Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc”
0 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON XÃ HỮU HOÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN THỰC HIỆN TỐT CHỦ ĐỀ “XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON XANH-AN TOÀN-HẠNH PHÚC” Lĩnh vực : Quản lý Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Hiền Lương Đơn vị công tác : Trường mầm non xã Hữu Hòa Chức vụ : Hiệu trưởng Năm học 2022-2023 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thật sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Năm học 2022-2023, cấp học mầm non thành phố Hà Nội xác định chủ đề năm học là “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc”. Toàn ngành tập trung triển khai 6 nhóm nhiệm vụ, trong đó có việc bảo đảm an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ; tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục; phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên; nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Năm học 2022-2023, cấp học mầm non đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi vừa trải qua thời gian dài tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19. Đây là khó khăn chung của toàn ngành, tuy nhiên mỗi lãnh đạo nhà trường khi tham dự hội nghị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp đều thể hiện sự quyết tâm, bằng nhiệt huyết và khả năng mỗi nhà trường, địa phương để vận dụng một cách linh hoạt nhất nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ năm học. Ở đây, mỗi nhà quản lý đều phải biết đối mặt với thách thức, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đã làm sẽ có sai, nhưng sai đâu sẽ sửa ở đó thì mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được môi trường xanh, an toàn và hạnh phúc không thể một sớm một chiều, cần phải có một quá trình với sự đồng lòng của cả đội ngũ. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì ắt sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau. Khi xây dựng được môi trường xanh, những lớp học hạnh phúc, cô trò đến trường đều bình an, vui vẻ thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, hứng thú trong mọi hoạt động. Với mong muốn xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt huyết, đoàn kết, yêu nghề, yêu trẻ, mang lại niềm hạnh phúc, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc” làm đề tài sáng kiến trong năm học này. 3 Phần 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM Thực hiện 5 nhiệm vụ và giải pháp của Giáo dục mầm non huyện Thanh Trì trong năm học 2022- 2023, cũng như việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non (GDMN) theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016. Đối với trẻ mầm non “Học bằng chơi - Chơi mà học”, là một quan điểm xuyên suốt trong các hoạt động. Với chương trình này luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên có sự tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của bản thân để đáp ứng nhu cầu, hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ, đồng thời giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết cho bản thân. Đặc biệt chủ đề của cấp học mầm non để đạt được theo đúng nghĩa đã bao hàm toàn bộ sự cầu thị, luôn hướng tới những điều tốt đẹp cho trẻ thơ. Một môi trường xanh với không khí trong lành, dưới ngôi trường cô và trò được an toàn, vui vẻ thì chắc chắn niềm hạnh phúc sẽ đong đầy. Trong năm học này nhà trường lựa chọn sứ mệnh “Trao cho trẻ tình yêu thương và niềm hạnh phúc” với phương châm “Trẻ khoẻ mạnh, vui vẻ- Cô hạnh phúc, bình an”. Là một người đứng đầu nhà trường, bản thân tôi phải quyết tâm cao để làm động lực, thổi hồn cho đội ngũ hoàn thành sứ mệnh tốt nhất. