Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn

doc 22 trang skquanly 02/12/2024 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn
 I. Phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong nhà trường tiểu học, hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm 
và chủ yếu trong đó giáo viên đảm nhận vai trò quan trọng nhất trong việc thực 
hiện nhiệm vụ mà trên hết là chất lượng giảng dạy và giáo dục. Dạy học là hoạt 
động đặc thù không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà cần phải có nhiều kỹ năng 
sư phạm (kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói, viết, diễn đạt, trình bày; kỹ năng giao 
tiếp ứng xử; kỹ năng thiết kế bài soạn; kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học;...). Vì 
vậy việc rèn luyện kỹ năng sư phạm là một vấn đề thiết thực, cần được coi trọng.
 Để công tác giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình 
giáo dục và kế hoạch dạy học, giáo viên cần trang bị cho mình những kỹ năng sư 
phạm cơ bản và cần thiết đáp ứng mục tiêu giáo dục. Các kỹ năng này sẽ được 
thể hiện thông qua việc tiếp xúc, giáo dục và giảng dạy học sinh hằng ngày. Sự 
khéo léo trong công tác giảng dạy sẽ giúp cho người giáo viên tương tác với học 
sinh một cách linh hoạt, có hiệu quả. Giúp các em tiếp thu kiến thức kỹ năng dễ 
dàng và thoải mái. Như vậy, người giáo viên có kiến thức, có lý thuyết mà không 
có kỹ năng thì không thể trở thành người thầy thành công được. 
 Thực tế trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên trường Tiểu học 
Krông Ana đã có những đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo 
dục, song chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về đổi mới căn bản và toàn diện 
giáo dục. Điển hình là kỹ năng sư phạm của giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa 
chú ý nghiên cứu bài soạn trước khi lên lớp, chưa thường xuyên tổ chức các hoạt 
động dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, thiếu kinh 
nghiệm công tác, chưa tích cực trong việc tham gia sinh hoạt chuyên môn,
 Làm thế nào để giúp đội ngũ giáo viên trường mình tích cực rèn luyện kỹ 
năng sư phạm thông qua việc sinh hoạt chuyên môn; mạnh dạn thảo luận, phân 
tích, trao đổi và rút ra những kết luận mang tính thống nhất, những biện pháp khả 
thi có thể vận dụng vào thực tiễn góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá 
trình thực hiện nhiệm vụ ? Trong phạm vi bài viết này, với vai trò là người cán bộ 
quản lý tôi xin trình bày “Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo 
viên qua sinh hoạt chuyên môn” mà bản thân đã nghiên cứu thực hiện và đã được 
áp dụng tại đơn vị. Các biện pháp, giải pháp đưa ra với mong muốn bồi dưỡng 
nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 
toàn diện trong nhà trường. 
 ______________________________________________________________1
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.
 ------ Nguyễn Thị Thu - Trường TH Krông Ana ----- chế thì không tạo được hứng thú cho học sinh; không tạo cơ hội để mọi học sinh 
được tham gia học tập để phát hiện, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào thực 
hành; học sinh sẽ không hình thành được phương pháp tự học, đối tượng học sinh 
còn khó khăn trong học tập dễ dẫn đến tình trạng bỏ ngỏ kiến thức, thiếu kỹ năng 
thực hành,Việc đổi mới phương pháp dạy học không đạt được mục tiêu dẫn 
đến chất lượng dạy học khó có sự chuyển biến theo yêu cẩu. 
 Với mục tiêu “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ 
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, 
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”, nhà 
trường cần thiết phải có biện pháp quản lí, chỉ đạo công tác bồi dưỡng, phát triển 
và nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên cách khoa học, chặt chẽ và phù hợp 
điều kiện thực tế về đội ngũ và tình hình học sinh trong môi trường sư phạm. 
 2. Thực trạng
 - Ưu điểm:
 Trưởng Tiểu học Krông Ana có đội ngũ giáo viên ổn định, có sức khỏe, có 
phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với đồng nghiệp với học sinh và nhân dân địa 
phương; tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể, ý 
thức tổ chức kỷ luật, chấp hành sự phân công của tổ chức và có khả năng hoàn 
thành tốt nhiệm vụ. Đa số giáo viên nắm được các kỹ năng sư phạm để vận dụng 
vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Đội ngũ tổ khối trưởng thực sự 
gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua “Hai tốt”, chấp hành nghiêm túc quy 
chế chuyên môn và chương trình giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao trong 
việc quản lí chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ, khối. Động viên, giúp đỡ 
nhau trong công tác, hướng dẫn các tổ viên viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức 
thực hiện các chuyên đề để phổ biến, áp dụng cho toàn tổ cùng nhau học tập.
 Lãnh đạo nhà trường có năng lực, có kinh nghiệm; tham mưu kịp thời sự 
chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lí cấp trên; chỉ đạo sát sao, đồng bộ mọi 
nhiệm vụ; quan tâm đến chế độ của cán bộ viên chức; bố trí, phân công giảng dạy 
tương đối phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn của giáo viên.
 Học sinh có thái độ học tập tốt, chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức. Cha 
mẹ học sinh quan tâm đến công tác giảng dạy và giáo dục của nhà trường.
