẻ. Mối quan hệ này được xây dựng mật thiết bám 
sát từng thời gian, hơn nữa thực hiện điều chỉnh các nội dung kế hoạch cho phù 
hợp, biện pháp cụ thể, gắn chặt với các hoạt động chuyên môn, hỗ trợ phụ huynh 
chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Khi trẻ được đi học trở lại thì tranh thủ thời gian ngắn 
ngủi giúp trẻ có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất phù hợp từng lứa 
tuổi. Vậy phải làm thế nào để cả hai nhiệm vụ được thực hiện song hành và 
mang lại hiệu quả cao nhất giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên có chắc kiến thức 
về mọi mặt, hơn nữa để phụ huynh yên tâm, cùng đồng hành với nhà trường 
vượt qua mọi khó khăn cho trẻ có được sự an toàn và có được những kiến thức, 
kỹ năng cơ bản theo độ tuổi. Chắc chắn đây là một bài toán rất khó, tuy nhiên vì 
nhiệm vụ và lương lâm nghề nghiệp, mọi gian nan sẽ vượt qua khi tất cả cùng 
đoàn kết, đồng lòng chung ý tưởng, mục tiêu vì trẻ thơ.
 II. Thực trạng vấn đề
 1. Đặc điểm tình hình chung
 - Trường Mầm non xã Hữu Hòa có 2 điểm. Khu lẻ tại địa bàn thôn Hữu 
Từ được UBND huyện Thanh Trì đầu tư nâng cấp, sửa chữa từ ngày 05/9/2020, 
hiện đã bàn giao tạm thời. Khu trung tâm tại thôn Hữu Trung. 5
 - Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và thực hiện tốt công tác phòng, 
chống dịch Covid-19.
 - Có nhiều giáo viên có khả năng tuyên truyền, kỹ năng công nghệ thông 
tin đáp ứng tốt trong mọi điều kiện.
 - Được sự phối hợp tốt của đa số các bậc phụ huynh, sự quan tâm của 
chính quyền địa phương.
 b. Khó khăn
 - Là năm học với 2/3 thời gian trẻ phải nghỉ học tại nhà để phòng, tránh 
dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến nền nếp, kỹ năng, kiến thức của trẻ.
 - Một số giáo viên kỹ năng công nghệ thông tin và kỹ năng tuyên truyền, 
xây dựng các video còn hạn chế .
 - Một số phụ huynh còn lo lấng về công tác phòng, chống dịch cho trẻ.
 - Nhiều phụ huynh còn hạn chế trong việc kết nối với giáo viên qua các 
phương tiện hiện đại. 
 Từ việc khảo sát và thực tế về tình hình thuận lợi, khó khăn trên, tôi luôn 
trăn trở làm thế nào để thay đổi thực hiện tốt nhất nhiệm vụ năm học phù hợp 
bối cảnh địa phương. Chính vì vậy, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài, nắm bắt học 
hỏi và đưa ra một số biện pháp sau:
 III. Các biện pháp
 1. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 
 Công tác bồi dưỡng đội ngũ là một nội dung không thể thiếu trong mỗi 
nhà trường ở đầu mỗi năm học. Để chuẩn bị cho đội ngũ những kiến thức, kỹ 
năng tốt nhằm đáp ứng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đáp ứng 
thực tế cả hai phương án trẻ được đi học hoặc trẻ phải nghỉ học tại nhà, phù hợp 
với bối cảnh địa phương theo sự chỉ đạo của cấp trên. Theo sát tình hình dịch 
Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, điều tôi dự đoán là đầu năm học trẻ có thể 
chưa được đến trường, vì vậy việc bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên là 
phải thực sự chủ động để các cô có được tâm thế, kiến thức phòng, chống dịch 
và cũng như kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng công nghệ 
thông tin nhằm đáp ứng tốt nhất để chuyển tải đến các con qua các video bài 
giảng thông qua việc hỗ trợ phụ huynh. Muốn vậy giáo viên phải vừa là những 
người có kiến thức, hiểu biết và tuyên truyền tốt về công tác phòng dịch, vừa 
phải có thêm kỹ năng công nghệ thông tin và kỹ năng tuyên truyền thật tốt. Để 
đáp ứng cả hai nội dung trên, ngay từ đầu tháng 8 tôi đã lên kế hoạch và đưa ra 
các nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ của trường mình. Hơn ai hết, hằng ngày 
trong cả một năm học tôi đã hiểu rõ từng đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên 
mạnh về lĩnh vực nào, yếu về mảng nào. Trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ 7
 Bên cạnh công tác nắm bắt, thực hiện và tuyên truyền về phòng, chống 
dịch Covid-19 của nhà trường thì tôi chỉ đạo để các đồng chí cán bộ, giáo viên, 
nhân viên trong địa bàn xã Hữu Hoà cùng vừa là những tuyên truyền viên, vừa 
chung tay hỗ trợ xã thực hiện trực chốt, nhập liệu công tác tiêm phòng. Nhà 
trường còn cử cô nuôi nấu cơm, chuẩn bị nơi nghỉ ngơi phục vụ các bác sỹ.
 ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.1)
 Để toàn bộ đội ngũ trong nhà trường nắm bắt tốt về công tác phòng, 
chống dịch Covid-19, những buổi họp trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng, chống 
dịch của xã, tôi đã xin phép để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng 
được tham gia, với mong muốn giúp đội ngũ của mình nắm bắt tình hình và từ 
đó có thêm những tuyên truyền viên của gia đình cùng bắt tay phòng, chống 
dịch tốt nhất. Bên cạnh đó tôi giao cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều là 
một tuyên truyền viên nắm rõ các bước phòng, chống dịch giúp hỗ trợ tuyên 
truyền đến phụ huynh phòng chống dịch khi trẻ ở nhà và khi trẻ đến trường để 
phụ huynh được yên tâm. Triển khai các bài tuyên truyền qua các kênh truyền 
thông, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên và đặc biệt là phụ huynh hiểu biết và 
phòng, chống dịch được tốt nhất. 
