Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng sinh hoạt Sao cho cán bộ Phụ trách Sao ở Liên đội trường Tiểu học Tản Lĩnh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng sinh hoạt Sao cho cán bộ Phụ trách Sao ở Liên đội trường Tiểu học Tản Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng sinh hoạt Sao cho cán bộ Phụ trách Sao ở Liên đội trường Tiểu học Tản Lĩnh
1/17 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở bậc học Tiểu học, bên cạnh mục tiêu phát triển đúng đắn lâu dài về trí tuệ các em còn được phát triển, bồi đắp về mặt tình cảm như: Lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước; tôn trọng, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, người thânÝ thức được quyền và bổn phận của mình, có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội. Thực hiện nghiêm túc các quy định của trường, lớp. Bên cạnh việc học tập văn hoá, các em còn được tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội từ thiệntrong tổ chức của nhà trường, lớp và Sao nhi đồng nhằm giúp các em học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi; phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ. Đó cũng chính là mục tiêu giáo dục và đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa của Đảng ta theo mục 2, Điều 29 và phần a, mục 2, Điều 30 của Chương II, Luật Giáo dục năm 2019. Trong trường Tiểu học, hoạt động Sao nhi đồng được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tạo cho nhi đồng có một sân chơi lý thú, bổ ích với phương châm “Học mà chơi – Chơi mà học” để tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà không khô cứng. Vì vậy công tác Sao nhi đồng càng phải trú trọng về chất lượng và nội dung sinh hoạt. Ở lứa tuổi nhi đồng khả năng tự quản, tự tổ chức hoạt động của các em còn thấp. Do đó chương III, Điều 12, mục 1,2,3 của Điều lệ Đội quy định: “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh giúp đỡ nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và trở thành đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”, “Mỗi liên đội, chi đội có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhi đồng theo Sao Nhi đồng ở trong nhà trường hoặc ở địa bàn dân cư, trường học kết nghĩa”, “Mỗi Sao Nhi đồng có ít nhất một đội viên do chi đội cử ra làm phụ trách Sao. Phụ trách Sao có nhiệm vụ hướng dẫn nhi đồng sinh hoạt, học tập, vui chơi theo Chương trình Dự bị đội viên”. Đối với các em nhi đồng, anh chị Phụ trách Sao có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói Phụ trách Sao là “Linh hồn” của Sao. Thực tế đã chứng minh ở đâu có Phụ trách Sao giỏi, năng động, nhiệt tình, tâm huyết, hiểu tâm lí nhi đồng, có nghiệp vụ công tác Đội, có khả năng tham gia các hoạt động như: Hát, múa, kể 3/17 Bên cạnh đó đội ngũ Phụ trách Sao sẽ góp phần bồi dưỡng các em trưởng Sao, phó Sao trở thành những cán bộ đội tiếp tục công tác Phụ trách Sao nhi đồng. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài được triển khai từ năm học 2021 - 2022 và được áp dụng trong năm học 2022 - 2023 tại liên đội trường tiểu học Tản Lĩnh. Đối tượng nghiên cứu là các em Phụ trách Sao và nhi đồng Liên đội trường tiểu học Tản Lĩnh. IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các cuốn sách Tổng phụ trách, Hướng dẫn của Hội đồng Đội về thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023, các văn bản nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục, công tác Đội – Sao nhi đồng trong trường tiểu học... * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp lý luận, phương pháp tọa đàm trao đổi, phương pháp quan sát, thu thập thông tin, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm... CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP 1. Cơ sở lý luận Tâm lý học: đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá trình tâm lý và các phẩm chất tâm lý