 Hoạt động chuyên môn của nhà trường có nền nếp, có chất lượng. Công 
tác sinh hoạt cụm chuyên môn được nhà trường chú trọng vì đây là điều kiện 
thuận lợi để trao đổi, học tập giúp đỡ lẫn nhau trong việc bồi dưỡng nâng cao 
 ______________________________________________________________3
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.
 ------ Nguyễn Thị Thu - Trường TH Krông Ana ----- quản lý có trình độ chuyên môn: đại học 02, cao đẳng 01; trình độ trung cấp lí 
luận chính trị: 02. Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, tâm huyết với nghề. Công 
tác quản lí trong nhà trường được thực hiện một cách đồng bộ, đúng mục đích. 
Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ viên chức bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao 
kỹ năng nghề nghiệp. Đa số cán bộ giáo viên có ý thức tự học tự rèn, lãnh đạo 
nhà trường động viên khuyến khích tạo điều kiện để giáo viên tích cực tham gia 
học tập các lớp trên chuẩn nâng cao trình độ. Đến nay, 100% giáo viên có trình 
độ cao đẳng và đại học trong đó 60% số giáo viên có trình độ đại học. 
 Một nguyên nhân nữa góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục 
trong nhà trường là cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với đội ngũ nhà giáo 
được nâng lên, đời sống của giáo viên được cải thiện tạo môi trường thuận lợi để 
duy trì và phát triển đội ngũ. Lãnh đạo nhà trường tích cực công tác tham mưu, 
được sự đồng thuận của các cấp, cơ sở vật chất nhà trường đã và đang được đầu 
tư xây dựng phát triển theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. 
 Bên cạnh các vấn đề về thực trạng tích cực, vẫn còn một số tồn tại cần 
khắc phục đó là: Một số giáo viên chưa thật sự nhạy bén trong công tác. Số giáo 
viên có tuổi đời cao ngại đổi mới phương pháp dạy học, ngại tư duy, ứng dụng 
công nghệ thông tin còn chậm. Một số giáo viên tuổi nghề còn ít, kinh nghiệm 
giảng dạy chưa nhiều, phong cách lên lớp chưa mạnh dạn, chưa linh hoạt sử dụng 
các phương pháp dạy học phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh, ngại 
khó trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. Vẫn còn một số tiết dạy, tiết thao giảng 
giáo viên chỉ tập trung làm việc đến những học sinh nhanh nhẹn, có năng lực. 
Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa linh hoạt, chưa tạo mọi cơ 
hội để học sinh được hợp tác đánh giá lẫn nhau. Một số giáo viên đôi lúc xử lí 
tình huống sư phạm chưa thật linh hoạt. Số ít giáo viên do tư tưởng ngại làm việc, 
chậm đổi mới nên vẫn còn cảm thấy khó khăn và nặng nề.
 Một số giáo viên kỹ năng nói còn hạn chế, ít phát biểu trước đám đông nên 
trong các buổi sinh hoạt, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, chưa dám đưa ra 
những đề xuất, những vấn đề mới và khó để bàn bạc, thảo luận, thống nhất. 
Nhiều giáo viên chưa tự tin về khả năng của bản thân nên còn lo sợ trong công 
tác kiểm tra đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm. Trong giảng dạy còn đặt nặng vấn 
đề truyền đạt kiến thức mà chưa chú trọng phát triển kỹ năng cho học sinh; lời 
nhận xét đánh giá chưa có tính chất tư vấn hỗ trợ học sinh trong việc điều chỉnh 
hoạt động học tập.Việc quản lý, duy trì nề nếp soạn bài của giáo viên có phần 
lỏng lẻo, thiếu sự thống nhất. Việc soạn bài bằng hình thức viết tay đã không còn, 
 ______________________________________________________________5
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.
 ------ Nguyễn Thị Thu - Trường TH Krông Ana ----- bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, giúp giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý 
kiến của mình để từ đó định hướng, lựa chọn được cách thực hiện phù hợp nhất.
 Thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt của tổ khối, kịp thời nắm bắt 
thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có 
biện pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời. Lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với 
thái độ trân trọng, không áp đặt ý kiến của mình, tạo không khí bình đẳng, dân 
chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt. 
 Tham mưu kịp thời đầy đủ các chế độ và sự hỗ trợ cho giáo viên. Quan 
tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm để từ đó, giúp họ vững tin vào bản thân đồng 
thời họ có thể tin tưởng vào ban giám hiệu và mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng cũng 
như có tinh thần trách nhiệm với công việc.
 Để làm tốt vấn đề này, tôi nắm bắt và triển khai kịp thời các văn bản chỉ 
đạo chuyên môn đến các tổ. Yêu cầu giáo viên nắm vững nội dung chương trình, 
chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học của khối lớp mình phụ trách trên 
nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu. Giải thích kịp thời và thỏa mãn những vấn 
đề mà giáo viên chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng. Hướng dẫn cụ thể các lĩnh vực 
như xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng tổ chức chuyên đề, hội thi, 
kỹ năng ra đề kiểm tra, kỹ năng làm hồ sơ chuyên môn, Kỹ năng đánh giá học 
sinh, kỹ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp...Tăng cường công tác 
dự giờ thăm lớp để kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ vì đây là một hoạt động 
kiểm tra chuyên môn có hiệu quả đặc biệt quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng 
sư phạm cho giáo viên.
