Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục tiểu học có vai trò quan trọng vì nó là bậc học nền tảng, là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia, là bậc học của 100% dân cư và từ thế hệ trẻ em ngày nay thì toàn dân đều qua ghế nhà trường tiểu học: Giáo dục tiểu học là yêu cầu bắt buộc đối với toàn dân trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Việc đảm bảo chất lượng học tập cho học sinh tiểu học đòi hỏi phải đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, chú trọng tới việc phát triển năng lực và phẩm chất người học. Trong bối cảnh ngành giáo dục đang tích cực đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2020 thì việc phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa then chốt, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới. Là một cán bộ quản lý, phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường, tôi nhận thấy bản thân giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng, đặc biệt là chất lượng học sinh đại trà là vấn đề tôi luôn trăn trở, quan tâm. Năm học 2021-2022, nhiệm vụ chung của cấp tiểu học là: Triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 1, lớp 2 và Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006 (Chương trình giáo dục phổ thông 2006) từ lớp 3 đến lớp 5. Chủ động thực hiện các giải pháp khắc phục tác động của dịch Covid-19. Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiểu học căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về đạo đức, học tập và rèn luyện ở các em; căn cứ vào năng lực tổ chức, thiết kế và những hoạt động trong quá trình dạy học ở giáo viên vẫn còn không ít giáo viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi phương pháp dạy học truyền thống mà họ không hiểu rằng việc đổi mới phương pháp dạy học tức là dùng phương pháp dạy học mới một cách hợp lí để tạo cho người học lòng say mê học tập, ham hiểu biết, óc tò mò để có khả năng và phương pháp học tập, tạo ra sự phát triển mới, nâng cao hiệu quả giáo dục phù Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường 3 * Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Xem hồ sơ giáo án của giáo viên, kết quả kiểm tra định kì, đột xuất của nhà trường; xem vở học sinh và các bài kiểm tra đã chấm. Chất lượng giáo dục học sinh trong năm học 2020-2021 và học kì I năm học 2021-2022. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy và học tại trường Tiểu học Nam Trung Yên 1.1. Thuận lợi - Trường luôn nhận được sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo đầu tư có hiệu quả về nhiều mặt của Phòng GD - ĐT, Quận uỷ - HĐND - UBND quận Cầu Giấy và UBND phường Yên Hoà, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Hội cha mẹ phụ huynh học sinh và các cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn phường. - Các đồng chí trong BGH nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có tinh thần học hỏi chuyên môn và trình độ quản lý. Có tinh thần đoàn kết, đồng lòng cùng giúp đỡ nhau trong công việc. - Các đồng chí Giáo viên nhiệt tình trong công tác, biết khắc phục khó khăn, luôn cố gắng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. - Đội ngũ giáo viên trẻ, 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, luôn cố gắng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Các em học sinh ngoan, có ý thức trong học tập. 100% học sinh tham gia học 2 buổi/ngày. - Nhà trường được có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng cho việc giảng dạy và chăm sóc học sinh. 1.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế. * Hạn chế: - Chất lượng học sinh ở các lớp chưa đồng đều, một số lớp chất lượng HS còn thấp. - Một số giáo viên quen với cách dạy học truyền thống, ngại thay đổi. - Do dịch bệnh covid kéo dài và vẫn còn diễn biến phức tạp. Năm học 2021-2022, từ đầu năm học đến thời điểm hiện tại học sinh vẫn phải học trực tuyến, đặc biệt đối với học sinh lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu học trực tuyến. * Nguyên nhân: Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường 5 T.công:L2; 3 Ngoại ngữ Tin học Âm nhạc Mĩ thuật Thể dục Đánh giá (KT L4; 5) (L3; 4; 5) (L3; 4; 5) SL % SL % SL % SL % SL % SL % Hoàn thành 525 70 873 50 785 45 821 47 509 51 508 50.9 tốt Hoàn thành 225 30 873 50 961 55 925 53 490 49 491 49.1 Chưa hoàn 0 0 0 0 0 thành 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Nam Trung Yên 3.1. Xây dựng đội ngũ trong tập thể nhà trường. - Giáo viên là lực lượng nòng cốt tham gia và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển về trí tuệ, hiểu biết và nhân cách con người; là người không chỉ thực hiện nhiệm vụ của bản thân, với gia đình, với học sinh, cha mẹ học sinh mà còn thể hiện nhiệm vụ với xã hội, với vận mệnh và tương lai của đất nước. Chính vì vậy, công tác xây dựng đội ngũ trong nhà trường là vấn đề quan trọng vì có một tập thể đoàn kết thì mới có một tập thể vững mạnh. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học. Mỗi cá nhân là một thành viên tích cực nêu cao quan điểm, mạnh dạn bày tỏ ý kiến đóng góp, xây dựng cho đồng nghiệp cùng phát triển về công tác chuyên môn như: thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, về biện pháp giáo dục học sinh,, quan tâm giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn cùng nhau hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. - Nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong trường phổ thông. - Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo viên bằng các hình thức như: tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích giáo viên đọc sách báo, tham khảo tài liệu về chính trị, văn hóa, pháp luật,... - Phân công chuyên môn phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên, tạo mọi điều kiên thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Đi kèm theo công tác phân công chính