Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn trong trường TH Nguyễn Viết Xuân
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn trong trường TH Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn trong trường TH Nguyễn Viết Xuân
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn trong trường TH Nguyễn Viết Xuân I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy, tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp; là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học có nêu rõ nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau: “Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó”. (Trích điều 18). Trong nhà trường hoạt động chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi trực tiếp nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi, phát triển bằng chính nội lực của mình. Đối với trường tiểu học động lực quan trọng để phát triển chính là do yếu tố tăng trưởng chất lượng giáo dục của đơn vị tổ chuyên môn quyết định. Nhưng trong thực tế, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức; hoạt động của các tổ khối còn mang tính hình thức, hoạt động đối phó chứ chưa đi sâu khai thác nội lực của cá nhân, tập thể để đem lại hiệu quả cao cũng như nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Để hoạt động của tổ chuyên môn thực sự phát huy hết sức mạnh nội lực vốn có của mình để tạo ra những sản phẩm giáo dục nhiều về quy mô và tốt về chất lượng cho xã hội. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn trong trường TH Nguyễn Viết Xuân”. Hy vọng với đề tài này nhằm nâng cao năng lực hoạt động, tạo ra những giá trị mới hữu ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đề tài đem lại cho cán bộ quản lý chuyên môn cấp tiểu học có cách chỉ đạo, lãnh đạo tổ chuyên môn hoạt động khoa học, có hiệu quả. Phó hiệu trưởng: Vũ Thị Chín_ Trường TH Nguyễn Viết Xuân 1 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn trong trường TH Nguyễn Viết Xuân Đổi mới công tác quản lý cũng có nghĩa là tất cả những người lãnh đạo trong đơn vị biết khai thác cái mới của mọi thành viên trong đơn vị, biết khích lệ mọi người tìm ra cái mới, vận dụng cái mới. Người lãnh đạo biết quản lý cái mới hay nói một cách khác là biết “quản lý sự đổi mới”. Có như vậy thì mới thực sự đổi mới và có hiệu quả. Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐTngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy tổ chức quản lý của nhà trường. Tổ chuyên môn là tổ chức quản lý, thực hiện hoạt động dạy học trong nhà trường. Tổ chuyên môn được xem là một nút thông tin trong hệ thống thông tin trường học, đó là nơi tiếp nhận, xử lí đồng thời cũng là nơi truyền phát thông tin. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động để nắm vững và thực hiện chương trình giảng dạy, giúp giáo viên thực hiện hóa quá trình giáo dục đào tạo. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, tổ chuyên môn còn là nơi tổ chức các hoạt động khác như sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, viết và phổ biến các tài liệu, sáng kiến kinh nghiệm có liên quan. Do đó, chất lượng hoạt động của Tổ chuyên môn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của toàn đơn vị. Sinh hoạt chuyên môn thực sự là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho người giáo viên nói chung và giáo viên cấp tiểu học nói riêng. Trong đó người tổ trưởng tổ chuyên môn chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Tổ trưởng tổ chuyên môn là người điều hành mọi hoạt động của tổ chuyên môn, trên cơ sở bố trí, phân công trách nhiệm của Hiệu trưởng. Người Tổ trưởng tổ chuyên môn phải là trung tâm đoàn kết; xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục năm, kỳ, tháng của tổ, giúp tổ viên xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân; thường xuyên kiểm tra đôn đốc tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra; thảo luận và nhận định tình hình, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn tích cực tham gia các hoạt động sư phạm tập thể cũng như các nhiệm vụ của cá nhân nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên đề để giáo viên trong tổ có điều kiện trao đổi về kinh nghiệm, về phương pháp dạy học, rèn luyện nghiệp vụ, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến giáo dục. Tổ chức các buổi chuyên đề, hội giảng về nội dung chương trình, đề xuất và thử nghiệm các phương pháp dạy học mới, tổ chức cho các thành viên dự giờ lẫn nhau nhằm rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Trong mấy năm qua các tổ chuyên môn của trường tôi thường hoạt động theo thời vụ. Khi nào lãnh đạo nhà trường triển khai, giao nhiệm vụ thì làm còn không thì Phó hiệu trưởng: Vũ Thị Chín_ Trường TH Nguyễn Viết Xuân 3 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn trong trường TH Nguyễn Viết Xuân Cơ sở vật chất, thiết bị, các phòng chức năng chưa đầy đủ, trường có ít lớp lại chia thành 2 phân hiệu. Chất lượng một số hội thi cấp huyện chưa cao. b. Thành công, hạn chế - Đề tài này là kết quả của quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, tìm ra giải pháp tối ưu để lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường Nguyễn Viết Xuân. - Đề tài mới được áp dụng trong thời gian ngắn nên nó chưa bộc lộ hết những ưu điểm và hạn chế. c. Mặt mạnh, mặt yếu - Tạo được niềm tin tưởng lẫn nhau trong quá trình chỉ đạo, lãnh đạo, phát huy tối đa nội lực của cá nhân cũng như sức mạnh nội lực của tập thể tổ chuyên môn, tạo sự gắn bó mật thiết nhiều chiều, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chuyên môn, hoạt động phong trào trong nhà trường phát triển. - Cán bộ làm công tác quản lý chuyên môn còn trẻ, tâm huyết với nghề, có năng lực quản lý tốt, chịu khó học hỏi, tự học, tự rèn, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Kinh nghiệm còn ít. d. Nguyên nhân Thời gan thực hiện đề tài chưa dài. Có sự giúp đỡ của đồng chí hiệu trưởng, các đồng chí là tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên và sự năng động của bản thân, mạnh dạn áp dụng cái mới vào trong công tác quản lý. 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Nhằm đem lại cách lãnh đạo, chỉ đạo các tổ khối trong nhà trường tiểu học đạt hiệu quả cao. Nhằm rút ngắn thời gian hội họp không cần thiết mà giải quyết công việc một cách hiệu quả. Thúc đẩy tinh thần làm việc của tập thể, tạo động lực cho các tổ chuyên môn thi đua, các cá nhân thi đua một cách lành mạnh, không gây áp lực cho giáo viên. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Để có hiệu quả cao trong công quản lý giáo dục thì cần rất nhiều yếu tố liên quan; nhưng trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ đưa ra một số yếu tố cơ bản mà tôi đã áp dụng. + Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo Thông tư 30/2014. Phó hiệu trưởng: Vũ Thị Chín_ Trường TH Nguyễn Viết Xuân 5 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn trong trường TH Nguyễn Viết Xuân Kiểm tra việc dạy - học trên lớp. Kiểm tra việc soạn giảng của giáo viên. Việc nhận xét của giáo viên bao gồm nhận xét bằng lời, nhận xét trong vở của học sinh. * Việc kiểm tra đối với học sinh + Học sinh có mạnh dạn tự tin trong hoạt động học tập, vui chơi + Học sinh có nhớ được lời nhận xét của thầy cô, bạn bè nói về mình không? + Học sinh có chủ động giao tiếp với mọi người không? + Có học sinh nào bị bỏ quên trong quá trình nhận xét, đánh giá không? * Sau đó tổ tư vấn thảo luận, góp ý theo hướng mở cho từng đối tượng giáo viên. Tùy từng giáo viên mà tổ góp ý nhiều hay ít, đơn giản hay hay sâu sắc. Lời góp ý không gây tổn thương giáo viên. Đối với giáo viên có tay nghề hơi non thì góp ý đơn giản trước sau đó