được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang được phát triển. ví dụ: vui chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội v.v mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em. những quan sát hàng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống người lớn mà vấn đề cơ bản là ở chỗ, phải hiểu được đứa trẻ hiện có những gì, có thể làm được những gì, nó sẽ thay đổi như thế nào và sẽ có được những gì trong quá trình sống và hoạt động theo lứa tuổi Giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các môn học cũng như các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học vừa là Đội viên TNTP Hồ Chí Minh, vừa là thành viên của Đội ngũ phụ trách sao, vừa là cây văn nghệ của nhà trường Khi học sinh tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng 5/17 * Đối với nhà trường: Đội hỗ trợ tích cực, là cầu nối vững chắc góp phần không nhỏ trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Đội là người phụ trách, là người anh, người chị gương mẫu cho các em noi theo, chuẩn bị cho các em phấn đấu trở thành Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. * Đối với xã hội: Đội là lực lượng cách mạng tham gia tuyên truyền, cổ động các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Hình thức sinh hoạt Sao nhi đồng giúp các em vừa học, vừa chơi mà vẫn đảm bảo lĩnh hội đầy đủ các kiến thức trong nhà trường và ngoài xã hội một cách thoải mái nhất. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Năm học 2022 – 2023 liên đội Tiểu học Tản Lĩnh có hơn 500 nhi đồng khối 1, 2 chia thành 60 Sao, 60 đội viên là Phụ trách Sao. Việc thực hiện công tác Sao nhi đồng hiện nay ở liên đội Tiểu học Tản Lĩnh có những thuận lợi khó khăn sau: 1. Thuận lợi Công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội luôn được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chi uỷ, Bán giám hiệu nhà trường, của Công đoàn, Chi đoàntạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động Đội phát huy và đạt hiệu quả. Ban giám hiệu nhà trường luôn coi hoạt động Đội nói chung và hoạt động Sao nhi đồng nói riêng là hoạt động quan trọng giáo dục học sinh phát triển toàn diện, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đội ngũ giáo viên phụ trách chi đội, lớp nhi đồng và chi đoàn nhiệt tình, trách nhiệm phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức thành công các hoạt động trọng tâm của Đội đề ra. Ban chỉ huy Liên – Chi đội, Phụ trách Sao hăng hái, nhiệt tình, năng động. Các em nhi đồng ngoan ngoãn, vâng lời, yêu thích các hoạt động tập thể. 2. Khó khăn Đội ngũ Phụ trách Sao một số em còn rụt rè, e ngại, chưa mạnh dạn tự tin dẫn tớí lúng túng trong quá trình tổ chức sinh hoạt do vậy chưa có sức tuyết phục đối với nhi đồng. Các em đội viên khối 4 mới được lựa chọn nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác Phụ trách Sao. Sự chú ý tập trung, ý thức tổ chức kỷ luật một số nhi đồng chưa cao nên khó khăn cho Phụ trách Sao trong quá trình tiến hành tổ chức sinh hoạt. 7/17 1.4. Hiểu về đặc điểm tâm lí nhi đồng Nhi đồng có tính dễ bảo, cả tin, hay bắt chước, thích được khen, đời sống tình cảm chiêm sưu thế hơn so với đời sống nhận thức, dễ xúc cảm, tò mò, ham hiểu biết. Hiểu tâm lí nhi đồng, Phụ trách Sao sẽ tìm ra được phương pháp tốt nhất để gần gũi, thu hút các em tham gia hoạt động. 1.5. Thành thạo nghi thức Đội Việc nắm vững các yêu cầu đối với đội viên, người chỉ huy, cách thức tập hợp đội hình, chỉnh đốn đội ngũ là điều kiện thuận lợi cho Phụ trách Sao khi tổ chức sinh hoạt và vui chơi với nhi đồng. 1.6. Biết tổ chức các hoạt động Biết cách thức tiến hành một buổi sinh hoạt Sao theo chủ điểm, biết lôi cuốn các em nhi đồng cùng tham gia, cùng vui chơi một cách hợp lí 1.7. Có năng khiếu về hát, múa, kể chuyện, trò chơi, cắt dán, vẽ. Đây là yêu cầu cần thiết đối với Phụ trách Sao để tạo được ấn tượng, hấp