Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên ở trường THCS Hua Nà
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên ở trường THCS Hua Nà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên ở trường THCS Hua Nà
PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Đại hội XI của Đảng xác định "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đoi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội". Điều 2 Luật Giáo dục đã ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo làm người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước ” nghĩa là giáo dục, đào tạo ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”. Công việc này không ai có thể làm được ngoài những nhà giáo dục và quản lý giáo dục mà đội ngũ giáo viên trong nhà trường là nhân tố trung tâm của sự phát triển giáo dục. Vì vậy người lãnh đạo, quản lý nhà trường phải hết sức coi trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên là thực hiện quan điểm về “ Giáo dục là quốc sách” và thực hiện Nghị quyết Trung ương IV, khóa 8 của Đảng cũng đã khẳng định “Khâu then chốt đó thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục và chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”. Như vậy người thầy giáo có một vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường. Phương hướng và tư tưởng chính trị đó hoàn toàn do đội ngũ người Thầy quyết định. Vì vậy ta có thể khẳng định việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một việc làm cực kỳ quan trọng. Trường trung học cơ sở Hua Nà là một trường mới được thành lập. Trường đóng trên địa bàn xã mới được chia tách, là xã nằm trong diện 30 a của chính phủ. Nhân dân trong xã còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao, còn phó mặc con em cho nhà trường. Cơ PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học của việc xây dựng và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Trung học cơ sở 1. Cơ sở lý luận Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền văn minh tri thức - tin học. Trong đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ. Thế giới đang bước vào thời kỳ hội nhập và xu thế toàn cầu hóa mà không một nước nào cưỡng lại được. Đất nước ta đang ở thời kỳ có nhiều thuận lợi cũng không ít khó khăn, thách thức. Mặt khác nước ta đang bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa. Muốn vậy phải phát triển mạnh nền giáo dục đào tạo nhằm tạo ra nguồn lực mới, nguồn vốn người có hàm lượng chất xám cao để phát triển kinh tế - xã hội tạo đà cho công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Vì vậy trong các văn kiện của Đại hội Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu ” phát triển giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” để xây dựng và bảo vệ to quốc. Bác Hồ đã từng nói “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đó là những con người có nhân cách, có tri thức, sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp cao, tự chủ sáng tạo, có kỷ luật, yêu Chủ nghĩa xã hội. Thực tế cho thấy hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã phát triển những bước nhảy vọt đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ - thông tin. Nhưng khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu thì đó cũng là những sản phẩm do con người phát minh, sáng chế tìm ra. Để có được những con người như thế thì phải có một nền giáo dục phát triển tương xứng với thời đại của nó. Công việc này không ai có thể làm được ngoài những nhà giáo dục và quản lý giáo dục mà đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định. Bởi vì người thầy đã đào tạo nên những con người có nhân cách, có tri thức, có lý tưởng cao đẹp, những con người có đủ “ đức, trí, thể, mĩ, ” để xây dựng đất nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Người thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn gợi mở để người học tiếp thu một cách chủ động sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ đặc biệt là khoa học công nghệ - thông tin. Điều này tác động không nhỏ tới người dạy và người học. Để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội, đáp ứng được yêu cầu đào tạo phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi người thầy giáo phải có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, có sức khỏe để biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, góp phần đưa nước ta từ một nước nông nghiệp đặt lên hàng đầu và phải được làm thường xuyên, liên tục. 2. Cơ sở thực tiễn. Việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên với định hướng là vấn đề then chốt cũng cho thấy yêu cầu cao đối với các nhân tố quan trọng có tầm quyết định đến sự đổi mới chất lượng của nền giáo dục nước ta. Thực tế sự tụt hậu của nền GD & ĐT không tách khỏi trình độ và kỹ năng quản lý của các nhà quản lý, và của cả ở chất lượng của đội ngũ giáo viên. Mặc dù ngành GD & ĐT cũng đã nỗ lực với những biện pháp khá mạnh tay, tuy nhiên sự thiếu đồng bộ và chưa thực sự kiên quyết cũng là một trong những nguyên nhân khiến chưa có sự chuyển biến tích cực. Trong bối cảnh đó, định hướng của Đại hội XI sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự chuyển biến thực sự, bền vững cho nền GD & ĐT Việt Nam. Đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở hiện nay hầu hết đã được đào tạo chính qui trình độ cao đẳng trở lên, song chất lượng không đồng đều. Một số giáo viên ra trường năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm còn non, kinh nghiệm giảng dạy ít, phương pháp dạy chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao. giáo viên ở một số bộ môn còn thiếu như Mỹ thuật, Âm nhạc. Tất cả những khó khăn bất cập nói trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Vì vậy xây dựng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi người cán bộ quản lý nhà trường trực tiếp là hiệu trưởng phải hết sức quan tâm, đặt nhiệm vụ đó vào vị trí trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 3. Cơ sở pháp lý. Điều 14 Chương I Luật giáo dục qui định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”. Nhiệm vụ của người giáo viên được qui định rõ “giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác”. Như vậy bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường trung học cơ sở thuộc về cán bộ quản