 (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.2) 
 Về công tác tập huấn phòng, chống dịch tại nhà trường, tôi đã chỉ đạo 
nhân viên y tế xây dựng kế hoạch, phương án, sau đó tôi duyệt nội dung và đã 
phân công tập huấn bài bản, thay đổi, điều chỉnh phương án phòng, chống dịch 
theo từng thời điểm đồng thời bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp. Một 
điều không thể thiếu đó là giao nhiệm vụ về việc giữ vững sự kết nối với y tế địa 
phương để y tế nhà trường vừa cập nhật thêm kiến thức, vừa phổ biến các cách 
phòng, chống dịch bệnh. Thật lòng, trong suốt thời gian dịch Covid-19 bùng 
phát mới thấy được sự vất vả của cán bộ, nhân viên ngành y, và nhân viên y tế 
trường học cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt khi trẻ được đi học, nhà trường 
với hai điểm trường lại càng khó khăn cho nhân viên y tế. Bản thân tôi, vừa 
động viên khích lệ, vừa giao nhiệm vụ, kích cầu đồng chí nhân viên y tế để công 
tác bồi dưỡng mang tính chuyên môn được bài bản và chỉn chu, khi hướng dẫn 
làm thế nào để tất cả đội ngũ hiểu được, thực hành và làm được. Để song hành 
với nhiệm vụ tập huấn chuyên môn, tôi cũng đã trao đổi để xây dựng kế hoạch 
bồi dưỡng sát thực tế, đáp ứng kỹ năng xử lý cho trẻ khi gặp tai nạn ở trường. 
Hằng năm giáo viên được nhân viên y tế hướng dẫn, ôn lại những kiến thức và 
thực hành trong xử lý các tình huống có thể xảy ra với trẻ của lớp mình khi ở 
trường nên các cô rất chú tâm học tập. 9
 1.2. Bồi dưỡng công tác chuyên môn
 Song song với công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đảm bảo an 
toàn cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên thì nhà trường cũng rất chú trọng để 
nâng cao kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ. Với thực tế trong các tháng trẻ 
không được đến trường thì công tác xây dựng video, xây dựng các bài tuyên 
truyền là hết sức quan trọng, đó không chỉ là nhiệm vụ được ngành học chỉ đạo 
mà còn là tình thương của các cô dành cho các con, bởi trẻ ở nhà sẽ rất khó có 
được kiến thức, kỹ năng bài bản như khi được đi trường các cô rèn rũa.
 Đối với mỗi giáo viên mầm non khi trẻ được đến trường thì hằng ngày 
tiếp xúc với ba mươi, bốn mươi thậm chí năm mươi trẻ nhỏ lứa tuổi đầu đời, 
mỗi lớp có đến ba, bốn giáo viên, nếu ai cũng thể hiện cái “tôi” của mình thì 
công việc không trôi chảy, tâm lý luôn căng thẳng, dẫn đến việc ỉ lại, trì trệ rồi 
“cha chung không ai khóc”. Còn với nhân viên, hoàn cảnh của nhiều cô cũng rất 
vất vả, lương lại thấp, nên sau giờ ở trường đã phải đi làm thêm một số việc để 
có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Hơn nữa với mức lương của giáo viên 
mầm non hiện nay cũng vậy, áp lực công việc và nhiều thứ phải chi phối, bởi tất 
cả đội ngũ trong trường đều đã có gia đình. Tuy nhiên không vì những khó khăn 
mà giảm đi sự tâm huyết với nghề mình đã chọn, nghề mà được xã hội tôn vinh 
“nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Nhưng năm học này thật đặc biệt 
là thời gian gắn bó với các con rất ít, bài toán khó lại là việc tương tác với phụ 
huynh và các con qua trực tuyến là một trở ngại lớn đối với một số giáo viên còn 
hạn chế về công nghệ thông tin, cũng như việc cô nuôi phải thực hiện các video 
chế biến món ăn. Là một người quản lý, bản thân tôi phải nhận thức đúng đắn 
nhiệm vụ năm học với thực tế là nhiều tháng học sinh chưa được đến trường thì 
có những giáo viên, nhân viên sẽ khó khăn thế nào trong việc xây dựng các bài 
tuyên truyền, các video hoạt động giáo dục. Tôi đã bàn bạc và thống nhất với 
các đồng chí hiệu phó để sắp xếp giáo viên trên một lớp thật phù hợp, chú trọng 
đến khả năng công nghệ thông tin, khả năng viết bài và tuyên truyền. 
 ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.2.1)
 Tôi cũng bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên các kỹ năng viết bài, tự tin 
trình bày trước đám đông. Tôi còn tổ chức hội thảo “tự tin thuyết trình trước 
đám đông”, cũng bằng thực tế cảm hóa và truyền cảm hứng cho mọi người tôi 
đã giao cho một giáo viên đã có sự tự tin, truyền tải thông tin đến phụ huynh rất 
tốt thực hiện buổi tập huấn này. Cùng là đồng nghiệp trong trường nên “Học 
thầy không tày học bạn” được thực sự lên ngôi. Các cô cảm nhận sự lan toả 
nhiệt huyết, được trao đổi, được kích cầuniềm vui của buổi hội thảo như tiếp 
thêm nghị lực, truyền cảm hứng cho các giáo viên. Bản thân tôi có lẽ là người 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_ngu_can_b.doc