Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học

doc 32 trang skquanly 21/07/2024 780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học
 Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiện lớp ở trường Tiểu học
 PHẦN MỞ ĐẦU (ĐẶT VẤN ĐỀ)
I. Lý do chọn đề tài
 Hiện nay có những thay đổi và tác động của môi trường kinh tế xã hội 
cũng như môi trường giáo dục đối với nhà trường phổ thông và các hoạt động 
giáo dục trong nhà trường, trong đó có các hoạt động thuộc công tác giáo viên 
chủ nhiệm lớp. Theo đó, cần thiết phải chú trọng hơn nữa đến công tác giáo 
viên chủ nhiệm lớp và đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.
 Theo PGS.TS Nguyễn Dục Quang - Viện khoa học giáo dục Việt Nam, 
ngoài việc tực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm trước hết 
phải là nhà giáo dục, là người tổ chức hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng 
học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư 
tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Đồng thời, người giáo viên chủ 
nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến 
việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, họ 
còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức - xã hội trong và ngoài 
trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Họ còn là người dẫn 
dắt, tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng và phát 
triển đất nước. Người giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho quyền lợi 
chính đáng của học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý. Họ 
phản ánh trung thành mọi nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của học sinh với Ban 
giám hiệu nhà trường, với các giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh, với 
cộng đồng và với các đoàn thể xã hội khác.
 Trên cơ sở xác định phẩm chất và năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, 
cần chú ý đến các điều kiện để người giáo viên có thể làm công tác chủ nhiệm 
hiệu quả. Các điều kiện này rất đa dạng. Đó là ngay trong quá trình đào tạo, 
sinh viên sư phạm phải được trang bị sâu, kỹ lưỡng về nghiệp vụ sư phạm, 
trong đó cần cập nhật những thành tựu nghiên cứu mới về tâm lý học, Giáo 
dục học, Phương pháp dạy học bộ môn, đặc biệt là các phương thức thực hành 
 1 Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiện lớp ở trường Tiểu học
của mình, các em sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh, nhất 
là mặt trái trong nền kinh tế thị trường đang phát triển như hiện nay ở nước ta. 
 Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo trên của Đảng và Nhà nước, với những 
kinh nghiệm qua một số năm làm công tác công tác chủ nhiệm, lại được trang 
bị thêm lý luận và nghiệp vụ quản lý. Tôi chọn vấn đề “Một số biện pháp chỉ 
đạo giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học” làm đề tài 
nghiên cứu khoa học.
II. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
1.1. Phạm vi nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý của hiệu trưởng và những 
biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp năm học 2010-2011 ở ba trường: 
Trường tiểu học Thị trấn huyện Than Uyên, Trường tiểu học số 1 xã Mường 
Kim, Trường tiểu học số 2 Khoen On. 
 Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2012.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
 * Đối tượng khảo sát: Công tác chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở ở ba 
trường: Trường tiểu học Thị trấn huyện Than Uyên, Trường tiểu học số 1 xã 
Mường Kim, Trường tiểu học số 2 Khoen On. 
 * Đối tượng thực nghiệm: Trường Tiểu học số 2 xã Khoen On.
III. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài này để đề ra những biện pháp có tính khả thi về chỉ đạo 
công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 
và hình thành, bồi dưỡng phát triển nhân cách cho học sinh tiểu học trong giai 
đoạn hiện nay.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
 - Tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm 
lớp ở các nhà trường và đề ra các biện pháp quản lí, chỉ đạo công tác chủ 
 3 Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiện lớp ở trường Tiểu học
 Là người được lựa chọn trong số giáo viên có tín nhiệm về chính trị, đạo 
đức và chuyên môn, có năng lực quản lý trường học (có tầm nhìn xa và đặc 
biệt có khả năng tạo giá trị). Hiệu trưởng trường tiểu học do Chủ tịch Ủy ban 
nhân huyện bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo trên 
cơ sở lấy sự tín nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên ở trong các 
nhà trường. Là thủ trưởng một trường tiểu học, đại diện cho nhà trường về mặt 
pháp lý, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên 
môn trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước phòng Giáo dục và Đào tạo về 
tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường. Với vị trí trên hiệu 
trưởng trường tiểu học có nhiệm vụ sau:
 Lập kế hoạch nhiệm vụ năm học có lồng ghép các nội dung công tác chủ 
nhiệm và tổ chức chỉ đạo tập thể cán bộ giáo viên nhà trường thực hiện công 
tác giáo dục.