lý nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước. Cho nên người cán bộ quản lý nhà trường phải coi đây là một nhiệm vụ quan trọng quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. II. Thực trạng giáo dục và đội ngũ giáo viên của trường trung học cơ sở xã Hua Nà - Than Uyên - Lai Châu 1. Đặc điểm tình hình. Giáo viên nữ nhiều đang ở tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ nên thời gian đầu tư cho chuyên môn còn hạn chế. Cơ sở vật chất của nhà trường tuy mới được được xây dựng nhưng còn ngổn ngang. Khuôn viên nhà trường chật hẹp không đủ cho các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một số môn thiếu giáo viên như môn Mĩ thuật, Ngoại ngữ. 3 . Thực trạng đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở Hua Nà năm 2011 - 2012, 2012 - 2013. Bảng 1: Giới tính, độ tuổi Tổng Giới tính Độ tuổi số Nam Nữ Trên Từ 30 Dưới 40 tuổi - 40 30 tuổi 16 5 12 2 7 7 20 5 15 4 9 7 Bảng 2: Trình độ đào tạo Môn Tổng số Đảng viên Đại học Cao đăng Trung học Toán 5 2 4 1 Lý 1 1 1 0 Sinh 1 1 1 Kỹ thuật CN 1 1 Văn 4 2 3 0 1 Sử 2 1 1 1 Địa 2 2 GDCD 1 1 Anh văn 1 1 Thể dục 1 1 Ẩm nhạc 1 1 Bảng 3: xếp loại chuyên môn lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung học co’ sở xã Hua Nà 1. Một số công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng 1.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị Hàng năm nhà trường phải tổ chức cho giáo viên học tập và học tập nghiêm túc luật giáo dục - điều lệ trường pho thông các nội qui, qui chế chuyên môn, các qui định về kỷ cương nề nếp để cho mỗi giáo viên hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của mình. Vì vậy cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục để mọi giáo viên nhớ và thực hiện đúng. Đồng thời tổ chức học tập các chỉ thị nghị quyết, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các Văn bản pháp quy về giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt cho giáo viên từ đó làm cho mỗi giáo viên vững vàng hơn, tự tin hơn và trách nhiệm hơn trong công tác. Khuyến khích và tạo các điều kiện về sách báo, phương tiện nghe nhìn để giáo viên đọc báo, nghe đài, xem ti vi để nâng cao nhận thức, mở mang, nắm bắt được những thông tin cần thiết phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình đồng chí, trân thành giữa các thành viên trong nhà trường, tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể nhà trường như lòng yêu nước, yêu mến và tôn trọng đồng nghiệp, học sinh, quan tâm hợp tác giáo dục, lo lắng công việc chung của nhà trường, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, ý thức tổ chức, tôn trọng lãnh đạo. 1.2. Bồi dưỡng lòng nhân ái, năng lực sư phạm - Bồi dưỡng cho giáo viên lòng thương yêu học sinh, gắn bó với nghề nghiệp, làm cho mỗi giáo viên thấy được trách nhiệm của người thầy “Tất vả vì học sinh thân yêu”. Thực hiện phương châm “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”. Thấy được lòng nhân ái là cái gốc của đạo lý làm người, với giáo viên thì đó là phẩm chất đầu tiên cần có, là điểm xuất phát của mọi sáng tạo sư phạm. - Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực ứng xử các tình huống trong giảng dạy và giáo dục. - Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực thiết kế giáo án môn học, năng lực ra đề thi, chấm thi, trả bài. - Đối với giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động tập thể, năng lực thuyết phục, cảm hoá học sinh. 1.3. Bồi dưỡng tình yêu nghề nghiệp. Người Hiệu trưởng, Hiệu phó cần làm cho mỗi giáo viên gắn bó với nhà trường, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó cùng nhau xây dựng nhà trường vững mạnh “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”. Có yêu nghề thì người giáo cần thiết cho bản thân, các bài giải đề thi học sinh giỏi v.v... vào so tự bồi dưỡng. Cuối mỗi học kỳ nhà trường tiến hành kiểm tra kết quả tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên và đánh giá, coi đây là một tiêu chí để bình xét danh hiệu thi đua. + Thứ ba là hình thức bồi dưỡng tập trung - Tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các lớp tập huấn chuyên môn, dự giờ học hỏi chuyên môn ở các trường lân cận, học chuyên đề do Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Thường xuyên tiếp cận với chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo để trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng thêm cho giáo viên như: Kiến thức khoa học về bộ môn và các kiến thức liên quan. Phương pháp giảng dạy bộ môn với từng bài, kiểu bài. Sự sáng tạo, khả năng đúc rút và phổ biến kinh nghiệm. Khả năng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn cho mình và đồng nghiệp. Chất lượng bài dạy, giờ dạy. Chất lượng học tập của học sinh. Để làm tốt được công việc này nhà trường phối hợp tham mưu với phòng Giáo dục thường xuyên cung cấp những tư liệu, tài liệu, thiết bị cần thiết liên quan đến nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn. Phát huy, ủng hộ sự sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy, vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy. Tạo điều kiện để giáo viên đúc rút kinh nghiệm giảng dạy. Bồi dưỡng khả năng nắm bắt mục đích yêu cầu từng bài, kiểu bài; có đủ và vững vàng kiến thức để dạy tất cả các khối lớp. Đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh. - Cũng như trong nhiều nhà trường, đội ngũ giáo viên của nhà trường đang gặp khó khăn về trình độ tin học. Vốn tin học của một số đồng chí còn hạn chế (như chưa biết sử dụng máy vi tính, chưa biết thiết kể bài giảng điện tử,...) đã cản trở rất lớn trong việc vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo dục và nhiều hoạt động khác. Do đó phải tổ chức bồi dưỡng năng lực tin học cho giáo viên, để giáo viên biết sử dụng máy vi tính hỗ trợ cho giảng dạy và các công tác khác. To chức học lí thuyết sau đó hướng dẫn thực hành. Bản thân tôi đã soạn giảng bài giảng điện tử, lên lớp và một số giờ dạy có sử dụng máy chiếu để sử dụng một số hình ảnh của máy chiếu nhằm làm tiết học sinh động gắn với thực tiễn. Anh chị em giáo viên dự giờ, học tập kinh nghiệm. Sau đó cử những đồng chí là nòng cốt chuyên môn như tổ trưởng, giáo viên dạy giỏi cấp huyện thực hiện soạn giảng trước để đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_ch.docx