là công tác kiểm tra, đánh giá kết quả lao động của cá nhân, tập thể được phân công để đánh giá mức độ hoàn thành công việc như thế nào? Từ đó có bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời kịp thời phát hiện năng lực của giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng, phát Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường 7 - Dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh, biện pháp khắc phục, biên chế nội dung chương trình cho cả năm học và cho từng thời điểm, lập thời khóa biểu cho các khối lớp. - Tập trung nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo về chuyên môn, nghiên cứu về nội dung, chương trình sách giáo khoa, căn cứ đặc điểm tâm lí của trẻ. Hướng dẫn tổ chuyên môn, giáo viên phối hợp với kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh. - Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo Điều lệ trường tiểu học (Đảm bảo sinh hoạt 2 lần/tháng); nội dung sinh hoạt đa dạng, phong phú: trao đổi về phương pháp dạy học, trao đổi về kết quả nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa, trao đổi về phương pháp xác định mục tiêu của bài học - xác định mảng kiến thức trọng tâm của một bài, một môn, trao đổi về biện pháp giáo dục học sinh, hướng dẫn học sinh trong học tập cũng như trong rèn luyện. Việc sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn phải được tổ chức một cách linh hoạt, đối với dạy học trực tuyến phải đảm bảo sinh hoạt 1 lần /tuần. - Đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên lớp 1, lớp 2 thay sách. Ngay từ đầu tháng 8/2021, trong kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hè cho giáo viên, ngoài việc tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn do Bộ, Sở và Phòng Giáo dục tổ chức, nhà trường đã chủ động mời các tác giả viết sách về tập huấn cho giáo viên một cách sâu hơn. Sau khi được tập huấn, tổ chuyên môn sẽ dạy một số tiết chuyên đề minh họa để đồng nghiệp cùng học hỏi, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. - Hàng tháng, Hiệu phó phụ trách chuyên môn có kế hoạch dự các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm để nắm bắt tình hình việc triển khai sách mới, từ đó có những điều chỉnh kế hoạch chuyên môn cho phù hợp với tình hình thực tế. 3.2.3. Chỉ đạo thiết kế bài dạy (Giáo án minh họa- Phụ lục 2) Thiết kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên là việc làm quan trọng vì trong quá trình thiết kế bài dạy giúp giáo viên có sự chuẩn bị, sự nghiên cứu về nội dung. Tuy nó chưa dự kiến được hết những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy nhưng để giáo viên có biện pháp xử lí kịp thời đúng đắn. Thiết kế bài dạy được xem là công cụ để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, thể hiện sự sáng tạo của giáo viên và cũng là một trong những việc làm góp phần quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Do đó, cần tập trung chỉ đạo việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên cụ thể như sau: - Triển khai các văn bản, các yêu cầu cơ bản về việc thiết kế bài dạy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng đến tổ, khối, giáo viên. Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường 9 đồng nghiệp học tập, rút kinh nghiệm. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường để trao đổi, học hỏi về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách ra đề kiểm tra, - Đặc biệt trong thời gian dài học sinh nghỉ ở nhà để phòng chống dịch bệnh Covid-19, các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến, việc đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với dạy học trực tuyến được nhà trường rất chú trọng. Cụ thể: + Tập huấn cho giáo viên về phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud Meetings. + Xây dựng các tiết chuyên đề mẫu để giáo viên tham dự, học tập. + Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên tăng cường chia sẻ các cách khai thác những tính năng vượt trội đối với phần mềm dạy học trực tuyến Zoom cloud Meetings và một số phần mềm hỗ trợ trong quá trình dạy học như: Quizizz, Padlet, classpoint, classdojo,để tăng hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến. Bên cạnh đó, giáo viên còn chia sẻ cách chấm bài, cách quản lí học sinh sao cho hiệu quả khi dạy trực tuyến, cách tạo nhóm,. 3.2.5. Chỉ đạo làm và sử dụng đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học là phương tiện giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng. Chính vì vậy trong những năm học qua, nhà trường luôn quan tâm đến tiêu chí sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả trong mỗi tiết dạy. - Quán triệt giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học do thiết bị cung cấp một cách có hiệu quả, tránh lạm dụng; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. - Khuyến khích giáo viên thường xuyên ứng dụng CNTT trong bài giảng. - Phát động phong trào thi đồ dùng tự làm tại trường để tuyển chọn giáo viên dự thi sử dụng đồ dùng dạy học cấp quận, thành phố (nếu có). - Bảo quản tốt để đồ dùng sử dụng được lâu bền. 3.2.6. Quản lí giờ lên lớp của giáo viên. Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học để thực hiện mục tiêu dạy học. Hiện nay quá trình dạy học chủ yếu là diễn ra trong lớp học. Giờ lên lớp quyết định chất lượng dạy học cơ bản, trong đó giáo viên là người trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm. Do vậy, giờ lên lớp thể hiện rõ nhất trách nhiệm và khả năng của giáo viên. Vì vậy, Ban giám hiệu cần quản lí giờ lên lớp của giáo viên như: - Xây dựng nền nếp giờ lên lớp của giáo viên, thực hiện kiểm soát giờ lên lớp của giáo viên bằng thời khóa biểu và phân phối chương trình. Kiểm tra bài Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_chuyen_mon_nh.doc
1. Bìa SKKN.doc
2. Biên bản chấm - SKKN 2021-2022.doc
3. Đơn SKKN 2021-2022.doc
4. Mục lục.doc