Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác phòng chống dịch bệnh trong trường Mầm non

docx 25 trang skquanly 16/04/2024 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác phòng chống dịch bệnh trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác phòng chống dịch bệnh trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác phòng chống dịch bệnh trong trường Mầm non
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân 
cách đầu tiên của con người, đứa trẻ được phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận 
thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp 
trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc 
sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu.
 Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có 
cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày càng nâng cao. Chính 
vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. 
Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát 
triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm 
giúp trẻ ăn uống ngon miệng hết xuất nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực 
phẩm và phòng chống dịch bệnh ở trẻ.
 Hiện nay vấn đề vệ sinh anh toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn 
nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá 
trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, nên công tác này đòi hỏi có tính liên 
ngành cao và là công việc của xã hội. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong 
đó bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh 
thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn 
thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao 
sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay. Chính vì 
vậy nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực 
phẩm và công tác phòng chống dịch bệnh trong trường Mầm non ”. Đây là một 
thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến sức khoẻ và cùng nhau thực 
hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệc là vệ sinh cá nhân,vệ sinh 
môi trường sạch sẽ phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường mầm non.
 II.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu
 Là các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống 
dịch trong trường mầm non.
 Phối kết hợp với ban đại diện hội cha mẹ học sinh để xây dựng mục tiêu an 
toàn thực phẩm: Nhà trường với y tế, nhà trường với các nhà cung ứng ký kết hợp 
đồng cung cấp thực phẩm. sinh vật gây bệnh đứng hàng thứ hai. Mặt khác tình hình chất lượng vệ sinh an 
toàn thực phẩm trong những năm gần đây không ổn định, số các mẫu lương thực, 
thực phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh vẫn chiếm tỷ lệ cao.
 Sự ô nhiễm do các chất độc hại, sự giảm chất lượng của sản phẩm trong 
quá trình gieo trồng, thu hoạch, dự trữ, bảo quản, chế biến và phân phối lưu thông 
gây tổn hại rất lớn, có khi lên tới 30 – 50% tổng số lượng thu hoạch.
 Ngoài yếu tố chính về sinh vật, lượng lương thực, thực phẩm còn bị ô 
nhiễm, độc hại ngày càng tăng do sự sử dụng không đúng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, 
phân bón trong nông nghiệp, các loại thuốc tăng trọng trong quá trình chăn nuôi 
đối với ngô, lạc, gạo, các kim loại nặng như đồng, chì trong quá trình sản xuất đồ 
hộp, sữa, rau và quả  hoặc sử dụng gian dối các chất phụ gia, phẩm màu trong 
quá trình chế biến bánh, kẹo, đồ uống, thực phẩm
 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người nói chung và đặc biệt 
trong các trường mầm non nói riêng có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong cuộc 
sống hàng ngày. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 
có rất nhiều khâu nhưng trước hết đặc biệt quan trọng ngay từ khâu đầu tiên là 
giao nhận thực phẩm.
2. Cơ sở thực tiễn.
* Mô tả thực trạng
 Nhà trường có 3 điểm trường nằm ở 3 thôn, với tổng số 298 /297 trẻ ăn bán 
trú chiếm tỷ lệ 99,7% . 3/3 điểm trường đều có bếp ăn 1 chiều. nhưng sử dụng 
một bếp ăn ở khu trung tâm với tổng số 43 cán bộ giáo viên nhân viên. Trong quá 
trình chỉ đạo thực hiện đề tài này tôi gặp một số những thuận lợi khó khăn sau:
 * Thuận lợi:
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng 
,chính quyền địa phương và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát ,tận tình của lãnh đạo 
Phòng giáo dục và Đào Tạo Huyện Ba Vì. Quan tâm và tạo điều kiện đầu tư bổ 
xung cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng 
giáo dục trẻ.
 Trường thoáng mát ,môi trường xanh sạch, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ 
cho công tác chăm sóc bán trú tương đối đầy đủ như bếp một chiều, có hệ thống 
nước sạch ở cả ba khu.
 Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trẻ khỏe, nhiệt tình, tận tụy tâm huyết 
với nghề yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc được giao. 6. Biện pháp 6: Kiểm tra quá trình chế biến thực phẩm. 