tiếp tục kiểm tra trong tuần tiếp theo, làm như vậy khoảng 3- 4 tuần liên tục để giáo viên vươn lên. Sau mỗi lần góp ý sâu hơn một chút; (Quy trình được lặp lại, rất có thể năm sau cơ cấu giáo viên này vào trong tổ tư vấn nếu họ có tiến bộ vượt bậc). Thành lập một số tổ tư vấn chuyên sâu về từng lĩnh vực như: Tư vấn chuyên môn Tiếng Việt; tư vấn chuyên sâu môn Toán,Các tổ chuyên sâu có những lời góp ý về câu từ nhận xét kỹ hơn, chặt chẽ hơn, hay và phù hợp với từng mạch kiến thức cụ thể cho từng nhóm đói tượng học sinh. b. 2. Đổi mới công tác dự giờ Song song với việc đổi mới nhận xét đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014 thì đồng nghĩa với việc đổi mới phương pháp dạy- học để việc nhận xét đánh giá mới đồng bộ. Vì vậy giờ dạy trên lớp là yếu tố quan trọng cơ bản có tính quyết định kết quả đào tạo giáo dục của nhà trường. Đối với người dạy trên lớp hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức cơ bản, giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Đồng thời thông qua giờ dạy trên lớp giáo viên thể hiện được toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm, nghệ thuật,...đã tích lũy được và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với học sinh mà mình đang giảng dạy. Ngoài ra khi có người đến dự giờ sẽ giúp giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình như: chuẩn bị bài kỹ hơn, sẵn sàng trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức thiết thực và cần thiết đối với mỗi giáo viên đứng lớp hiện nay. Những lớp học có giáo viên đến dự giờ cũng sẽ sôi nổi, ý thức học tập của học sinh được nâng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy được sự sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Phó hiệu trưởng: Vũ Thị Chín_ Trường TH Nguyễn Viết Xuân 7 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo của phó hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn trong trường TH Nguyễn Viết Xuân biệt quan trọng đối với giáo viên Chọn hoạt động nào trọng tâm nhất để dự? Ngồi ở vị trí nào để tiện quan sát ? chọn nội dung để góp ý Một số gợi ý ghi chép trong quá trình dự giờ đồng nghiệp(nhằm góp ý sâu, tỉ mỉ trong hoạt động dạy- học; góp phần nâng cao chất lượng dạy- học, các kỹ năng sư phạm) Nội dung hỏi Ghi chép để góp ý - Có đảm bảo tính chính xác, đầy đủ nội dung, hợp lý không? - Xác định đúng trọng tâm; Mức độ môn học, bài học? Giáo - Đạt được mục tiêu của bài dạy? viên - Cập nhật mở rộng, nâng cao? -Tính hệ thống, lôgic? - Liên hệ thực tế? - Giáo dục tư tưởng, tình cảm; lồng ghép các nội dung? - Nội dung dạy học có phù hợp, vừa sức với đối tượng học sinh? - Hệ thống câu hỏi, tổ chức các hoạt động nhóm như thế nào? - Sự diễn đạt của GV về văn phong, ngữ nghĩa,điệu bộ,cử chỉ? - Sự chuẩn bị có phù hợp với nội dung bài dạy, với điều kiện hiện có của trường? Khắc phục khó khăn? - Trình bày bảng, thí nghiệm? - Tính thẩm mỹ, khoa học, hiệu quả của phương tiện, ĐDDH? - Sự đúng lúc và kỹ năng, kỹ xảo khi sử dụng? - Có cân đối giữa các phần của bài, giữa các đơn vị kiến thức, giữa việc truyền đạt lí thuyết và bài tập? - Chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục có phù hợp với đặc điểm của học sinh và của môn học hay không ? (thuyết trình, đàm thoại, trực quan, trao đổi nhóm các hoạt động khác nhau trong cùng một tiết dạy) - Sử dụng ngôn ngữ có trong sáng dễ hiểu không? - Biết hình thành rõ ràng các mục tiêu, từ đó đặt vấn đề, đưa ra chỉ dẫn, yêu cầu rõ ràng hay không ? - Nghệ thuật trình bày bảng, trình bày thí nghiệm: Lựa chọn sử dụng đồ dùng, thí nghiệm có đúng lúc, đúng mục đích không ? - Phân phối thời gian có hợp lí hay không ? - Các biện pháp của giáo viên về tổ chức, thúc đẩy học sinh chủ động Phó hiệu trưởng: Vũ Thị Chín_ Trường TH Nguyễn Viết Xuân 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_cua_pho_hieu.doc