Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học

doc 11 trang skquanly 16/01/2025 720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
 I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
 - Họ và tên: Phạm Văn Chung Năm sinh: 1967
 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học
 - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó Hiệu trưởng
 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Lợi
 II. NỘI DUNG
 1. Tên giải pháp: Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng 
cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học. 
 2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể khi chưa thực hiện giải pháp quản 
lý.
 2.1. Thực trạng thiết kế, kế hoạch bài học.
 Trong năm học 2017-2018 qua kiểm tra kế hoạch bài học hàng tuần và đột 
xuất cũng như tổng kiểm tra hồ sơ 2 lần trong năm học, chúng tôi nhận thấy có sự 
khác biệt ở các nhóm giáo viên khác nhau. Đối với giáo viên tuổi cao hoặc hoàn 
cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn thì sự đầu tư cho soạn bài rất hạn chế. Việc lập 
kế hoạch bài học chỉ như là sao chép lại mà không có sự đầu tư nào khác, không 
chú ý đến đối tượng học sinh cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho bài giảng. 
Những điều đó làm cho chất lượng giảng dạy hiệu quả không cao. Đối với những 
giáo viên có trình độ chuyên môn vững thì đã có sự đầu tư nhất định. Khi lập kế 
hoạch bài học họ đã có sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng như tính đến các 
yếu tố: Học sinh, phương tiện dạy học, mày mò tìm tòi các tài liệu tham khảo, 
chú trọng tới việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên số 
giáo viên này chỉ chiếm tỉ lệ không nhiều.
 Sau đây là kết quả phân loại hồ sơ giáo viên trong năm học 2017-2018. 
 Tổng số hồ sơ được xếp loại: 18 bộ/18 giáo viên 
 - Xếp loại tốt: 6 bộ; Tỉ lệ: 33,3% 
 - Xếp loại khá: 8 bộ; Tỉ lệ: 44,5% nhiều đến phương pháp mà không mở rộng, làm rõ nội dung cần lĩnh hội cho học 
sinh. 
 Từ thực trạng như vậy dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa được 
cao, học sinh tiếp nhận tri thức một cách thụ động, kiến thức không sâu, thiếu 
tính bền vững. 
 Chất lượng giáo dục cuối năm học 2017 – 2018 là: 
 Tổng số học sinh: 267 (trong đó 05 học sinh khuyết tật không đánh giá)
 Hoàn thành tốt: 52 học sinh; Tỉ lệ: 19,9%
 Hoàn thành: 196 học sinh; Tỉ lệ: 74,8%
 Chưa hoàn thành: 14 học sinh; Tỉ lệ: 5,3%
 3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
 Trong một vài năm trở lại đây, xu hướng đổi mới công tác soạn giảng ngày 
càng trở nên cần thiết. Một trở ngại không nhỏ cản trở quá trình đổi mới việc 
soạn giáo án và thực thi giờ dạy trên lớp chính là do thói quen ngại đổi mới của 
một bộ phận không nhỏ giáo viên. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên muốn giữ nề 
nếp soạn giáo án theo cách truyền thống mà ở đó giáo án chỉ là sự ghi chép lại nội 
dung đã có ở sách giáo khoa mà không đưa ra các phương pháp dạy học thích 
ứng với từng giai đoạn học tập của học sinh. Sự lựa chọn phương pháp giảng dạy 
cũng gặp nhiều khó khăn do thói quen dễ dãi trong soạn giảng, trình độ giáo viên 
còn nhiều bất cập. Hiện tượng thầy giảng trò nghe, trò chép vẫn là hiện tượng phổ 
biến, từ đó chất lượng giờ giảng cho hiệu quả thấp, không gây được hứng thú 
cũng như óc sáng tạo, tích cực hoạt động của trò.
 Thực trạng soạn bài và thực hiện bài dạy ở trên lớp của giáo viên của đơn 
vị những năm gần đây còn nhiều bất cập, đó là: Tính hình thức, soạn bài mà 
không có sự sáng tạo, linh hoạt trong quá trình chuẩn bị bài dạy, ít được đầu tư 
công sức cho quá trình này. Việc lên lớp thực hiện bài dạy còn không chú ý đến 
các hình thức dạy học, chưa coi trọng đổi mới phương pháp và ít sử dụng đồ dùng 
dạy học làm cho giờ dạy tẻ nhạt thiếu sức hút, không phát huy hết tính tích cực 
các hoạt động của học sinh. 
