Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG HỌC” Môn/Lĩnh vực: Y tế học đường Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả: Nguyễn Thị Loan Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Nhân viên y tế NĂM HỌC: 2021 - 2022 Trang 1 /14 A ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận: Trường học là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh cũng có nghĩa là làm tốt nội dung giáo dục khác. Thật vậy, số lượng học sinh chiếm một phần tư dân số, thuộc lứa tuổi trẻ tương lai của đất nước, vì vậy sức khỏe của học sinh hôm nay có nghĩa là sức khỏe của dân tộc ta mai sau. Công tác y tế học đường là một khâu rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học và đã được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước. Bởi vì sức khỏe liên quan mật thiết với sự phát triển con người. Sức khỏe tốt tạo điều kiện cho con người phát triển thể chất nói chung, học tập và lao động nói riêng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trí nhớ, sức chú ý, sự cần cù, độ dẻo dai trong học tập phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái chung của sức khỏe và thể lực. Sức đề kháng của cơ thể học sinh còn yếu kém, dễ bị mắc các loại dịch bệnh. Do đặc điểm tâm lý của độ tuổi học sinh rất hiếu động dễ bị ngã xây xát ngoài da, dễ bị các tai nạn thương tích như bỏng nước sôi, điện giật, đuối nướcmà học sinh chưa thể biết tự đề phòng. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh là nhằm bảo vệ sức khỏe cho học sinh, phòng chống các loại dịch bệnh đặc biệt là dịch bệnh Covid-19, các tai nạn thương tích cho học sinh, giúp cho học sinh phát triển tốt cả về vật chất lẫn tinh thần. Có thể nói công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học là việc vô cùng quan trọng của toàn xã hội. Chính vì vậy mà ngày 01/03/2000, Liên tịch Y tế-Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 03 về việc hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học đã đề cập đến việc “Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong trường học các cấp. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ học sinh ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, mỗi gia đình và toàn xã hội”. Ngày 12/7/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg về việc Tăng cường công tác y tế trong các trường học và ngày 4/12/2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành quy định về hoạt động y tế ở các cơ sở giáo dục phổ thông với mục đích “Hoạt động y tế trong các 3 /14 5. Phạm vi nghiên cứu và thời gian: Đề tài được áp dụng cho học sinh, giáo viên toàn trường. Tại trường học tôi công tác, năm học 2020-2021. Trong phạm vi đề tài này tôi xin đề cập đến “ Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường học”. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Dựa vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp lãnh đạo - Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường - Dựa vào các tài liệu hướng dẫn, tham khảo về công tác y tế trường học - Dựa vào các buổi tập huấn về công tác y tế trường học - Dựa vào một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệp B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: * Sức khỏe: - Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: “ Sức khỏe là một trạng thái thoải mái đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần, và xã hội. - Như vậy, nói “khỏe mạnh” không có nghĩa là đơn thuần là không có bệnh tật, đó mới chỉ là sức khỏe về mặt thể chất. + Sức khỏe thể chất: Liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, sự luyện tập và tăng tuổi thọ. + Sức khỏe tinh thần: Thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, niềm tin và giảm những stress. + Sức khỏe xã hội: Thể hiện các dịch vụ xã hội đầy đủ, các luật bảo vệ chăm sóc học sinh em. - Như vậy, sức khỏe là một bộ phận hợp thành trong sự phát triển tổng thể, do đó những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe là những yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế cũng như các yếu tố sinh vật và môi trường. Sức khỏe của học sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của học sinh em. Thiếu ăn, ăn không đủ chất, ăn không hợp lý đều gây tác hại cho sức khỏe của học sinh. Lứa tuổi học sinh 11 đến 14 tuổi là giai đoạn cơ thể tiếp tục phát triển, các cơ quan của cơ thể đang dần hoàn thiện. Đây cũng chính là giai đoạn hình thành thói quen, tập quán ăn uống, là giai đoạn hình thành nhân cách của học sinh, đồng thời chuẩn bị cho học sinh bước vào những năm đầu của trường phổ thông. 5 /14 * Thuận lợi: - Được sự quan tâm lãnh đạo của UBND Huyện Đan Phượng, phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng, TTYT dự phòng huyện, sự chỉ đạo sát xao của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương và của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường. - Trường đã có phòng y tế riêng, có cơ số thuốc thiết yếu và trang thiết bị y tế đầy đủ theo danh mục quy định của Bộ y tế để chăm sóc sức khỏe cho học sinh. - Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên y tế dự tập huấn các lớp vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống các dịch bệnh theo mùa do Trung tâm y tế Huyện Đan Phượng tổ chức. - Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến học sinh và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. - Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh. * Khó khăn: - Một số giáo viên trẻ mới vào ngành nên kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh chưa được linh hoạt. - Sức khỏe, thể lực của học sinh trong trường, lớp không đồng đều, nhiều học sinh hay ốm. - Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của con. 2.2. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài: Tổng số Kết quả điều tra tình hình sức khỏe học sinh học sinh Sức khỏe loại I Sức khỏe loại II Sức khỏe loại III Số lượng % Số lượng % Số lượng % 872 319 36, 58% 551 63,1% 2 0,2% Từ số liệu trên cho thấy tỉ lệ học sinh đạt sức khỏe loại I còn thấp, căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi, khó khăn nêu trên của nhà trường, tôi luôn trăn trở và đã tìm ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong nhà trường tốt hơn được áp dụng trong năm học 2020-2021, cụ thể như sau: 7 /14 Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. * Mục đích: - Để giáo viên, nhân viên nắm được những kinh nghiệm, những kĩ năng về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho học sinh một cách tốt nhất. - Giúp giáo viên, nhân viên, có ý thức đề phòng, kiểm tra, xử trí các yếu tố nguy cơ xảy ra tai nạn một cách thường xuyên và có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho học sinh. - Giúp giáo viên, nhân viên, có kiến thức sâu rộng về dịch bệnh cũng như một số tai nạn thường xảy ra với học sinh. * Nội dung bồi dưỡng, tuyên truyền: - Biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết - Hiểu về môi trường an toàn đối với học sinh. - Phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp. - Đảm bảo vệ sinh môi trường. - Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho học sinh. - Đảm bảo an toàn trong học tập - Chăm sóc tốt sức khỏe cho học sinh. * Hình thức tuyên truyền, bồi dưỡng các kiến thức, kĩ năng chăm sóc sức khỏe cho học sinh với giáo viên, nhân viên trong trường. - Tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú giúp học sinh dễ tiếp cận, dễ hiểu: loa phát thanh, tuyên truyền dưới cờ, bài tuyên tuyên truyền, pano, apphich + Tham mưu Ban giám hiệu về nội dung tuyên truyền của một số biểu bảng hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho học sinh để giáo viên và nhân viên nắm bắt được. + Sưu tầm các tranh ảnh phòng bệnh cho học sinh, tranh ảnh chăm sóc sức khỏe cho học sinh, các phác đồ sơ cấp cứu, tranh phòng tránh các tai nạn thương tích để trang trí ở phòng y tế. + Tập hợp các tài liệu tuyên truyền, viết bài tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe, về phòng tránh các dịch bệnh, phát và gửi bài cho giáo viên các lớp để giáo viên tuyên truyền tới học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp và tuyên truyền tới phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh của trường của lớp, trưng bày tại phòng y tế trường học. - Bồi dưỡng: + Thông qua các buổi họp trường, các buổi tuyên truyền trực tiếp dưới cờ đã bồi dưỡng giáo viên, nhân viên các kiến thức về phòng chống dịch bệnh. 9 /14 3.3. Biện pháp 3: Tham mưu với Ban giám hiệu đề xuất mua sắm, bổ sung trang thiết bị, thuốc thiết yếu cho phòng y tế. Để có đầy đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở trường, thì điều kiện quan trọng nhất phải có đầy đủ trang thiết bị, cơ số thuốc thiết yếu, y dụng cụ theo quy định của Bộ y tế. Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe ban đầu rất cần thiết có các trang thiết bị và một số thuốc thiết yếu để kịp thời xử trí những bất thường xảy ra có liên quan đến sức khỏe của học sinh như: Sốt cao, điện giật, bỏng, ngộ độc, trầy xước, gãy chân, gãy tay.Bởi vậy tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu mua sắm, bổ sung trang thiết bị, thuốc thiết yếu cho từng năm học. Ngay từ đầu năm học tôi đã kiểm kê, rà soát lại toàn bộ trang thiết bị, cơ số thuốc thiết yếu để từ đó xây dựng kế hoạch để đề xuất với Ban giám hiệu mua sắm, bổ sung, thay thế những thuốc và y dụng cụ đã hết hạn hoặc bị hỏng đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh được tốt. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị và các loại thuốc theo danh mục y tế quy định. * Kết quả: - Đã tham mưu với Ban giám hiệu mua bổ xung đầy đủ những y dụng cụ và các trang thiết bị y tế theo quy định: máy đo thân nhiệt điện tử, Đo huyết áp, Cân sức khỏe, khẩu trang. - Đã đề xuất 02 đợt mua bổ sung trang thiết bị: thuốc, bông băng gạc, y dụng cụ để thay thế các loại thuốc hỏng hoặc hết hạn sử dụng. - Đã lập biên bản và thực hiện tiêu hủy các loại thuốc hỏng, hết hạn, bổ sung thêm thuốc thiết yếu, bông, băng, gạc cần thiết đảm bảo đúng theo quy định. - Phòng y tế trường học có đầy đủ trang thiết bị, y dụng cụ và các loại thuốc thiết yếu đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong nhà trường. 3.4. Biện pháp 4: Tạo ra những đầu sổ sách để thực hiện cho công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Ngoài những đầu sổ bắt buộc theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: Sổ khám bệnh; Sổ quản lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao và trang thiết bị, dụng cụ phòng y tế trường học; Sổ tổng hợp sức khỏe; Sổ hoạt động y tế trường học; Sổ hoạt động Chữ thập đỏ; Sổ theo dõi sức khỏe học sinh đã được tôi cập nhật, ghi chép theo hướng dẫn. Tôi còn nghiên cứu, bổ sung thêm một số đầu sổ sau để tiện hơn cho việc theo dõi, chăm sóc, quản lí sức khỏe học sinh, đó là:
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cham_soc_suc_khoe_ban.doc