Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

docx 9 trang skquanly 07/11/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 
 mầm non
 Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 
 mầm non
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục - đào tạo là một bộ phận hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách 
mạng văn hóa dân tộc. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quôc lần thư X khẳng 
định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”.
 Giáo dục là một trong những nhân tố quyết định sự nghiệp trong thời kỳ 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn tiến hành tốt thì phải đầu tư phát 
triển GD-ĐT. Phát huy mọi nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của việc phát 
triển nhanh và bền vững.
 Giáo viên là một trong những nhân tố quyết định cho việc nâng cao chất 
lượng , góp phần và phát triển sự nghiệp giáo dục. Nên việc bồi dưỡng nâng 
cao chất lượng cho giáo viên mầm non là hết sức cần thiêt, để đáp ững nhu cầu 
học tập của học sinh.
Nhân dân ta vốn có truyền thống:”Tôn sư trọng đạo” luôn đề cao nghề dạy học. 
Vì thế là một người quản lý đứng trước một ngành học tôi nhận thức được trách 
nhiệm của chính bản thân mình. Phải suy nghỉ đầu tư vào chất lượng chuyên 
môn cho giáo viên tạo mọi điều kiện để từng giáo viên phấn đấu học tập rèn 
luyện trở thành người chiến sỹ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, cách 
mạng của giai cấp công nhân, tinh hoa văn hóa của dân tộc, bồi dưỡng cho trẻ 
những phẩm chất cao quý và những năng lực sáng tạo của con người lao động 
mới xã hội chủ nghĩa. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nồng cốt trong sự nghiệp 
giáo dục, góp phần quyết định sự thành công trong đổi mới giáo dục.
 Chính vì thế mà đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ văn hóa , có 
trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp, có 
lòng yêu nghề mến trẻ, chăm sóc trẻ như chính con em mình. Cô giáo luôn là 
tấm gương bốn mặt cho trẻ noi theo, được tin yêu , tôn trọng và thực sự người 
mẹ thứ hai của các cháu.
 Để xứng đáng với vị trí của mình trong xã hội , người giáo viên phải khắc 
phục khó khăn, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi thì chất lượng giáo dục mới 
được nâng cao, mới đáp ứng được mục tiêu GD-ĐT trong thời kỳ mới công 
nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
 Việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn là vấn đề cần thiết, cần được quan 
tâm trong đội ngũ giáo viên hiện nay, nhận thức được vấn đề này tôi đã nghiên 
cứu, tham khảo, xây dựng kế hoạch, đưa ra những biện pháp cụ thể dựa vào 
mục tiêu giáo dục mầm non kế hoạch nhiệm vụ từng năm học, định hướng triển 
khai thực hiện.
 Trong những năm thực hiện chất lượng đã được nâng cao, qua kiểm tra 
đánh giá và tổ chức thao giảng giáo viên dạy giỏi các cấp . Nhiều giáo viên đạt 
giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. Chất lượng học tập của trẻ về 
Nguyễn Thị Thu Nga1 Trường Mầm Non Liên Thủy Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 
 mầm non
 + Phối hợp Sở GD - ĐT. Phòng giáo dục Huyện tổ chức các chuyên đề 
trọng tâm trong từng năm học, chuyên đề làm quen chữ cái, âm nhạc, vệ sinh 
dinh dưỡng....
 + Tổ chức thao giảng giáo viên dạy giỏi, hội thi làm đồ dùng dạy học 
nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Qua hội thi giúp cho từng giáo viên học tập 
một số kinh nghiệm trong giảng dạy, nghệ thuật lên lớp.
 + Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm qua các giờ 
dạy, sinh hoạt cụm, tổ, chuyên môn liên trường. Tổ chức khen thưởng nhằm 
động viên khuyến khích giáo viên và uốn năn kịp thời.