 4. Các giải pháp quản lý.
 4.1. Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tuần.
 Tổ khối chuyên môn ở trường Tiểu học là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt 
động chuyên môn của mỗi thành viên trong tổ. Để tiện cho việc chỉ đạo chuyên soạn cho từng môn học. Sau đó đưa ra lấy ý kiến tham khảo rộng rãi và thống 
nhất chung, in thành tài liệu phát cho từng giáo viên để thực hiện. Nhờ đó mọi bài 
soạn của giáo viên trong trường đều theo một cấu trúc thống nhất, chất lượng bài 
soạn được nâng lên một bước góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học. 
 *Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên.
 Kiểm tra việc thống nhất cách soạn của từng môn học ở từng khối lớp. Các 
dạng bài soạn giờ ôn tập, kiểm tra, thực hành. Yêu cầu về giáo án của giáo viên 
mới ra trường, của giáo viên giỏi, của giáo viên cần cố gắng. Chọn câu hỏi, xác 
định kiến thức trọng tâm của bài cần khắc sâu, rèn kỹ năng gì? Và đồ dùng dạy 
học phải chuẩn bị. 
 Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, Ban 
giám hiệu cần chú trọng đến các hình thức kiểm tra: 
 - Kiểm tra đột xuất. 
 - Kiểm tra trước giờ lên lớp. 
 - Kiểm tra sau dự giờ. 
 - Kiểm tra định kì cùng tổ trưởng chuyên môn. 
 - Kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn. 
 - Kiểm tra đồ dùng trực quan cho giờ dạy.
 - Trang thiết bị cho giờ dạy. 
 - Giờ học ngoài trời (địa điểm học, kế hoạch quản lý học sinh). 
 4. 3. Tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy. 
 * Xây dựng các giờ dạy mẫu. 
 Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên cốt cán, thông thường là tổ trưởng tổ 
chuyên môn cùng xây dựng các giờ dạy có chất lượng, làm mẫu cho giáo viên dự 
giờ. Tiến hành rút kinh nghiệm, đánh giá những mặt tích cực về phương pháp dạy 
học, về nội dung và phong thái của giáo viên. Từ những giờ dạy mẫu này, sau khi 
đã thử nghiệm thì tiến hành nhân rộng ra toàn khối, toàn trường. Việc xây dựng 
giờ dạy mẫu được tiến hành công phu, từ việc chọn bài dạy, tổ chức thiết kế bài 
soạn, cân nhắc phương pháp giảng dạy nào phù hợp với từng giai đoạn nào, cách 
sử dụng đồ dùng trực quan... Có như vậy giờ dạy mẫu mới thành công và đem lại 
hiệu quả khi triển khai đại trà. 
 *Tăng cường dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên.
 Để nâng cao chất lượng giờ dạy một công việc quan trọng của nhà trường 
là tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn. Trong đó dự giờ thường xuyên các 
đối tượng giáo viên đặc biệt là những giáo viên còn hạn chế về chuyên môn là - Thực hiện đúng, đủ chương trình từng môn học, ở từng khối lớp. 
 - Đảm bảo truyền thụ đủ, đúng nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của 
từng môn học ở từng khối lớp của từng dạng bài. 
 - Có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng môn học của từng khối 
lớp. 
 - Giúp giáo viên nắm vững chương trình của từng môn học của từng khối 
lớp mà mình phụ trách. 
 * Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các môn học gồm: 
 - Tổ trưởng kiểm tra kế hoạch giảng dạy 1 tuần/lần, trước buổi sinh hoạt 
chuyên môn, Ban giám hiệu kiểm tra việc lên kế hoạch giảng dạy của tổ trưởng 
có đúng với kế hoạch giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và chỉ đạo 
của Phòng Giáo dục và Đào tạo xong, sau đó mới cho phổ biến ở tổ. 
 - Dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn: Phân công để trong một tháng, sinh 
hoạt của một tổ chuyên môn có một đại diện Ban giám hiệu vào dự, cùng xây 
dựng và giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong chuyên môn của tổ. 