 Trực tiếp quản lý giáo viên theo nhiệm vụ đã giao, thường xuyên thanh 
kiểm tra giáo viên trong công tác giảng dạy và trong các hoạt động trong công 
tác chủ nhiệm lớp.
 Chỉ đạo công tác hành chính, bảo đảm các điều kiện vật chất - tài chính 
cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường.
 Thường xuyên cải tiến công tác quản lý trường học theo tinh thần dân chủ hoá 
nhà trường đảm bảo các hoạt động giáo dục được tiến hành đồng bộ có hiệu quả.
3. Người giáo viên tiểu học
 3.1 Chức năng của người giáo viên tiểu học.
 Lao động của người giáo viên tiểu học là lao động mang tính khoa học, 
tính nghệ thuật và công phu. Giáo viên tiểu học chính là hình ảnh trực quan 
gần gũi sinh động và toàn diện để các em học sinh noi theo và học tập, góp 
phần hoàn thiện nhân cách học sinh. 
 5 Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiện lớp ở trường Tiểu học
coi giáo viên chủ nhiệm là người lĩnh xướng của dàn nhạc bao gồm: nhạc công (giáo 
viên) hoàn thành bản giao hưởng hình thành nhân cách toàn vẹn cho thế hệ trẻ. Và 
ngày nay, với sự nhận thức về quản lý giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như 
một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; 
Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người 
giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự 
tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp
Trên thực tế, bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, 
bên cạnh những đóng góp tích cực, cũng nhận diện một số hạn chế. Đó là nhận 
thức của giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục về vai trò công tác chủ nhiệm có nơi, 
có lúc chưa toàn diện; Công tác quản lý, chỉ đạo về công tác chủ nhiệm của các 
cấp quản lý còn hạn chế; Một số bộ phận giáo viên được phân công nhiệm vụ giáo 
viên chủ nhiệm còn hạn chế về năng lực tổ chức, điều hành lớp chủ nhiệm; giáo 
viên chủ nhiệm giỏi chưa được quan tâm đúng mức, chưa có danh hiệu thi đua cho 
giáo viên chủ nhiệm giỏi; Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo viên trong và ngoài 
nhà trường còn lỏng lẻo, chưa thực sự hỗ trợ tích cực cho công tác chủ nhiệm 
lớp
Xuất phát từ những yêu cầu mới, từ hoàn cảnh cụ thể của xã hội, của gia đình 
trong thời đại hiện nay, vị trí của giáo viên chủ nhiệm ở trường học có một ý 
nghĩa đặc biệt. Vấn đề đặt ra là đòi hỏi thầy cô giáo chủ nhiệm như thế nào và 
cần xác định một cơ chế hoạt động về quyền hạn và trách nhiệm cho phù hợp 
với thực tế. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp cần:
 4.1. Tìm hiểu phân loại học sinh.
 Người giáo viên phải nắm vững đối tượng học sinh lớp mình phụ trách 
(trích yếu lý lịch học sinh, hoàn cảnh của từng em; đặc điểm kinh tế xã hội của 
địa bàn dân cư nơi học sinh cư trú; đặc điểm tâm sinh lý của từng em nhất là 
những điểm nổi bật về tính cách, năng khiếu hay hạn chế,...
 4.2 Xây dựng và phát triển tập thể học sinh:
 7 Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiện lớp ở trường Tiểu học
II. Thực trạng chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở các trường Tiểu học: Tiểu 
học Thị trấn; Tiểu học số 1 Mường Kim; Tiểu học số 2 Khoen On.