 Chương II. Thực trạng của việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn
 Trường mầm non Liên Thủy là một xã vùng giữa của Huyện , có dân số 
tương đối lớn so với toàn Huyện, trường có 9 lớp mẫu giáo và 2 nhóm trẻ cộng 
đồng. 100% trẻ ăn bán trú tại trường, đội ngũ giáo viên gồm: 28 đồng chí, trong 
đó có 27 giáo viên đạt trình độ trung cấp, 1 giáo viên đạt trình độ cao đẳng, 
một số giáo viên mới tuyển nên năng lực giảng dạy còn nhiều hạn chế.
 Trong những năm qua trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao 
của sỡ giáo dục- đào tạo đặc biệt là sự chỉ đạo của phòng giáo dục mầm non Lệ 
Thủy. Là trường có bề dày về thành tích những năm qua trường đều đạt danh 
hiệu tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh và đã đạt trường chuẩn quốc gia, đạt cơ quan 
văn hóa cấp Huyện .Để duy trì và gĩư vững danh hiệu đó , đứng trước điều kiện 
hoàn cảnh của địa phương, là người quản lý chỉ đạo cần lập kế hoạch cụ thể, 
chỉ đạo từng tổ chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vững về 
chuyên môn , nghiệp vụ, giỏi về công tác vận động tuyên truyền, huy động toàn 
bộ lực lượng bên trong , bên ngoài xã hội để thu hút 100% trẻ đến trường.
 Từ hai năm học trở lại đây, việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên còn rất hạn 
chế, một số giáo viên mói tuyển, một số giáo viên nghỉ sinh. Đặc biệt là một số 
giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, được bổ nhiệm đi làm quản lý các 
trường trong Huyện nhà, nên gây khó khăn về chất lượng giảng dạy:
 +Về phương pháp: Chưa có linh hoạt sáng tạo.
 +Đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy còn hạn chế.
 +.Giáo viên làm việc chưa hết trách nhiệm , năng lực còn hạn chế.
 + Chất lượng dạy và học đạt chưa cao.
 Qua một số tình hình thực tế của đội ngũ tôi có suy nghỉ rằng phải đầu tư 
chuyên môn và lực lượng đội ngũ giáo viên là rất cần thiết, xây dựng đội ngũ 
giáo viên đạt nhiều giáo viên dạy giỏi các cấp. Tuy số lượng không nhiều, 
nhưng qua một số kinh nghiệm chỉ đạo chất lượng chuyên môn sẽ được nâng 
cao dần.
Qua kiểm tra đánh giá, phân loại năng lực sư phạm của giáo viên như sau:
Tổng số giáo viên giảng dạy, chăm sóc nuôi dưỡng: 25 đ/c, trong đó :
 Năng lực sư phạm đạt loại tốt: 12/25 đạt tỷ lệ: 48 %.
 Năng lực sư phạm đạt loại khá: 9 /25 đạt tỷ lệ: 36 %.
Nguyễn Thị Thu Nga3 Trường Mầm Non Liên Thủy Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 
 mầm non
 Tổ chức họp tổ chuyên môn, phổ biến mức chuẩn về chuyên môn văn hóa 
cho giáo viên đăng ký.
 Dựa vào khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm để phân loại.
 Giáo viên đăng ký dựa trên mức chuẩn đã quy định để đăng ký giáo viên 
dạy giỏi các cấp.
 Phấn đấu 100% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường.
 Dự giờ thăm lớp mỗi giáo viên 01 tiết / tuần, ngoài ra còn kiểm tra đột xuất.
 Đăng ký tiết dạy tốt 02 tiết/ tháng.
 Dựa vào những yêu cầu trên ban giám hiệu đánh giá xếp loại giáo viên dạy 
giỏi cuối năm học.
 3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn:
 Từ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, chuyên môn kết hợp với nhà trường 
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
 Bồi dưỡng về cách trình bày giáo án khoa học.
 Bồi dưỡng nội dung, yêu cầu, kiến thức truyền thụ cho trẻ ở bài dạy, tiết 
học.
 Bồi dưỡng về phương pháp, nghệ thuật lên lớp, cách chuyển tiếp.