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Đặc điểm tình hình chung - Trường Mầm non xã Hữu Hòa có 3 điểm. Trẻ đang được chăm sóc, nuôi dường, giáo dục tại khu Hữu Từ với 6 lớp học, khu trung tâm tại thôn Hữu trung với 8 lớp học, khu phú Diễn được xây mới và mới nhận bàn giao tháng 3 năm 2023. Hiện tại nhà trường đang tiếp nhận trang thiết bị được đầu tư, bên cạnh đó ban giám hiệu lên kế hoạch chỉ đạo xây dựng môi trường, làm công tác tuyên truyền chuẩn bị cho việc tiếp nhận trẻ vào thời điểm tuyển sinh năm học 2023- 2024 được suôn sẻ. - Nhà trường đã được công nhận kiểm định chất lượng cấp độ 2 và công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 01/2021. Đời sống nhân dân trong toàn xã với 2/3 sống bằng nghề trồng trọt và buôn bán nhỏ lẻ. - Tổng số học sinh hiện tại là 510 cháu/14 lớp, trong đó: có 12 lớp mẫu giáo, 2 lớp nhà trẻ 24- 36 tháng. - Tổng số đội ngũ: 60 đồng chí, trong đó: 5 Từ việc khảo sát và thực tế về tình hình thuận lợi, khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để thực hiện tốt nhất chủ đề năm học. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu, nắm bắt học hỏi và đưa ra một số biện pháp sau: III. CÁC BIỆN PHÁP 1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, truyền thông * Mục đích: Trước hết, truyền thông là để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhận thức rõ các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, công văncủa cấp trên về ngành học và có liên quan đến ngành học. Từ đó mỗi thành viên nắm bắt thực hiện và là những tuyên truyền viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ triển khai, lan toả đến các bậc phụ huynh cùng chung tay góp sức hoàn thành nhiệm vụ năm học đề ra. Hơn nữa, tuyên truyền, truyền thông giúp phụ huynh nắm bắt và hiểu được mọi điều kiện của nhà trường, các chương trình, sự kiện tổ chức thường xuyên cho trẻ, các chương trình giáo dục kỹ năng sống gắn với trải nghiệm thực tế được nhà trường tuyên truyền, quảng bá đến phụ huynh và toàn xã hội, từ đó phụ huynh nhận thấy con, em mình được tham gia và trưởng thành, ngoan ngoãn khi học tại ngôi trường này. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh công tác truyền thông các hoạt động tại trường, tích cực đăng tải thông tin, bài viết về hoạt động giáo dục của trường đảm bảo tính công khai, giúp cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ hơn về nỗ lực, thành tựu của nhà trường. Trước đây, công tác tuyên truyền, truyền thông còn chưa thực sự chú trọng, chưa bài bản, đặc biệt khi 100% giáo viên đã sử dụng điện thoại thông minh thì có hiện tượng tự phát (thái quá) về tuyên truyền, nhiều khi bị lạm dụng sang trò chuyện với phụ huynh trên nhóm. Bên cạnh đó, sự hiểu biết tầm quan trọng của công tác tuyên truyềnm truyền thông của nhiều giáo viên, nhân viên còn hạn chế, phần nào dẫn đến hiệu quả công tác tuyên truyền, truyền thông chưa cao. Năm học này, với mong muốn xây dựng được đội ngũ mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên là một tuyên truyền viên, bằng sự nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ chung tay xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc một cách có hiệu quả. Công tác tuyên truyền, truyền thông phải được chú trọng ngay từ đầu năm học. * Cách làm: Tôi đã thành lập Ban truyền thông của nhà trường, phân công giao nhiệm vụ cho từng thành viên.tổ chức tập huấn công tác truyền thông giúp cho mỗi thành viên có thêm cẩm nang thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn. Tổ chức họp ban truyền thông, cho các đồng chí nêu những khó khăn, vướng mắc. Cho các đồng 7 yêu cầu CB-GV-NV thả tim trước hết để ban giám hiệu biết là các đồng chí đã nhận được thông tin, thêm nữa là đọc thông tin để thực hiện nghiêm túc. (Hình ảnh minh họa phụ lục 1.3) Tôi chú trọng việc khen ngợi, tuyên dương đúng lúc, đúng chỗ để các đồng chí càn bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt là các đồng chí trong ban truyền thông có them động lực: “Em viết bài rất tốt rồi đấy”; “Chị sửa không đáng kể, nội dung bài viết trất có chiều sâu”Hoặc tôi tuyên dương trên nhóm zalo, trong họp hội đồng sư phạm các lớp, các đồng chí tuyên truyền tới phụ huynh trên zalo được sự tương tác cao. Lời khen đúng lúc, đúng người, đúng việc làm cho các đồng chí tự tin khi viết bài đăng. Mặc dù đây là công việc mà không có thêm phụ cấp gì nhưng các đồng chí được giao nhiẹm vụ rất có trách nhiệm, thấy được tầm quan trọng của mình trong sự đóng góp xây dựng công tác truyền thông của nhà trường được chất lượng. * Kết quả: Cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, truyền thông, vì vậy các đồng chí được giao nhiệm vụ tuyên truyền tới phụ huynh đều thể hiện vai trò một cách có trách nhiệm, hiệu quả; 100% lớp có kết nối zalo, mail, trang web, fangage..tới phụ huynh; Ban truyền thông có 8 đồng chí thực hiện nhiệm vụ rất hiệu quả, hầu hết các đồng chí được giao nhiệm vụ viết bài đều biết cách trình bày, đầy đủ nội dung, kết cấu chặt chẽ. Phụ huynh đã tương tác, kết nối với giáo viên lớp và nhà trường nhiều hơn so với năm học trước. Kết quả đăng bài lên trang web hằng tháng được duy trì với khoảng từ 36 đến gần 80 bài, được thông báo trong họp hội đồng sư phạm hằng tháng. 