dẫn các em nhi đồng. 2. Công tác chọn cử phụ trách Sao Căn cứ theo Điều lệ Đội tại chương III, Điều 12, mục 1,2,3 của Điều lệ Đội quy định “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh giúp đỡ nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và trở thành đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”, “Mỗi liên đội, chi đội có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhi đồng theo Sao Nhi đồng ở trong nhà trường hoặc ở địa bàn dân cư, trường học kết nghĩa”, “Mỗi Sao Nhi đồng có ít nhất một đội viên do chi đội cử ra làm phụ trách Sao. Phụ trách Sao có nhiệm vụ hướng dẫn nhi đồng sinh hoạt, học tập, vui chơi theo. Về phân công phụ trách: Căn cứ vào thực tế các em đội viên khối 5 đã làm cán bộ Phụ trách Sao năm học trước còn các em đội viên khối 4 chưa được tham gia làm Phụ trách Sao, các em nhi đồng lớp 2 đã được tham gia sinh hoạt sao nhi đồng ở lớp 1 và các em nhi đồng lớp 1 thì mới chia tay mẫu giáo để lên học bậc Tiểu học còn rất nhiều bỡ ngỡ. Do vậy tôi phân công như sau: - Các em Phụ trách Sao khối 5 phụ trách các Sao nhi đồng khối 1. - Các em Phụ trách Sao khối 4 phụ trách các Sao nhi đồng khối 2. 3. Bồi dưỡng sinh hoạt Sao cho phụ trách Sao nhi đồng Phụ trách Sao là “Linh hồn” của Sao nhi đồng, là người trợ thủ đắc lực của phụ trách nhi đồng. Vì vậy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phải có trách nhiệm bồi dưỡng các em về mọi mặt và cần có sự thống nhất, phối hợp 9/17 3.1.4. Trò chơi: Tổ chức các trò chơi tập thể vui vẻ, sinh động, hấp dẫn và mang tính giáo dục. 3.1.5. Cắt dán thủ công, vẽ, nặn: Làm cho các em xem hình mẫu các con vật, bông hoa vui nhộn, bắt mắt về màu sắc; hướng dẫn cách làm đơn giản, dễ thực hiện nhưng phải phong phú, bắt mắt để các em thích thú. Giúp các em biết tự chuẩn bị các đồ dùng khi được tập huấn như dao, kéo, giấy màu, hồ dán. (phải đảm bảo an toàn). 3.1.6.Thể dục thể thao: Hướng dẫn học các bài thể dục rèn luyện sức khoẻ đơn giản, dễ thuộc nhưng không kém phần sôi động . 3.1.7.Tính tự tin: Biết tự tin, luôn đặt địa vị của mình như một cô giáo nhỏ, một người anh, người chị, nghiêm khắc, kỷ luật nhưng lại dịu dàng, chan chứa yêu thương. Hướng dẫn Phụ trách Sao nắm bắt được các em nhi đồng có năng khiếu thực sự để bồi dưỡng trở thành cán bộ phụ trách Sao, cán bộ lớp kế cận sau này. Đồng thời cần chú ý đến những nhi đồng mạnh dạn, tự tin, hoạt bát đó là những em có thể điều khiển, chi phối các bạn khác làm theo ý kiến của mình trong khi sinh hoạt. 3.1.8. Giúp phụ trách Sao có những hiểu biết sơ bộ về tâm lý nhi đồng. Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi này là chú ý có chủ định còn yếu. Các em chưa xác định được mục đích mà chủ yếu chú ý đến những gì mà thấy thú vị, hoặc có sự nổi bật rực rỡ và khác thường. Chú ý không chủ định của các em tốt hơn nhưng khả năng phát triển chú ý có chủ định bền vững, tập trung của các em trong quá trình học tập là rất cao do vậy Phụ trách Sao phải liên tục thay đổi hình thức sinh hoạt tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn các em vào các hoạt động một cách tích cực. Nhi đồng hay bắt chước, đặc biệt là bắt chước những người mà các em quý mến, do đó Phụ trách Sao luôn luôn phải tu dưỡng và rèn luyện để mình trở thành tấm gương sáng cho nhi đồng noi theo. Ở lứa tuổi nhi đồng, yếu tố tình cảm chiếm ưu thế hơn so với nhận thức. Các em rất thích được quan tâm, do vậy Phụ trách Sao cần đi sâu vào thế giới nội tâm của các em, thường xuyên gần gũi, động viên, tâm sự với các em để biết hoàn cảnh gia đình, tâm lí từng em từ đó hiểu các em hơn. Khi hiểu được tâm lí và hoàn cảnh từng em trong Sao, Phụ trách Sao cần đề ra những biện pháp giúp đỡ nhi đồng trong học tập, sinh hoạt để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành người đội viên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_sinh_hoat_s.doc