 PHẦN II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
 1. Xây dựng kế hoạch
 Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của ngành tôi đã xây dựng kế 
hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm phù 
hợp với đặc điểm tình hình thực tế. Chỉ đạo cùng kế toán,bếp trưởng lên thực đơn 
ăn uống theo khẩu phần ăn hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp lý, cân đối dinh 
dưỡng và triển khai tới các bộ phận đoàn thể của nhà trường và triển khai sâu 
rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh như: thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh, 
tranh ảnh tuyên truyền, thông qua Hội thi...
 THỰC ĐƠN TUẦN CHẮN
 Thứ Nhà trẻ Mẫu giáo
 - Sáng: - Sáng: 
 +Cơm tẻ +Cơm tẻ
Thứ hai + Tôm rim thịt + Tôm rim thịt
 + Canh rau dền + Canh rau dền
 - Bữa phụ: Sữa bột Grow - Bữa phụ: Sữa bột Grow
 - Sáng: - Sáng: 
 +Cơm tẻ +Cơm tẻ
Thứ ba + Thịt bò + thịt lợn xào hành tây + Thịt bò + thịt lợn xào hành tây
 + Canh bí xanh nấu thịt + Canh bí xanh nấu thịt
 - Bữa phụ: Xôi đỗ đen - Bữa phụ: Xôi đỗ đen
 - Sáng: - Sáng: 
 +Cơm tẻ +Cơm tẻ
 Thứ tư
 + Thịt gà om nấm + Thịt gà om nấm
 + Canh khoai tây cà rốt nấu thịt + Canh khoai tây cà rốt nấu thịt +Cơm tẻ +Cơm tẻ
 + Thịt đậu sốt cà chua + Thịt đậu sốt cà chua
 + Canh khoai tây cà rốt nấu thịt + Canh khoai tây cà rốt nấu thịt
 - Bữa phụ: Sữa bột + bánh mỳ - Bữa phụ: Sữa bột + bánh mỳ
 - Sáng: - Sáng: 
 +Cơm tẻ +Cơm tẻ
 + Cá viên thịt sốt cà chua + Cá viên thịt sốt cà chua
Thứ năm
 + Canh rau mùng tơi nấu thịt + Canh rau mùng tơi nấu thịt
 - Bữa phụ: Cháo thập cẩm + chuối - Bữa phụ: Cháo thập cẩm 
 tiêu
 - Sáng: - Sáng: 
 +Cơm tẻ +Cơm tẻ
Thứ sáu + Trứng vịt + thịt lợn đảo bông + Trứng vịt + thịt lợn đảo bông
 + Canh rau mùng tơi nấu thịt + Canh rau mùng tơi nấu thịt
 - Bữa phụ: Sữa bột + bánh mỳ - Bữa phụ: Sữa bột + bánh mỳ
 2. Giữ vệ sinh cá nhân khi tham gia giao nhận, sơ chế, chế biến thực 
phẩm.
 Giữ vệ sinh cá nhân khi làm nhiệm vụ nuôi dưỡng nói chung và khi tham 
gia giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm nói riêng là một yêu cầu tất yếu của 
các cô nuôi ở trường mầm non. Vì nếu các cô nuôi không có ý thức giữ gìn vệ 
sinh cá nhân cho mình thì chính các cô lại là nguồn gây bệnh cho trẻ, dẫn đến 
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
 Chính vì vậy tôi đã chỉ đạo các cô nuôi có một thói quen vệ sinh cá nhân 
khi làm nhiệm vụ như:
 + Móng tay luôn cắt ngắn, sạch sẽ.
 + Rửa tay bằng xà phòng sau khi cầm những vật dụng không đảm bảo vệ 
sinh và có khăn lau tay riêng. 
 Ảnh 10 nguyên tắc vàng
 Nhà trường phối hợp cùng với công đoàn tổ chức xây dựng vườn rau cho 
bé tại ngay sân trường để góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho 
trẻ luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Bếp được trang bị sử dụng bếp ga không gây độc hại cho nhân viên và khói 
bụi cho trẻ.
 Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau khi sử dụng.
