Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non

docx 33 trang skquanly 16/04/2024 1390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non
 UBND THỊ XÃ SƠN TÂY
 TRƯỜNG MẦM NON TRUNG SƠN TRẦM
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN MỚI GIÚP TRẺ 
 ĂN NGON MIỆNG, ĂN HẾT SUẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON 
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Hương
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Trung Sơn Trầm.
 Chức vụ: Nhân viên nuôi dưỡng
 MỤC LỤC
 Năm 2021 2|15
Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non 
nào để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất và ăn 
được tất cả các món ăn trong khẩu phần ăn của nhà trường. Từ những suy nghĩ 
đó tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng một số giải pháp đơn giản nhưng có 
hiệu quả và trình bày trong đề tài “Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp 
trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non”. 
 2. Mục tiêu sáng kiến kinh nghiệm
 Góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong nhà trường. Đảm bảo 
an toàn vệ sinh thực phẩm. Giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất và chấp nhận tất 
cả các món ăn trong thực đơn của nhà trường. Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn 
của trẻ phù hợp để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng 
cần thiết của cơ thể. Làm thay đổi quan điểm của phụ huynh về sự cần thiết của 
việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non.
 Qua chuyên đề nghiên cứu này phụ huynh có thể vơi bớt nỗi lo lắng, giáo viên 
cũng có đôi phần giảm bớt áp lực khi chăm sóc trẻ. Nhìn thấy các con mau lớn từng 
ngày phát triển toàn diện đó là niềm vui sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường.
 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 3.1. Thời gian nghiên cứu
 Thời gian 7 tháng (từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021).
 3.2. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. 
 3.3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Đề tài được áp dụng tại nhà bếp trong trường Mầm non Trung Sơn Trầm.
 II. NỘI DUNG
 1. Hiện trạng vấn đề
 * Thuận lợi:
 Năm học 2020 - 2021, trường Mầm non Trung Sơn Trầm có tổng số học 
sinh là 423 cháu, trong đó có 57 cháu trong độ tuổi nhà trẻ và 366 cháu trong độ 
tuổi mẫu giáo. Cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp với đầy đủ các trang thiết bị; 
Được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám hiệu đã tạo mọi điều kiện 
thuận lợi cho cá nhân tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn; Bếp ăn có diện tích 
đảm bảo theo đúng Điều lệ mầm non; Đồ dùng trang thiết bị đầy đủ theo tiêu 4|15
Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non 
 423 345/423 82 % 78/423 18 %
 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 
 2.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu văn bản, tài liệu, tìm tòi và học hỏi kinh 
nghiệm để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ
 “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
 Với câu nói trên cho thấy chúng ta phải học nữa, học mãi. Đối với mỗi 
con người chúng ta dù có đi làm một việc gì đi chăng nữa, chúng ta không chỉ 
làm việc mà phải luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của 
mình được tốt hơn, đặc biệt các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món 
ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề học cách chế biến 
món ăn mới cho trẻ càng quan trọng hơn. Hiểu được điều đó nên tôi đã không 
ngừng học hỏi, tìm tòi qua những người xung quanh, qua đồng nghiệp, những 
kênh truyền hình liên quan đến chế biến món ăn như: Vua đầu bếp, cùng vào 
bếp cách chế biến món ăn cho trẻ.
 Tôi luôn sưu tầm các sách dạy các món ăn: 55 món ăn ngon. Các món ăn 
dễ chế biến, cách làm bánh, các loại nước sinh tố. Ngoài ra, tôi luôn đọc báo, 
tham gia những buổi đi kiến tập của Thị xã, Thành phố tổ chức. Khi có một món 
ăn mới, tôi thường đọc kỹ để tìm hiểu các nguyên liệu, cách kết hợp, gia giảm 
các gia vị mới, cách chế biến chép và lưu lại thành bộ sưu tập các món ăn thành 
từng loại. Tôi thường xuyên mạnh dạn nấu những món ăn mà tôi vừa học hỏi ở 
nhà, để mọi người trong gia đình, các con nhỏ cùng thưởng thức và cho ý kiến 
nhận xét. Điều đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc chế biến món ăn cho trẻ tại 
trường. Qua ý kiến nhận xét của gia đình, cùng với kinh nghiệm chế biến của 
bản thân tôi đã lựa chọn được rất nhiều món ăn mới, ngon, phù hợp với trẻ và 
cùng đưa ra tham khảo với các bạn đồng nghiệp, tham mưu với Ban Giám hiệu 
để xây dựng thực đơn mới theo mùa. Hoặc cùng món ăn tôi đã tham mưu với 
Ban Giám hiệu chỉ cần thay đổi thêm, bớt lượng rau, nguyên liệu mới là đã tạo 
ra hương vị mới cho món ăn đối với trẻ. 
