Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên

doc 32 trang skquanly 16/04/2024 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
 TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC
 TÊN ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN
 Lĩnh vực: Chuyên môn
 Họ và tên tác giả: Văn Thị Thủy
 Đơn vị: Trường mầm non Hoa Cúc
 Krông Ana, tháng 02 năm 2018
 1 
 I. Phần mở đầu: 
 1. Lý do chọn đề tài.
 Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học 
mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm trong 
việc giáo dục thế hệ trẻ mai sau. Thấy rõ tầm quan trọng đó, những năm gần đây 
Bộ Giáo Dục luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng 
chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã 
hội. 
 Để đạt được mục tiêu trên bậc học mầm non, cũng như nhu cầu và sự phát 
triển của trẻ trong những năm gần đây có những thay đổi, đòi hỏi bậc học mầm non 
cần đổi mới đồng bộ các thành tố của chương trình( mục tiêu, nội dung, phương 
pháp và hình thức tổ chức, các điều kiện thực hiện, đánh giá). Vì vậy cần thực hiện 
đại trà chương trình giáo dục Mầm non mới, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm và làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội 
trong công tác giáo dục trẻ.
 Nói đến chất lượng chuyên môn trong trường mầm non tức là nói đến chất 
lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Đó là lực lượng quyết định chất lượng 
giáo dục mầm non, vì họ là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ 
yếu thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu xã hội 
hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, 
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm. Điều đó chứng tỏ 
rằng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết 
sức cần thiết mà người cán bộ quản lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn, 
nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Và với chương trình giáo dục mầm non mới như 
hiện nay đòi hỏi giáo viên phải chủ động, sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo tùy theo 
trình độ của trẻ và thực tiễn của địa phương để xây dựng nội dung và kế hoạch giáo 
dục trẻ cụ thể phù hợp với kinh nghiệm sống, khả năng của trẻ và thực tế của từng 
địa phương vùng miền sao cho phù hợp với chủ đề, lứa tuổi. Vì vậy, nhiều giáo 
viên mầm non lúng túng khi thực hiện chương trình cũng như cách thức lên lớp đặc 
biệt đối với những giáo viên có trình độ trung bình, lớn tuổi. Giáo viên gặp nhiều 
khó khăn bởi lẽ rất ít người biết cách lồng ghép các kiến thức, kỹ năng và tích hợp 
các mặt phát triển cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. Chưa kể giáo viên đưa vào quá 
nhiều hoạt động trong giờ hoạt động có chủ đích. Bên cạnh đó giáo viên lên lớp 
còn thụ động, tổ chức nội dung của hoạt động học tập còn nặng cung cấp kiến thức, 
chưa chú trọng đến việc hình thành và phát triển các năng lực, kĩ năng sống cho trẻ 
cũng như cho trẻ trải nghiệm cuộc sống, các hoạt động giáo dục trẻ chưa mang tính 
tích hợp, chưa tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát 
triển của trẻ. Với việc thực hiện chương trình giáo dục hiện nay cần tổ chức hoạt 
động giáo dục theo hướng tích hợp, chú trọng hình thành cho trẻ những chức năng 
tâm lý, năng lực chung của con người, phát triển tối đa tiềm năng vốn có, hình 
 3 
 4. Giới hạn của đề tài.
 Khuôn khổ nghiên cứu : Một số Biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng 
chuyên môn cho giáo viên.
 Đối tượng khảo sát : Giáo viên - Trường mầm non Hoa Cúc.
 Thời gian : Bắt đầu từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 a) Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu:
 Để đề tài này có hiệu quả giúp giáo viên dạy đạt được kết quả cao trong tổ 
chức các hoạt động cho trẻ tôi đã không ngừng tìm tòi thu thập tài liệu trong sách 
báo, tivi, tranh ảnh, chuyện tranh, trên mạng  có những hình ảnh liên quan đến 
tiết học, sau đó phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến việc tổ chức các 
hoạt động học, hoạt động vui chơi cho trẻ nhằm giúp giáo viên có cách dạy hay, 
gây sự chú ý từ trẻ.
 b) Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Phương pháp quan sát : Quan sát các hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên.
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
 Qua các buổi chuyên đề hoặc tổng kết của nhà trường tôi đã tiến hành thảo 
luận cùng tất cả giáo viên trong trường để tìm ra được những vấn đề còn vướn mắc, 
những ưu điểm và tồn tại khi giáo viên tiến hành tổ chức cho trẻ hoạt động có chủ 
đích cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ, để từ đó có biện pháp nhằm 
giúp giáo viên có cách dạy linh hoạt, hiệu quả và trẻ trải nghiệm thực tế cuộc sống, 
hoạt động tích cực hơn trước.
 Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động:
 Khi tiến hành cho trẻ hoạt động học, hoạt động vui chơi để chuẩn bị tốt cho 
tiết dạy đạt được hiệu quả cao. Tôi chỉ đạo giáo viên nghiên cứu các đồ dùng đồ 
chơi, mô hình, xây dựng môi trường cho trẻ trải nghiệm ....phù hợp với độ tuổi và 
đề tài đưa ra.
 Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
 Để nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non. Vào đầu năm 
học tôi chủ động khảo nghiệm chất lượng dạy học của một số lớp đối với một số 
môn học. Sau đó tiến hành dạy chuyên đề, hội giảng để tất cả giáo viên trong 
trường dự giờ và góp ý giờ dạy để rút ra được những ưu điểm, tồn tại và từ đó đưa 
ra được các biện pháp, giải pháp hiệu quả hơn trước.
 c) Phương pháp thống kê toán học :
 5 
dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non không phải là một sớm , 
một chiều mà đòi hỏi người quản lý phải có sự kiên trì thường xuyên dự giờ theo 
dõi chuyên môn để phân loại từng đối tượng ở mức độ Giỏi, khá , trunh bình. Từ đó 
có những biện pháp giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên được nâng cao 
năng lực sư phạm ngày một tốt hơn.
 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Ưu điểm: 
 Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này bản thân tôi nhận thấy được những ưu 
điểm nổi bật như giáo viên đã biết cách tổ chức đúng các hoạt động trong lớp theo 
chương trình giáo dục mầm non mới, có thể lồng ghép tích hợp với các môn học 
khác hoặc trò chơi vào trong tiết dạy để gây cho trẻ sự hứng thú. Xây dựng được 
môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động.
 Hạn chế: 
 Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học lấy trẻ làm trung tâm như 
hiện nay. Giáo viên chưa biết tận dụng được đồ dùng đồ chơi sẵn có để tổ chức 
hoạt động cho trẻ dẫn đến hiệu quả chưa cao. Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho các 
hoạt động chưa phong phú, đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ, chưa thực sự chú ý 
phát huy tính tích cực ở trẻ. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chưa phong phú, 
thiết kế các trò chơi chưa hấp dẫn. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong 
lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ còn hạn chế. Việc khai thác thông tin trên mạng, 
giảng dạy trên máy vi tính còn hạn chế ở một số giáo viên lớn tuổi. 
 Nguyên nhân chủ quan:
 Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, 
nếu có thì chủ yếu là trong tiết học, còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì 
hầu như chưa được tổ chức thường xuyên.
 Giáo viên chưa thực sự đầu tư vào công tác giáo dục trẻ và áp dụng công 
nghệ thông tin vào trong các tiết dạy còn hạn chế.
 Chưa tạo được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để cho trẻ có thể 
thỏa thích trải nghiệm, vui chơi...
 Qua theo dõi việc tổ chức các hoạt động, dự giờ, thao giảng bản thân tôi 
nhận thấy rằng giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo 
còn rập khuôn máy móc, cứng nhắc. Do đó chưa phát huy được vai trò tích cực của 
trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động , một số giáo viên còn yếu về kĩ năng tổ 
chức các hoạt động lúng túng khi xử lý tình huống. Giáo viên trong quá trình lên 
lớp nói nhiều, ôm đồm chưa phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ. Giáo 
viên còn sử dụng giáo cụ trực quan chưa phù hợp, chưa khoa học nên chưa thực sự 
cuốn hút trẻ trong các tiết dạy cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ dẫn 
đến tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao.
 7 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục bồi dưỡng giáo viên, triển khai 
thực hiện và công tác đánh giá. 
 Đầu năm bản thân tôi bám sát kế hoạch của phòng, nhà trường và căn cứ vào 
kết quả đạt được trong năm học 2016-2017, kết quả khảo sát đầu năm học 2017-
2018 lên kế hoạch năm, mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi cuối độ tuổi, dự kiến 
các chủ đề trong năm và thời gian thực hiện. Chỉ đạo tổ khối và giáo viên lên kế 
hoạch. Tôi luôn tạo cơ hội cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong 
việc lựa chọn, thiết kế các nội dung và phương pháp giáo dục trẻ. Tôn trọng những 
nỗ lực của giáo viên, lắng nghe những ý tưởng của họ và hỗ trợ giáo viên hoàn 
thành tốt ý tưởng đó. Từ đó giáo viên linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong xây dựng 
kế hoạch giáo dục tại lớp mình. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch, chú trọng công 
tác kiểm tra, giám sát khối lượng, chất lượng thực hiện.
 Xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi chuyên đề hội giảng nhằm giúp giáo 
viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn.
 Lựa chọn những giáo viên cốt cán, ham học hỏi tiếp cận về cái mới, có kinh 
nghiệm, có khả năng truyền đạt và xử lý tình huống sư phạm một cách linh hoạt, 
sáng tạo đi tập huấn các buổi chuyên đề do phòng giáo dục hoặc cụm tổ chức, dự 
giờ học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong tỉnh, huyện để học tập rút kinh 
nghiệm và tiếp thu những vấn đề mới và về triển khai lại trong tổ để cùng nhau 
học hỏi.
 Đánh giá chất lượng giáo dục: Coi trọng đánh giá trẻ thường xuyên qua quan 
sát các hoạt động hàng ngày, cuối chủ đề, cuối kỳ, cuối năm học.
 Khảo sát chất lượng và đánh giá chất lượng: Bên cạnh đó để nắm được khả 
năng giảng dạy giáo viên và khả năng nhận thức của trẻ. Vào đầu năm học, tôi lập 
kế hoạch khảo sát, từ đó phân loại trình độ năng lực của từng giáo viên và sự tiếp 
thu của từng cháu để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp qua việc khảo sát chất lượng 
đầu năm. Đánh giá đúng, thực chất kết quả giáo dục của trẻ.
 Căn cứ vào kết quả đánh giá của giáo viên, bản thân tôi có sự kiểm tra xác 
suất, thực chất kết quả. Từ đó có biện pháp chỉ đạo giáo viên lên kế hoạch giáo dục 
cho các chủ đề kế tiếp đạt kết quả cao hơn. 
 *Biện pháp 2 : Công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ 
 Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bản thân tôi còn thực hiện phân loại 
giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp, đối với giáo viên có tay nghề còn 
non, giáo viên mới tuyển trong năm; Chú trọng bồi dưỡng thêm phương pháp dạy, 
cách tổ chức hoạt động giáo dục: Tổ chức thao giảng, dự giờ dạy tốt. Bồi dưỡng 
công tác tự học tập của giáo viên. Bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng, tác 
 9 
dục tốt hơn. Đầu năm và cuối học kì một tổ chức kiểm tra chất lượng trẻ kết hợp 
kiểm tra bảng đánh giá trẻ cuối học kỳ I của giáo viên để xếp loại trẻ, tôi trao đổi 
với giáo viên từng nhóm lớp để giáo viên nắm được trình độ nhận thức trẻ đang có 
để giáo viên có những biện pháp dạy trẻ cho phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt 
về năm lĩnh vực. 
 *Biện pháp 3 : Xây dựng môi trường giáo dục.
 Với quan điểm “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” bản 
thân tôi khẳng định rằng đây là quan điểm giáo dục tiến bộ, khẳng định được vai 
trò vị trí của trẻ và của giáo viên, giúp giáo viên xây dựng, sử dụng hiệu quả môi 
trường giáo dục, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non 
đạt hiệu quả cao. Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm với sự gợi mở của giáo viên sẽ 
giúp trẻ có tính tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc nhóm giúp cho 
trẻ có cơ hội trải nghiệm, khám phá, tìm tòi, trao đổi, chia sẻ cũng như trình bày ý 
kiến của mình. Đặc biệt trẻ biết suy nghĩ vận dụng những gì trẻ đã học vào thực tế 
cuộc sống và xử lý các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin 
hơn trong giao tiếp, phát huy tính sáng tạo của trẻ khi tham gia các hoạt động, đồng 
thời phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. 
 Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp phải đảm bảo an toàn về 
thể chất, tâm lý cho trẻ, môi trường được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện 
chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Môi trường vật chất trong lớp và ngoài trời có 
ý nghĩa vô cùng quan trọng, là điều kiện để giáo viên tổ chức các hoạt động đáp 
ứng nhu cầu hứng thú của trẻ dưới hình thức và giúp trẻ phát triển tâm lý, thể chất... 
giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, 
học bằng chơi, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên.
 Môi trường ngoài lớp: Để trẻ có một sân chơi bổ ích và không gian hoạt 
động tôi đã tham mưu với nhà trường thiết kế cho trẻ một khuôn viên bé chơi với 
nước, cát, sỏi để cho trẻ trải nghiệm.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_ch.doc