 Thùng rác thải, nước gạo luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các 
loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời.
 Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường đã có kế hoạch phân công 
cụ thể các nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công tác thông 
thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ 
thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không an toàn thì 
nhân viên cấp dưỡng báo ngay với lãnh đạo nhà trường để biết và kịp thời xử lý. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức thi “Tiếng hát thầy và trò” với chủ đề Ba 
vì đổi mới, nhằm giáo dục cách giữ vệ sinh và phòng ngừ ngộ độc. Tất cả đều 
được cha mẹ học sinh và cán bộ giáo viên đồng tình ủng hộ.
 4. Vệ sinh môi trường Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như: Nước thải, 
khí thải, rác thải Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau củ, 
rác từ thiên nhiên lá cây, các loại nilông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa, vỏ hộp 
sữaNếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Các loại rác 
thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng và chúng bay đến đậu nơi 
thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Các chất thải 
ra phải cho vào thùng rác và có nắp đậy. Rác thải đã được nhà trường ký kết hợp 
đồng với phòng vệ sinh môi trường thu gom và xử lý hàng ngày, vì vậy khuôn 
viên trường lớp không có rát thải tồn đọng và mùi hôi thối. Ngoài ra nếu xe thu 
gom rác bị sự cố nhà trường sẽ tự tiêu huỷ rác tại chỗ là đào hố sâu, lấp rác thải kỹ 
từ 5-10 phân đất lên mặt tránh gây ra mùi hôi thối, nếu không sẽ gây bệnh.
 Trường có cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi. Khu vệ sinh đại tiểu 
tiện luôn được nhân viên vệ sinh thường xuyên cọ rửa sạch sẽ.
 Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp là một trong các tiêu chí hưởng ứng 
phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Năm học 2017-
2018 nhà trường đã phát động đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và các 
bậc cha mẹ học sinh và các cháu cùng nhau xây dựng môi trường sư phạm xanh 
- sạch -đẹp. Đây là phong trào đã được cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường 
và toàn thể cha mẹ học sinh, các cháu học sinh đồng tình hưởng ứng cho nên cảnh 
quan môi trường, lớp học luôn xanh mát. Ý thức vệ sinh chung: Bảo vệ chăm sóc tạo cảnh quan môi trường, bỏ rác 
đúng nơi quy định trên sân trường, đồ chơi đẹp-sạch-an toàn và lành mạnh là tất 
cả cán bộ viên chức, cha mẹ học sinh đã hưởng ứng tốt phong trào “Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 5. Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong cán bộ giáo 
viên ,nhân viên và phụ huynh học sinh.
 Nhà trường thành lập ban chỉ đạo y tế học đường gồm:
 1. Đ/c Ban giám hiệu phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng. 
 2. Đ/c phụ trách y tế .
 3. Đ/c đại diện cha mẹ học sinh.
 Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm 
 và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường.
 Theo sự chỉ đạo của nhà trường , ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra 
 hàng ngày, định kỳ cụ thể và đột xuất được phân công cụ thể đến các thành 
 viên trong ban chỉ đạo.
 Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như: Xây dựng góc tuyên truyền, 
 tranh tuyên truyền ,viết bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong các giờ 
 đón, trả trẻ để phối hợp tốt.
Ảnh dụng cụ bát ,đĩa ,thìa Đầu năm là 11,5% cuối năm còn 6,5%.
 TS Trẻ 
 Sức khỏe Sức khỏe 
 TS khám sức Tỷ lệ % Tỷ lệ %
 loại I loại II
 khỏe
 11.3
 Đầu năm 329 292 88,7 37
 Cuối năm 332 311 93,5 30 6,5
 2. Đối với trẻ
 - Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con 
người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích 
hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao
 - Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường 
như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ 
sinh lớp học hàng ngày và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với 
sức khoẻ con người. 
 3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh
 - Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và 
phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn thường xảy ra trong nhà trường. Giáo viên 
thường xuyên giáo dục Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi 
vệ sinh ở trường cũng như ở nhà mình .
 - Đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh 
chung, vệ sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo 
dục trẻ ,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không để ngộ độc xẩy ra.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_dam_bao_ve_si.docx