2. Xây dựng môi trường lớp học, nhà vệ sinh thân thiện Môi trường là điều kiện lớp học thân thiện sẽ tạo cho cô và trẻ có cảm giác hứng thú, thoải mái. Khi trẻ đến trường, cảm nhận được môi trường, lớp học là nơi hằng ngày trẻ học tập, vui chơi, trải nghiệm thực sự có những hình ảnh để thấy hạnh phúc, thiên nhiên hài hòa, cây cối xanh tươi, hoa trái bốn mùa. Đặc biệt năm học này với nội dung “Nhà vệ sinh thân thiện” được chú trọng, bản thân tôi thực sự thấy hào hứng khi chỉ đạo đội ngũ thực hiện. a. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, trải nghiệm * Mục đích: Tạo môi trường khuôn viên ngoài lớp học để giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm với số lượng đông, các lớp được hoạt động tập trung như: tổ chức ngày hội ngày lễ tại sảnh sân khấu, thể dục sáng tại sân trường, hoạt động ngoài trời, vui chơi sáng tạo. Thông qua các hoạt động ngoài trời mà nhà trường và cô giáo tổ chức, trẻ sẽ phát huy được tính tích cực chủ động của mình. Đồng thời trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra 9 ngày ngày tranh thủ giờ trẻ ngủ lại ra cùng nhau tạo dựng môi trường. Tôi đã khích lệ, động viên để khu lẻ đã có được trường mới xây thì phải cố gắng tạo dựng môi trường cho đẹp. (Hình ảnh minh họa phụ lục 2.3) - Môi trường trong lớp học: Nếu ngoài lớp học là nơi trẻ trong toàn khu trường có thể được trải nghiệm thì môi trường trong lớp học là nơi trẻ trong cùng một lớp hằng ngày thoả sức với các hoạt động từ ăn, ngủ, vệ sinh, học tập Ngay từ đầu năm học, tôi đã bàn bạc với đồng chí hiệu phó, xây dựng ý tưởng, lấy ý kiến của tất cả đội ngũ giáo viên, bám sát nội dung về xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm của cấp trên đã triển khai nhiều năm nay. Định hướng để giáo viên hiểu và nắm rõ trẻ phải là trung tâm, tạo môi trường để trẻ được hoạt động thuận tiện nhất, môi trường mang tính “mở”, dễ dàng thay đổi, đầy đủ nguyên vật liệu, học liệu cho trẻ. Định hướng giáo viên ứng dụng phương pháp tiên tiến mới cả trong việc cùng cô tạo dựng môi trường. Cô chỉ là người hướng dẫn, cung cấp các đồ vật gần gũi, gắn kết sự phát triển của trẻ với thiên nhiên như: cành cây khô, lá khô, hoa cỏ hay các nguyên vật liệu được tái chế. Khi trẻ được tiếp xúc với những nguyên vật liệu này, vừa đảm bảo mục đích giúp trẻ tìm tòi, khám phá, phát triển tư duy logic, tăng tính sáng tạo, an toàn khi sử dụng và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó tôi nhắc nhở giáo viên dùng chính những sản phẩm tuyệt vời tự tạo để trưng bày làm cho lớp học thêm sinh động, trẻ được thấy sản phẩm có bàn tay mình cùng đóng góp xây dựng. Điều đó, giúp môi trường học lúc nào cũng mới mẻ, đồ dùng được thay đổi liên tục, không bị lặp lại nhiều, chúng tôi không còn mất quá nhiều thời gian để trang trí lớp mỗi khi thay đổi chủ đề. (Hình ảnh minh họa phần phụ lục 2.4) Việc định hướng để giáo viên chọn các góc nhằm xây dựng môi trường phù hợp cũng rất quan trọng, bên cạnh đó cần chọn lựa số lượng góc định xây dựng ở một thời gian nhất định. Thực tế do thiết kế nên cửa sổ, các mảng tường không được như mong muốn. Vậy, để tạo được các góc phù hợp cho từng hoạt động của trẻ đòi hỏi các cô giáo cần hiểu rõ các điều kiện cần trong từng loại góc chơi cho trẻ mà chọn lựa vị trí phù hợp để xây dựng. Bởi góc mở được hiểu là một không gian gợi mở giúp trẻ có những trải nghiệm khác ngoài không gian sinh hoạt chung của lớp. Ví như: Góc học tập (sách truyện) cần sự yên tĩnh nhưng rất cần ánh sáng để cơ thể trẻ tỉnh táo, tích cực tiếp thu bài học; Góc xây dựng, góc phân vai thì lại rất thoải mái để trẻ có thể giao tiếp, trao đổitheo từng chủ đề/sự kiện, giáo
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_can_bo_giao_v.doc