 Bồi dưỡng cách tổ chức các trò chơi động, tĩnh, xử lý các tình huống sư 
phạm..
 Bố trí sắp xếp đồ dùng khoa học, sữ dụng các loại đồ dùng đồ chơi có hiệu 
quả đảm bảo tính giáo dục.
 Xây dựng tiết dạy mẫu dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nhân điển hình 
trong toàn trường.
 4.Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các chuyên đề:
 Ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non , bên cạnh đó về 
công tác chỉ đạo bồi dưỡng các chuyên đề cho giáo viên cũng rất cần thiết.
 Qua tiếp thu các chuyên đề tại sỡ giáo dục, phòng giáo dục - đào tạo, tổ 
chức bồi dưỡng chuyên môn tại trường, tại cụm. Mỗi chuyên đề được triển khai 
cụ thể như sau;
 + Bước 1. Triển khai toàn bộ nội dung chuyên đề, cần bồi dưỡng đến tất cả 
cán bộ giáo viên trong trường.
 + Bước 2.Thực hành: Xây dựng tiết dạy mẫu để tất cả giáo viên được tham 
gia học tập.
 + Bước 3.Tổ chức rút kinh nghiệm , so sánh giữa lý thuyết và thực hành có 
gì chưa rỏ bổ sung ưu điểm, tồn tại , hoàn thiện tiết mẫu và đưa ra hướng thực 
hiện trong toàn trường.
 + Bước 4. Chỉ đạo thực hiện.
 +Bước 5. Kiểm tra thực hiện chuyên đề điều chỉnh, bổ sung, mặt ưu, mặt 
khắc phục và tồn tại.
 + Bước 6 : Tổng kết, bài học kinh nghiệm, khắc phục thực hiện sau chuyên 
đề.
 5.Bồi dưỡng giáo viên qua dự giờ kiểm tra , đánh giá, rút kinh nghiệm:
Nguyễn Thị Thu Nga5 Trường Mầm Non Liên Thủy Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 
 mầm non
hiệu quả. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy 
tính tích cực , sáng tạo của trẻ.
 *Tổ chức hội thi tự làm đồ dùng dạy học:
 Để thực hiện tôt các môn học và có đầy đủ các loại đồ dùng, đồ choi để 
phục vụ các hoạt động vui chơi, học tập. Qua các hoạt động giúp cho trẻ được 
gần gũi, quan sát trực tiếp, giúp cho trẻ nhận thức tốt, hiểu biết về thiên nhiên, 
xã hội, vật nuôi, cây trồng, cây cảnh trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, giúp 
trẻ dễ hiểu hứng thú khi tham gia hoạt động. Nhận thức được tôi đã chỉ đạo 
phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ điểm đang thực hiện. Mỗi giáo 
viên tự làm 2-3 loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ các môn học và các hoạt động từ 
2-3 chủ điểm, những loại đồ dùng được sữ dụng trong nhiều năm học, đa số 
giáo viên sáng tạo ra những loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu sẵn 
có ở địa phương được xử lý sạch cho trẻ chơi.
 - Đồ dùng đồ chơi đảm bảo tính sư phạm. Đảm bảo về kỷ thuật, mỹ 
 thuật.
 - Đảm bảo về kinh tế, sữ dụng được nhiều môn học.
 - Đảm bảo an toàn tuyệt đối đồ chơi không nhọn, không sắc . .
 Trong năm học nhà trưòng đã tập trung đầu tư bồi dưỡng chuyên môn cho 
giáo viên mầm non, đã chú trọng bồi dưỡng những môn học chính. Ngoài ra 
còn tổ chức tốt các hoạt động góc và các hoạt động khác , nhằm giúp trẻ phát 
triển tốt, linh hoạt. Nhà trường còn đẩy mạnh một số hoạt động khác, sinh hoạt 
tổ chuyên môn, phân công giáo viên giỏi, nghiệp vụ vững vàng kèm giáo viên 
mới ra trường nhằm nâng cao tay nghề.