 Ví dụ: Món cháo chim câu, thịt lợn, đậu xanh hoặc cháo chim câu, thịt 
lợn, hạt sen.... hoặc món canh cá quả nấu chua, cá rô phi nấu rau ngót, tôm nấu 
bí xanh, rau cải xanh nấu cá rô đồng, bầu nấu cua, bầu nấu tôm, canh đậu phụ 
nấu cà chua... Món đậu trạch xào thịt bò, cà rốt, nấm rơm, mướp hương xào thịt 
bò, canh ngũ sắc bao gồm 5 loại rau củ như: Đậu Hà Lan, cà rốt, ngô hạt, khoai 
tây, su su. Các món ăn tôi nghiên cứu để xây dựng thực đơn chế biến cho trẻ 6|15
Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non 
nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài ra. Với thịt bò: Ta nên chọn thịt có màu đỏ 
tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng. 
Trước khi mang chế biến thực phẩm cho trẻ thì chúng ta phải rửa sạch sau đó 
thái nhỏ và cho vào cối say nhỏ (tuỳ từng độ tuổi). Thực phẩm được sơ chế ở 
trên bàn hoặc bệ sạch để đảm bảo vệ sinh.
 + Đối với các loại hải sản như: Tôm, cua, cá rất tốt cho con người chúng 
ta và đặc biệt là trẻ thơ vì nó cung cấp canxi, chất đạm làm cho xương của trẻ 
chắc khoẻ hơn và không bị bệnh còi xương. Đối với tôm: Chúng ta nên chọn 
những con còn sống, mình của tôm phải trắng trong khi sơ chế phải làm sạch, 
bóc vỏ, đầu. Đầu và râu tôm dùng để nấu canh. Đối với cá: Ta nên chọn những 
con cá bơi khoẻ, còn nguyên vẩy không bị chầy sước. Khi sơ chế chúng ta nên 
đập chết cá và đem rửa sạch, đánh vẫy cho vào nồi luộc sau đó gỡ bỏ xương, sau 
đó phần đầu và phần xương giã nhỏ lọc lấy nước nấu canh.
 Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm chúng ta còn 
phải lựa chọn những thực phẩm cung cấp vitamin và chất sơ như rau, của, quả.
 + Đối với rau: Chúng ta cần lựa chọn rau phải tươi ngon không bị dập nát 
hoặc vàng úa.
 + Đối với loại hạt, củ, quả khô: Chúng ta không chọn những thực phẩm bị 
mốc, mọt. Nhất khi chọn gạo, bánh đa, lạc, vừng nên chọn những loại gạo ngon, 
không có mấy chấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị 
mốc
 + Đối với thực phẩm làm gia vị: nước mắm, dầu. Khi mua chúng nên chú 
ý đến hãng sản xuất và thời hạn sử dụng cuả sản phẩm để đảm bào được an toàn.
 Như chúng ta cũng đã biết quá trình lựa chọn thực phẩm cũng góp phần 
không nhỏ trong quá trình chế biến các món ăn ngon trong gia đình cũng như 
trong nhà trường.
 Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh cho các loại thực phẩm thì vấn đề vệ sinh 
nhà bếp cũng rất là quan trọng trong việc chế biến các thực phẩm vì vậy chúng 
ta nên thực hiện theo quy trình bếp một chiều và sắp xếp bếp một cách hợp lý, 
thường xuyên quét dọn bếp sạch sẽ ngăn nắp. Thùng đựng rác phải có nắp đậy 
và được xử lý hàng ngày. Ngoài ra các cô nuôi cũng phải đảm bảo vệ sinh trong 
quá trình chế biến như: Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng sạch sẽ, phải mặc tạp dề, 
đeo khẩu trang, đội mũ và đặc biệt khi sơ chế và chế biến các cô phải đi găng 
tay và phải cắt móng tay ngắn, không được để móng tay dài vì như vậy các vi 
khuẩn trong móng tay sẽ sâm nhập vào thực phẩm làm mất vệ sinh. Từ đó mà 
chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ 8|15
 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non 
b. Cách làm: b. Cách làm:
- Cá trắm rửa sạch cho vào luộc chín, gỡ lấy - Cá trắm rửa sạch, nhặt xương xay nhiều lần. 
thịt, bỏ xương. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, xay nhỏ. Hành tím 
xay nhỏ. Hành tím băm nhỏ, hành lá, thanh hao băm nhỏ, hành lá, thanh hao thái nhỏ. Cà chua 
thái nhỏ. Cà chua rửa sạch thái nhỏ rửa sạch thái nhỏ. Trộn thịt lợn với cá đã xay 
- Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt cá nhỏ thêm gia vị và một phần hành lá, thanh 
vào chảo xào săn với gia vị vừa đủ hao trộn đều sau đó viên nhỏ bằng quả táo con 
- Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt đem chiên vàng trên chảo ngập dầu, sau đó 
lợn vào chảo xào chín mềm, cho cà chua vào vớt ra để riêng.
nấu nhuyễn, cho nước sâm sấp vào nấu chín, - Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt 
nêm gia vị vừa đủ rồi trút cá đã xào vào đảo lợn vào chảo xào chín mềm, cho cà chua vào 
đều, đun thêm cho ngấm đều gia vị, bắc ra cho nấu nhuyễn, cho nước sâm sấp vào nấu chín, 
thanh hao và hành lá vào. nêm gia vị vừa đủ rồi trút cá đã chiên vào đảo 
* Yêu cầu : Thịt và cá chín mềm, cà chua đều, đun thêm cho cá viên ngấm đều gia vị, 
sánh, màu sắc đẹp. bắc ra cho phần thanh hao và hành lá còn lại 
 vào.
 * Yêu cầu : Cá viên thơm vàng, ngấm đều gia 
 vị, cà chua sánh, màu sắc đẹp.
 Cháo thịt gà cà rốt Cháo chim bồ câu hạt sen
a. Nguyên liệu (cho 100 trẻ): a. Nguyên liệu (cho 100 trẻ):
- Gạo tẻ : 1,3kg - Cà rốt : 1,3kg - Gạo tẻ : 1,3kg - Gạo nếp : 0,6kg
- Gạo nếp : 0,6kg - Thịt gà ta : 1,8kg - Hạt sen : 0,5kg - Chim bồ câu : 1,2kg
- Hành tím, gia vị vừa đủ - Hành tím, gia vị vừa đủ
b. Cách làm: b. Cách làm:
- Gạo nếp, gạo tẻ vo sạch cho vào hầm trên - Hạt sen rửa sạch, ngâm nở. Gạo nếp, gạo tẻ 
bếp lửa nhỏ cho đến khi cháo chín. Thịt gà rửa vo sạch cho thêm hạt sen vào hầm cùng trên 
sạch, lọc lấy thịt, thái miếng xay nhỏ. Cà rốt bếp lửa nhỏ cho đến khi cháo chín. Chim bồ 
gọt vỏ, thái khúc, đem hầm sơ qua rồi xay câu rửa sạch, lọc lấy thịt, thái miếng xay nhỏ
bằng máy sinh tố. - Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt 
- Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt gà chim bồ câu vào xào săn với gia vị vừa đủ. 
vào xào săn với gia vị vừa đủ. Cho thịt chim bồ câu đã xào vào nồi cháo hầm 
- Cho thịt gà đã xào vào nồi cháo hầm thêm 20 thêm 20 phút cho mềm, cháo chín nhừ thêm.
phút, cho thịt gà mềm, cháo chín nhừ thêm, * Yêu cầu : Cháo chín nhừ, sánh nhuyễn, thịt 
sau đó thêm cà rốt đã xay, nấu chín sôi trở lại chim bồ câu và hạt sen chín mềm vừa tới.
là được.
