Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chủ đề xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chủ đề xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chủ đề xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON XÃ HỮU HÒA MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG “TRƯỜNG, LỚP MẦM NON HẠNH PHÚC” Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Nguyễn Hiền Lương Đơn vị công tác: Trường MN xã Hữu Hòa Chức vụ: Hiệu trưởng Năm học 2020- 2021 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Bậc học Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời. Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, thay vì áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng. Khi xây dựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong mọi hoạt động. Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau, từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất tự nguyện chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non sẽ có nhiều bất cập. Cán bộ quản lý phải thay đổi quan điểm, cảm hóa đội ngũ, các tổ chuyên môn, các giáo viên để có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, không ngại đổi mới, sáng tạo. Tuy nhiên mỗi nhà quản lý đều phải biết đối mặt với thách thức, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đã làm sẽ có sai, nhưng sai đâu sẽ sửa ở đó thì mới mang lại hiệu quả. Với mong muốn xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ chung tay xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc một cách có hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chủ đề xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” làm đề tài sáng kiến trong năm học này. 3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi “Yêu thương, an toàn và tôn trọng”. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thật sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc. Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, năm học 2020- 2021 là năm học tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non (GDMN) theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016. Đối với trẻ mầm non “Học bằng chơi - Chơi mà học”, là một quan điểm xuyên suốt trong các hoạt động. Với chương trình này luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên có sự tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của bản thân để đáp ứng nhu cầu, hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ, đồng thời giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết cho bản thân. Trong năm học này nhà trường hướng tới 3 giá trị cốt lõi đó là “Yêu thương, an toàn và tôn trọng” để làm mục tiêu trong quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. II. Thực trạng vấn đề 1. Đặc điểm tình hình chung - Trường Mầm non xã Hữu Hòa có 2 điểm. Khu lẻ tại địa bàn thôn Hữu Từ được UBND huyện Thanh Trì đầu tư nâng cấp, sửa chữa từ ngày 05/9/2020, hiện chưa được bàn giao. Trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại khu trung tâm. - Nhà trường đã được công nhận kiểm định chất lượng cấp độ 2 và công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 12/2020. Đời sống nhân dân trong toàn xã với 2/3 sống bằng nghề trồng trọt và buôn bán nhỏ lẻ. 5 người tốt, kẻ xấu, có người khuyết tật, có người lành lặn... Vậy việc thay đổi không phải một sớm một chiều, cần kiên trì và có lộ trình thời gian, đặc biệt thay đổi nhận thức để mang lại niềm vui, mang lại niềm hạnh phúc sẽ là mong ước của tất cả mọi người. Trường học sẽ hạnh phúc khi các mối quan hệ được tạo nên và thực hiện dựa trên sự tôn trọng, tình yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, lắng nghe và chia sẻ với người khác. Để xây dựng nhà trường trong tình yêu thương đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người, trong đó cần nhất là sự chuyển biến về công tác lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. a. Thay