 Nhà trường làm tôt công tác tuyên truyền các chuyên đề, giáo dục dinh 
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch tiêu chảy cấp cho trẻ. 
Phổ biến một số kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, tuyên truyền ở góc cha 
mẹ cần biết.
 Nhà trường kết hợp cùng gia đình, cộng đồng xã hội cùng chăm sóc giáo 
dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, bên cạnh đó nhà trường phối hợp cùng công đoàn 
trường xây dựng một tập thể giáo viên đoàn kết, biết thương yêu giúp đỡ bạn 
đồng nghiệp.
 Từ một số các hoạt động trên tôi đã xây dựng được niềm tin trong phụ huynh 
học sinh bằng chính chất lượng của mình, nhằm đáp ứng với yêu cầu chăm sóc 
giáo dục trẻ tiến nhanh, tiến mạnh, bền vững góp phần vào sự phát triển của xã 
hội trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
 Từ những việc làm nêu trên , ban giám hiệu nhà trường dựa vào kết quả thi 
đua đầu năm, quá trình công tác được phân công và sự phấn đấu không mệt 
mỏi của đội ngũ giáo viên, nên đã đạt kết quả khá mĩ mãn đó là:
 Tổng số cán bộ giáo viên : 27 đ/c, trong đó :
 Năng lực sư phạm đạt loại tốt: 14/27 đạt tỷ lệ: 51.9%.
 Năng lực sư phạm đạt loại khá: 13 /27 đạt tỷ lệ: 48.1 %.
 Không có giáo viên đạt yêu cầu
Nguyễn Thị Thu Nga7 Trường Mầm Non Liên Thủy Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 
 mầm non
 PHẦN KẾT LUẬN.
 Giáo dục mầm non là hệ thống giáo dục quốc dân, giúp trẻ hình thành và 
phát triển nhân cách toàn diện về 5 mặt: Đức, trí, thể, mỹ và lao động. Giáo dục 
mầm non vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, nên đòi hỏi người 
giáo viên phải có năng lực toàn diện để phục vụ trẻ, vừa là cô giáo , vừa là 
người mẹ thứ hai và cũng là một diễn viên múa , một nhà nghệ thuật. Muốn đạt 
được những yêu cầu đó, chúng ta cần phải bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên 
có đầy đủ về kiến thức, về năng lực phải có kiến thức vững vàng, phương pháp 
phải linh hoạt, sáng tạo trong chuyên môn.
 Đại hội Đảng đã xác định mục tiêu của sự nghiệp giáo dục là:” Nâng cao 
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” xây dựng con người mới xã hội 
chủ nghĩa.
Trọng tâm giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có trí thức 
thành thạo nghề nghiệp, có thái độ lao động tích cực, sáng tạo và có ích cho xã 
hội.
 Như lời Bác Hồ dạy:
 Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người.
 Chúng ta là cô giáo mầm non được Đảng và nhà nước giao trọng trách cho 
việc ươm những mầm non cho đất nước, chúng ta phải làm gì để sau này những 
chồi non có ích cho xã hội, cho gia đình. Chăm sóc và giáo dục các cháu thành 
người công dân tý hon trong tương lai.
 Chính vì vậy đội ngũ cán bộ, giáo viên là những người làm công tác giáo 
dục, thấy được những trọng trách cao cả của mình, là những lớp người đi trước, 
là ngọn đuốc thắp sáng dẫn dường cho thế hệ tương lai mai sau. Do đó cần phải 
tự vươn mình lên để xứng đáng và tự hào với nghề nghiệp của mình. Được 
Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, mỗi người cán bộ giáo viên cần phải phát 
huy phấn đấu hơn nữa về các mặt trình độ, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cao 
đẹp của người giáo viên nhân dân.
 Liên Thủy ngày 15 tháng 5 năm 2008
 Người viết
 Nguyễn Thị Thu Nga
Nguyễn Thị Thu Nga9 Trường Mầm Non Liên Thủy

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_boi_duong_chu.docx