* Yêu cầu : Cháo chín nhừ, sánh nhuyễn, thịt 
gà mềm, màu sắc đẹp.
 Thịt lợn, bò rim Thịt lợn, bò hầm ngũ sắc
a. Nguyên liệu (cho 100 trẻ): a. Nguyên liệu (cho 100 trẻ):
- Thịt bò : 1,0kg - Thịt bò : 1,0kg - Khoai tây : 1,2kg
- Thịt lợn : 3,2kg - Thịt lợn : 3,2kg - Cà rốt : 0,9kg
- Tỏi, hành lá, gia vị vừa đủ - Tỏi, hành lá, gia vị vừa đủ
b. Cách làm: b. Cách làm:
- Thịt bò, thịt lợn rửa sạch thái miếng, xay - Thịt bò, thịt lợn rửa sạch thái miếng, xay 10|15
Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non 
không khí thật ấm cúng và vui vẻ. Sau khi tổ chức bữa ăn Buffet và bữa ăn gia 
đình tại trường, tôi thấy trẻ ăn uống rất hào hứng, vui vẻ, thích thú và ăn hết suất.
 => Đây là biện pháp nhằm quyết định có hay không việc nghiên cứu đề 
tài này. Bởi vì nó là thực trạng, nó mang tính cần thiết, phù hợp với nhà trường.
 Bp 3: Hình ảnh món ăn mới
 2.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với giáo viên trên lớp và các cô nuôi tại 
nhà trường
 Để công tác chăm sóc nuôi dưỡng đạt kết quả tốt hơn tôi thường xuyên 
kết hợp với giáo viên trên lớp quan tâm đến giờ ăn của trẻ. Hàng ngày, tôi cùng 
các đồng chí trong tổ nuôi phối hợp với giáo viên các nhóm lớp tổ chức giờ ăn 
của các lớp để nắm bắt xem với các món ăn và cách chế biến như vậy các cháu 
ăn như thế nào, có thích ăn hay không và có ăn ngon miệng hay không. Từ đó 
tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ không hào hứng với món ăn đó và đưa ra với 
các bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho lần chế biến sau. Qua nhiều lần vào 
lớp quan sát giờ ăn của các cháu và thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn 
tôi đã nắm được với cách chế biến món ăn như thế nào thì giúp trẻ ăn ngon 
miệng, ăn hết suất.
 - Phối hợp với giáo viên đứng lớp động viên, khích lệ trẻ ăn hết suất, đảm 
bảo cho trẻ tăng cân đều. Ngoài ra tôi còn kết hợp với giáo viên tuyên truyền 
cho phụ huynh biết được các bữa ăn trong thực tế hàng ngày của trẻ trên bảng 
công khai thực đơn ở bảng tuyên truyền.
 Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ 
cùng nhau tham gia ngày hội trải nghiệm: Lễ hội ẩm thực để phụ huynh và giáo 
viên có thêm nhiều kiến thức nuôi con bổ ích, phụ huynh giáo viên gần gũi hiểu 
nhau hơn tạo điều kiện nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
 - Góc tuyên truyền ở dưới nhà bếp tôi thường xuyên sưu tầm cách chế 
biến các món ăn cho trẻ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là 
10 nguyên tắc vàng của WHO về an toàn vệ sinh thực phẩm.
 => Biện pháp nhằm khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài có thực tế, 
hiệu quả một cách cụ thể, khi nhân viên chế biến nắm bắt được bữa ăn, món ăn 
nào trẻ không hứng thú để kịp thời điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng. Để 
đưa vào thực tế bữa ăn của trẻ có phù hợp và tạo được hứng thú với trẻ hay 
không.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_che_bien_mon_an_moi_g.docx