1. Trường tiểu học Thị trấn Than Uyên:
 Là một trường trọng điểm của huyện và có chất lượng giáo dục cao, có 
được kết quả như vậy Ban giám hiệu nhà trường không ngừng nghiên cứu, tìm 
hiểu quy trình làm việc, phân công hợp lý cho từng giáo viên. Trường đã chú 
trọng chỉ đạo công tác xây dựng nền nếp tự quản của mỗi tập thể lớp học sinh 
và công tác hoạt động xã hội cho học sinh. Trong công tác này, trường đã 
tham gia và hưởng ứng một cách có hiệu quả như công tác từ thiện, nhân đạo 
và giúp bạn nghèo vượt khó... Khi gặp và trao đổi trực tiếp với đồng chí Hiệu 
trưởng Đoàn Thị Thanh để tìm hiểu về công tác chỉ đạo và bồi dưỡng đội ngũ 
giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường. Đồng chí tâm sự và chia sẻ: “Đây là 
một công tác rất quan trọng mà các nhà quản lý trong trường học không thể 
không quan tâm, đây chính là vấn đề then chốt, chất lượng giáo dục có chiều 
hướng tăng hay giảm là tuỳ thuộc nhiều vào tổ chức thực hiện nền nếp hoạt 
động của mỗi tập thể mà ở đó là giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quyết 
định. Nhà trường đã nghiên cứu kỹ và phân công giáo viên chủ nhiệm lớp rất 
cẩn thận: Ngay từ cuối năm học trước nhà trường đã có kế hoạch, dự kiến 
phân công giáo viên chủ nhiệm lớp cho năm học sau, tuỳ thuộc kinh nghiệm, 
năng lực trình độ của giáo viên để phân công cho hợp lý. Ban giám hiệu đã 
vận dụng tất cả các cách phân công để phù hợp tình hình thực tế của trường, 
của giáo viên. Vì vậy giáo viên hăng say nhiệt tình với lớp, nhà trường đã kết 
hợp chặt chẽ với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh của nhà trường để sơ kết, 
tổng kết từng đợt thi đua để phân, xếp loại từng lớp và có khen thưởng động 
viên giữa các lớp. Nhờ làm tốt thi đua cho nên phong trào thi đua của Liên đội 
đạt hiệu quả cao, đặc biệt là ý thức, nền nếp tự quản của học sinh rất cao. Bên 
cạnh đó, Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra và trao đổi 
 9 Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiện lớp ở trường Tiểu học
của giáo viên về vai trò công tác chủ nhiệm; Một số bộ phận giáo viên được phân 
công nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế về năng lực tổ chức, điều hành 
lớp chủ nhiệm Vì vậy, dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện thấp.
 Qua thu thập, tìm hiểu thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp và công tác 
giáo dục ở các trường tiểu học tôi có kết quả cụ thể như sau: 
 BẢNG 1 - BẢNG TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG KẾT QUẢ CÁC HOẠT 
ĐỘNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP- NĂM HỌC 2010-2011. 
 Hoạt động Chủ nhiệm Số lớp có hoạt Danh hiệu 
 Số lớp có nề 
Trường giỏi cấp động ngoại cháu ngoan 
 nếp tốt
 trường khoá tốt Bác Hồ
Trường TH Thị trấn 18/18 = 100% 18/18 =100% 18/18=100% 452/472= 96%
Trường TH số 2 Khoen On 5/23= 21,7% 5/23= 21,7% 5/23=21,7% 50/262= 19%
Trường TH số 1 Mường Kim 21/28 =75% 21/28 =75% 21/28 =75% 385/479=81%
 BẢNG 2 - BẢNG TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG HAI MẶT GIÁO DỤC TRƯỜNG 
 TIỂU HỌC THỊ TRẤN, NĂM HỌC 2010-2011
 Học lực Hạnh kiểm
Số HS Giỏi Khá TB Yếu Đ CĐ
 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
 472 100
 282 61% 144 31% 36 8% 1 0.2% 472 0
 %
 BẢNG 3 - BẢNG TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG HAI MẶT GIÁO DỤC TRƯỜNG 
 TIỂU HỌC SỐ 1 MƯỜNG KIM, NĂM HỌC 2010 - 2011
 Số HS Học lực Hạnh kiểm
 Giỏi Khá TB Yếu Đ CĐ
 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
 479 101 21.4% 183 39 % 184 39% 4 0,8% 479 100% 0
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_chu.doc