 - Dự giờ thăm lớp: Để chọn giáo viên dạy giỏi các cấp, để kiểm tra việc 
triển khai chuyên đề, để kiểm tra theo định kì và bồi dưỡng nâng cao khả năng, 
nghệ thuật giảng dạy cho giáo viên dưới hai hình thức: Báo trước và đột xuất. 
 * Kiểm tra giờ dạy trên lớp.
 Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh trong giờ lên lớp. Từ một 
giờ lên lớp chúng tôi phát hiện ra nhiều mối liên hệ đến vấn đề học tập của học 
sinh. Kinh nghiệm dạy và học và tình hình quản lý các bộ phận phục vụ trong 
trường (Thư viện, thiết bị dạy học).
 Qua kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên Ban giám hiệu nắm được khả năng 
tổ chức điều khiển học sinh học tập, truyền thụ kiến thức, phương pháp dạy và 
học phù với từng đối tượng của lớp, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 
Việc rèn kỹ năng và hướng dẫn học sinh phương pháp học tập từng bộ môn, cách 
học ở nhà, cách học ở lớp của từng giáo viên. 
 Ban giám hiệu đã vận dụng nhiều hình thức dự giờ khác nhau:
 - Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học tập 
của từng giáo viên trong lớp cụ thể. 
 - Dự giờ các giáo viên cùng một bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh 
trình độ của họ, rút ra ưu nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những 
vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó. giám hiệu phải nói rõ được mục đích của việc dự kiểm tra và người được kiểm 
tra. Đồng thời khi kiểm tra người cán bộ quản lý cần có thái độ đúng mực. Sau 
khi kiểm tra có nhận xét đánh giá và giúp giáo viên khắc phục những tồn tại. 
 Ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp kiểm tra khảo sát theo định kì cũng rất 
quan trọng, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học 
sinh. Khi kiểm tra khảo sát chất lượng nên tổ chức cho giáo viên coi chéo lớp, 
chấm điểm tại trường và chấm chéo. Sau khi kiểm tra có nhận xét học sinh còn 
yếu về bộ môn nào? Sau đó Ban giám hiệu kiểm tra lại xem việc cho điểm của 
giáo viên đã chính xác chưa.
 Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng chất lượng của từng lớp, có nhận xét trong 
hội đồng sư phạm nhà trường. 
 * Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn 
 Nội dung kiểm tra gồm: 
 - Kiểm tra tổ trưởng: 
 + Nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn, của tổ trưởng chuyên môn. 
 + Nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên. 
 - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: 
 + Các kế hoạch năm học của tổ nhóm cá nhân. 
 + Các loại sổ biên bản sinh hoạt. 
 + Các kết quả điều tra cơ bản về học sinh và giáo viên. 
 - Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ:
 +Thông qua bài, nộp bài soạn. 
 + Thông báo việc thực hiện chương trình. 
 + Khối lượng dự giờ, việc chữa bài cho học sinh. 
 - Bồi dưỡng nghiệp vụ: 
 + Thực hiện các chuyên đề của nhà trường. 
 + Chuyên đề rút kinh nghiệm của tổ nhóm. 
 - Chỉ đạo phong trào học tập: 
 + Bồi dưỡng học sinh năng khiếu. 
 +Phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng lực. 
 + Theo dõi học sinh còn hạn chế về năng lực. 
 - Chất lượng dạy học: 
 + Trình độ kiến thức nghiệp vụ của tổ viên. 
 + Chất lượng học tập của tổ viên. 
 Ban giám hiệu thống nhất hình thức kiểm tra: Tỉ lệ hoàn thành tốt tăng 1,1%; Tỉ lệ hoàn thành giảm 0,3%; Tỉ lệ chưa 
hoàn thành giảm 0,8%; 
 6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
 - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thiết kế và hiệu quả 
thực hiện bài giảng điện tử trong công tác dạy và học của cấp Tiểu học nói chung 
và trường Tiểu học nói riêng.
 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 (Ký, đóng dấu)
 Phạm Văn Chung
 XÁC NHẬN UBND HUYỆN XÁC NHẬN PHÒNG GD&ĐT

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_soan.doc
  • docBIEN BAN.doc
  • docTO TRINH.doc