 Đối với các tổ trưởng chuyên môn, trong các đợt tập huấn, chuyên đề do 
các cấp tổ chức, tôi tham mưu với Hiệu trưởng tạo điều kiện để tất cả tổ khối 
trưởng được tham gia, tiếp thu và học tập. Việc đứng trước tập thể để triển khai 
không phải tổ trưởng nào cũng có thể làm được. Vì vậy, trong các buổi làm việc 
với tổ trưởng, tôi hướng dẫn một số kỹ năng cần thiết như: việc chuẩn bị nội 
dung, tác phong, ngôn ngữ, giọng nói, thái độ...Sau khi đi dự ở cấp trên về, tôi 
phân công nhiệm vụ cho mỗi tổ trưởng, yêu cầu triển khai cho tập thể giáo viên 
toàn trường. Nhiều lần thành quen nên tổ trưởng nào cũng có thể mạnh dạn nhận 
và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 b.2) Xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng sư phạm 
 Để giúp giáo viên nắm vững một số kỹ năng đồng thời rèn luyện tác phong 
sư phạm chuẩn mực, tôi xây dựng một số nội dung bồi dưỡng cơ bản sau đây: 
 ______________________________________________________________7
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.
 ------ Nguyễn Thị Thu - Trường TH Krông Ana ----- Trong sinh hoạt chuyên môn, yêu cầu các tổ chuyên môn chú trọng đến 
việc rèn luyện kỹ năng trình bày bảng khoa học, rèn chữ viết đẹp và chuẩn xác để 
góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Tổ chức cho giáo viên thi viết chữ 
đẹp, yêu cầu mỗi tuần mỗi giáo viên rèn ít nhất một bài viết đẹp, có kiểm tra đánh 
giá cụ thể; bố trí những giáo viên viết chữ đẹp, có kỹ năng trình bày bảng hướng 
dẫn cho giáo viên cách trình bày; nhắc nhở động viên giáo viên cần tạo cho bản 
thân thói quen rèn chữ viết và trình bày bảng cẩn thận, khoa học trong tất cả các 
tiết dạy.
 Ví dụ: Khi tổ chức chuyên đề Cách trình bày bảng hợp lý trong giờ học, 
tôi thống nhất một số quy định như sau:
 + Khung sĩ số: Từ dưới bàn học sinh nhìn lên ở góc bảng phía trên bên trái 
kẻ khung hình chữ nhật có kích thước khoảng 20 x 40cm để viết tên lớp, sĩ số, 
giúp giáo viên thuận tiện trong việc theo dõi sĩ số hàng ngày.
 + Chủ điểm hàng tháng: Mỗi tháng thường có các ngày lễ tương ứng với 
một phong trào thi đua theo chủ điểm hàng tháng. Theo đó, vào đầu mỗi tháng 
giáo viên viết lên bảng chủ điểm và câu khẩu hiệu Thi đua lập thành tích chào 
mừng ngày... Chủ điểm và câu khẩu hiệu được viết bằng phấn màu ở dòng kẻ thứ 
hai từ mép bảng phía trên trở xuống. Việc làm này tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất 
lớn về mặt giáo dục thái độ tình cảm đạo đức cho học sinh, giúp học sinh ghi nhớ 
tôn trọng và biết ơn các nhân vật, sự kiện trọng đại của đất nước hơn nữa đây 
cũng là một cách trình bày bảng đẹp.
 + Thứ, ngày,: Được viết dưới dòng chủ điểm (ở dòng kẻ thứ tư từ trên 
xuống) và viết cân đối giữa bảng.
 + Nội dung bài dạy: Tùy theo từng môn học, bài học, để chia bảng, viết 
bảng và trình bày sao cho phù hợp, tránh trình bày bảng rườm rà, tràn lan, làm 
mất đi sự thẩm mỹ. Dùng phấn màu viết tên bài, viết các nội dung trọng tâm để 
khi nhìn vào học sinh dễ thấy, dễ nhớ. Những bài học có sử dụng bảng nhóm 
hoặc tranh ảnh,cần chú ý sắp xếp hợp lí để học sinh dễ quan sát và thực hiện 
đúng yêu cầu của giáo viên.
 Việc trình bày bảng đẹp là một kỹ năng nhằm giúp giáo viên thể hiện các 
kiến thức, nội dung cơ bản của bài dạy một cách hệ thống khoa học; giúp học 
sinh trực quan nắm nội dung bài học, khắc sâu được kiến thức, nhớ lâu, từ đó biết 
cách trình bày bài làm, biết viết những nội dung chính vào vở nhanh gọn và sạch 
đẹp. Và cũng từ đó giáo dục học sinh ý thức cẩn thận và khoa học.
 ______________________________________________________________9
Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn.
 ------ Nguyễn Thị Thu - Trường TH Krông Ana -----

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_ky_nang_su.doc