đổi bản thân, truyền cảm hứng đến đội ngũ cán bộ Để đội ngũ thay đổi, hơn ai hết người đứng đầu phải thay đổi, hơn nữa thay đổi để mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc, sự hứng khởi, chất lượng công việc tốt hơn thì không lý gì lại không thay đổi. Bên cạnh đó đối với bản thân tôi nhận thức rõ cần phải thay đổi nhằm mang lại trước hết là niềm vui cho mình, sau đó lan tỏa đến đội ngũ sẽ không những là việc nên làm mà còn là trách nhiệm. Tôi đã tìm hiểu qua các kênh thông tin chính thống, qua học hỏi kinh nghiệm của những đồng chí lãnh đạo mà tôi ngưỡng mộ về phẩm chất, về nhân cách, về công việc Đặc biệt, chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, thật sự đó là một chương trình quá hay, tuyệt vời, những thầy cô giáo đăng ký tham gia chương trình đã là vượt qua chính mình, vượt qua cái “tôi” của mình để bằng mọi cách nhằm thay đổi bản thân, cái đích cuối cùng cũng là vì học trò, vì mong muốn nghề mình đã chọn được thực sự thay đổi, thực sự hạnh phúc từ đó dẫn đến bản thân mỗi thầy cô giáo cũng hạnh phúc. Khi xem chương trình này tôi không kìm nổi những cảm xúc của mình, tôi nhìn thấy trong đó có hình ảnh của mình, thấy còn nhiều điều chưa làm được, song tôi khẳng định rằng sẽ là chưa muộn với bất cứ ai đã nhận ra. Tôi nghĩ rằng, người thay đổi đầu tiên phải là lãnh đạo nhà trường, thay đổi trong suy nghĩ, trong cách quản lý, không còn cách quản lý áp đặt, mà phải là người gần gũi, là nơi để cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thấy tin tưởng để chia sẻ những ý nghĩ hay, sáng tạo, chia sẻ về tâm tư, nguyện vọng của mình. Ý thức được điều cốt lõi đó, bản thân tôi đã thay đổi từ cách đánh giá đội ngũ của mình, thay đổi từ cử chỉ, hành động, lời nói... Ví như họp ban giám hiệu, tôi vừa chân thành chia sẻ, gần gũi, tôn trọng lắng nghe quan điểm của các đồng chí, bên cạnh đó cũng phải quán triệt tư tưởng và giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng cô, giúp các cô hiểu bản thân cán bộ quản lý có nhận thức đúng đắn, có thay đổi thì mới mong giáo viên, nhân viên thay đổi. Tôi đã rất tôn trọng, gần gũi, lắng nghe hai đồng chí hiệu phó nêu quan điểm, tận dụng những điểm hay, điểm mới để đi đến thống nhất 7 khi tổ chức hội thảo vi ch đ “Trưng, lp mm non hnh phúc”. Qua nội dung buổi hội thảo như: Bình tĩnh lng nghe bng s đng cm đ thay đi bn than; Đt mình vào v trí ca ngưi khác; Sn sàng nói li xin li; Hp tác cùng nhau đưa ra các gii pháp; Giáo dc tr bng tình yêu thương. Trong hội thảo này tất cả các đồng chí trong nhà trường được nêu quan điểm của mình, qua đó giúp cho các đồng chí tự tin hơn, hiểu nhau hơn, cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục, tôi giao đồng chí hiệu phó phụ trách chuyên môn kết hợp tổ trưởng chuyên môn các khối, cho các giáo viên của từng tổ chuyên môn cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, phù hợp với trẻ, phù hợp với chương trình khung của Sở, Phòng giáo dục đưa ra thì áp dụng thực hiện. Thống nhất với hiệu phó không áp đặt giáo viên phải theo ý mình. Với nhân viên cũng vậy, các cô là người trực tiếp chế biến các món ăn, các cô có kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ nên thấy rõ nhất cần kết hợp các thực phẩm thế nào là hợp lý. Mọi người cùng nhau trao đổi, bàn bạc để tìm ra phương án tối ưu nhất rồi cùng thống nhất thực hiện. Muốn mọi việc được suôn sẻ, tôi cũng đã trao đổi hằng ngày, cá nhân mỗi người cần nhìn theo thực tế công việc để đưa ra những quan điểm của mình cho đúng. Cùng thay đổi một chút về tính cách trong cư xử, bớt đi một chút nóng giận, bớt đi một chút than vãn, nhìn mọi việc tích cực hơn để hài hòa với mọi người, từ đó khiến mọi người có thiện cảm với mình hơn, đó cũng là cách tự mình mở ra cơ hội tốt hơn. ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.2) Bên cạnh sự tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhà trường, mặt khác tôi cũng quan tâm hơn đến thời gian, đời sống, môi trường làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong trường mầm non, số thời gian các cô đến trường rất nhiều, như bản thân tôi là từ 6.30 đến sớm nhất là 17h30 mới ra về, 11 giờ ở trường. Giáo viên thì gắn với trẻ từ sáng đến chiều về, chưa kể việc giành quỹ thời gian cho việc soạn giáo án, cho các hoạt động văn thể khác mà trong kế hoạch của nhà trường cũng như của các cấp, các ngành phát động. Ví như bản thân tôi, vì quen dậy sớm và cùng tiện đường đưa con đi học nên tôi đã đi trực sớm để các cô hiệu phó đi ca sau đỡ vất vả, nhưng tôi cũng thường ở lại sau cùng khi mọi người đã về hết mới yên tâm. Tôi cũng đã thống nhất cùng các đồng chí hiệu phó tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên đến trường theo ca, đảm bảo giờ giấc đón trẻ, linh hoạt trong việc giáo viên có thể về sớm nếu gia đình có bận việc hoặc đưa đón con đi học, họp phụ huynh cho con. Chính vì sự tạo điều kiện, sự bao dung, linh hoạt trong công việc nên mọi người rất hài 9 cho tất cả mọi người có thêm các thông điệp để mỗi khi nhìn thấy cũng thêm phần nhắc nhở chúng ta cần làm tốt, cần lưu tâm cùng nhau cố gắng gây dựng. Khi trẻ đến trường, cảm nhận được môi trường, lớp học là nơi hằng ngày trẻ học tập, vui chơi, trải nghiệm thực sự có những hình ảnh để thấy hạnh phúc, thiên nhiên hài hòa, cây cối xanh tươi, hoa trái bốn mùa. Phụ huynh đến đưa và đón trẻ hằng ngày nhìn thấy môi trường đẹp, có các thông điệp thì cũng giúp cho mỗi phụ huynh cùng thực hiện nội quy của nhà trường, của lớp học và kết hợp giáo viên làm tất cả những gì tốt nhất cho trẻ. a. Môi trường ngoài lớp học Môi trường thân thiện khuôn viên ngoài lớp học sẽ là nguồn cảm hứng vô tận, bởi cô và trò hằng ngày được trải nghiệm, được thư giãn trước phong cảnh đẹp, cây cối xanh tươi, hay đồ chơi ngoài trời và khuôn viên rộng rãi. Nơi đây sẽ được gửi gắm những thông điệp tới tất cả mọi người đặc biệt là phụ huynh qua các nội dung trong hình trái tim gắn tại dưới sảnh sân khấu, nơi mà mọi người khi đến trường cùng nhìn thấy... Ngay từ dịp hè, tôi đã lên ý tưởng và bàn bạc với các đồng chí hiệu phó, lấy ý kiến của tất cả đội ngũ giáo viên. Được sự nhất trí và quyết tâm của mọi người, hơn nữa ngay đầu năm học này trường tôi cũng có cơ hội đón đoàn kiểm định chất lượng và công nhận lại trường chuẩn quốc gia. Chính vì vậy tôi đã thực hiện ngay ý tưởng của mình gắn với chủ đề “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” cho môi trường khuôn viên tại điểm trung tâm. Với vườn rau trước cửa sân trường thì thực tế không đạt hiệu quả năng suất, hơn nữa khi khu lẻ Hữu Từ được nâng cấp sửa chữa từ đầu năm học, toàn bộ học sinh phải dồn xuống học tại khu trung tâm, vì vậy rất cần khuôn viên để trẻ được hoạt động. Tôi đã cùng các đồng chí hiệu phó, lấy ý kiến của đội ngũ và bàn bạc đi đến thống nhất là thay đổi khuôn viên phía trước sân trường. Thuận lợi bởi đã có khu vườn rau phía sau trường nên tôi đã cho san lấp và tạo cả khuôn viên rộng cho các con được vận động và vui chơi, nhờ đó việc tách nhóm trẻ của các lớp trong hoạt động cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Toàn bộ được trải cỏ đảm bảo an toàn cho trẻ, đây cũng là khu hoạt động giúp cô giáo đưa ra nhiều trải nghiệm để có những bức hình sinh động gửi đến phụ huynh. Các bồn cây được quây sửa lại, sơn hai màu đồng nhất. Đồ chơi ngoài trời đẹp cũng tạo cho trẻ yêu thích ngôi trường của mình hơn, muốn đến trường hơn. Thực tế đồ chơi ngoài trời đã xuống cấp và hằng năm tôi đã cho sửa chữa, tuy nhiên đồ chơi đã bạc màu sơn, bản thân tôi đã tự một mình sáng thứ bảy vào sơn thử nghiệm, khi thấy kết quả như ý, tôi đã chụp lại gửi zalo toàn trường. Thực lòng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi tất cả đồng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_ngu_can_b.doc