Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ hiện nay

docx 61 trang skquanly 30/06/2024 1690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ hiện nay
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC
 GIÁO DỤC TRẺ HIỆN NAY
 Lĩnh vực/ Môn : Quản lý
 Cấp học : Mầm non
 Tên Tác giả : Nguyễn Thị Tình
 Đơn vị công tác : Trường Mầm non Tả Thanh Oai B
 Chức vụ : Phó Hiệu trưởng
 NĂM HỌC: 2021 - 2022 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Ngày nay, những thành tựu của khoa học - công nghệ đang đưa thế giới từ 
kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, tác động tới 
tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng đời sống vật chất và tinh thần của xã 
hội, việc hiểu biết và vận dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy là 
một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực. Thông tin được cập nhật, 
chia sẻ, thu thập rất nhanh chóng và chính xác, việc quản lý nhân sự, thực hiện hồ 
sơ sổ sách và báo cáo thống kê nhẹ nhàng và khoa học.
 Công nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận 
thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu 
về thời gian. Công nghệ thông tin thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới trong công tác chăm 
sóc nuôi dưỡng và giáo dục, tạo ra công nghệ với nhiều thành tựu rực rỡ. Việc ứng 
dụng công nghệ thông tin trong quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục trẻ góp phần 
thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non cũng như đổi mới hình thức tổ 
chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục 
mầm non trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay.
 Năm học 2021-2022 là năm tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng 
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - 
học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; Thực 
hiện tinh thần chỉ đạo của ngành giáo dục và đào tạo “Ứng dụng công nghệ thông 
tin và chuyển đổi sổ trong giáo dục mầm non ”. Đẩy mạnh cải cách hành chính, 
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại cơ sở giáo dục mầm 
non. Việc hiểu biết và vận dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục là một 
việc làm cần thiết và hiệu quả thiết thực nhất trong bối cảnh dịch Covid- 19 diễn 
hết hết sức phức tạp ngay từ đầu năm học. Vì vậy, đã có nhiều trường học phát 
huy hiệu quả việc sử dụng hệ thống E-mail và hoạt động đưa tin tức lên website 
của nhà trường, ứng dụng các phần mềm dạy học, phần mềm quản lý, các trang 
mạng xã hội, kho học liệu điện tử dùng chung trong nhà trường để phối kết hợp 
với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ phòng dịch qua kênh 
truyền thông như zalo, facebook, website, fanpage... Đặc biệt, trước tình hình diễn 
biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cùng với cả nước, học sinh toàn thành phố 
nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch. Công nghệ thông tin là phương tiện hữu 
hiệu để các trường mầm non kịp thời nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ, 
thông báo cho trẻ nghỉ học, tuyên truyền, chia sẻ đến phụ huynh hoạt động chăm 
sóc giáo dục trẻ em và giới thiệu những kênh truyền hình, những video có nội dung 
giáo dục bổ ích, phù hợp với lứa tuổi của trẻ khi ở nhà. Tuy nhiên, theo PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận
 Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công 
nghệ liên quan đến thông tin và các qúa trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này 
thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, 
phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho 
dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn 
thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của con người.
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp giáo 
dục, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ: Sử dụng hiệu quả các thiết bị, phần 
mềm dạy học, thí nghiệm mô hình; hình ảnh động; các video trực quan; ứng dụng 
một cách có hiệu quả các phần mềm thiết kế trò chơi thông minh; ứng dụng kho 
bài giảng e-learning, sách điện tử để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách chủ 
động, minh họa được nhiều ví dụ của bài giảng gần gũi với thực tiễn mà các đồ 
dùng trực quan thông thường không thể làm được, trẻ cũng sẽ hứng thú, say mê, 
thích thú để khám phá, tư duy.
 Dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên tiếp cận các nguồn 
tri thức trên Internet đa dạng, phong phú. Giáo viên có thể sử dụng các công cụ đa 
phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video.... vào nội dung bài giảng để tăng sự 
phong phú hấp dẫn. Điều này còn giúp kích thích tư duy và tính sáng tạo của người 
học, tăng mức độ tương tác giữa giáo viên với trẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông 
tin trong giáo dục giúp trẻ tiếp cận với thế giới công nghệ từ rất sớm. Nhờ đó, khơi 
gợi tình yêu của các em với lĩnh vực này và là động lực để các em cố gắng chinh 
phục công nghệ trong tương lai.
 Tuy nhiên, việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo 
dục trẻ tại các trường mầm non là một việc làm không đơn giản. Nếu ứng dụng 
công nghệ thông tin không hợp lý thì sẽ trở thành lạm dụng, quản lý công nghệ 
thông tin không thống nhất và đồng bộ dễ dẫn đến quá trình giáo dục không đáp 
ứng được nhu cầu đổi mới. Chính vì vậy, công nghệ thông tin đã đáp ứng yêu cầu 
của sự phát triển, đổi mới trong giáo dục và ứng dụng có hiệu quả trong thời điểm 
có nhiều thách thức của dịch bệnh Covid -19 trong năm học này.
 2. Cơ sở thực tiễn
 a. Đặc điểm chung:
 Trường có 3 cơ sở với tổng diện tích xây dựng là 8445,7 m2. Trường đạt 
chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2021. Nhà trường luôn nhận đươc sự 
quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp 
các lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng mát. nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo các cấp về ứng dụng công nghệ thông tin trong 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đã được tham gia ban giám khảo chấm chọn video 
các trường gửi lên đưa vào kho học liệu của huyện, kho học liệu của Sở và chấm 
video các cá nhân đăng ký chiến sĩ thi đua cơ sở các trường, đó là cơ hội tốt để 
bản thân tiếp tục học hỏi, trao dồi kiến thức chuyên môn nói chung và nâng cao 
kỹ năng công nghệ thông tin nói riêng.
 Bản thân đã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp, các 
chuyên đề hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với bối cảnh địa 
phương, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo các hoạt động chăm 
sóc giáo dục trẻ phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19; ứng dụng phương pháp giáo 
dục Montessori, phương pháp giáo dục STEAM, “Phòng chống xâm hại bạo hành 
trẻ em”, “Phòng chống tai nạn thương tích” do Sở GDĐT, PGD&ĐT tổ chức.
 Đội ngũ giáo viên trẻ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn khá 
vững vàng, được đào tạo trình độ tin học cơ bản, một số giáo viên có kỹ năng công 
nghệ thông tin; Giáo viên luôn chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên về 
chăm sóc giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, internet; 100% giáo viên các 
lớp đã thực hiện soạn giảng trên phần mềm giáo dục năm học thứ 2.
 100% giáo viên có điện thoại di động để cập nhật các ứng dụng công nghệ 
thông tin như zalo, messenger, facebook, zoom, website, youtube của nhà trường.
 Năm học 2021 - 2022, Bộ Giáo dục đào tạo và nhà trường tổ chức cuộc thi 
“Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021” tạo cơ hội cho giáo viên được cọ sát, vận 
dụng các kỹ năng về công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục trẻ trong tình 
hình dịch Covid-19.
 * Khó khăn:
 Kiến thức và hiểu biết của giáo viên về kỹ năng công nghệ thông tin trong 
trường còn chưa được chuyên sâu. Nhiều thuật ngữ, cùng các kỹ thuật máy tính 
phức tạp chưa nắm bắt được.
 Đa số giáo viên ngại thay đổi, ít chủ động nghiên cứu các ứng dụng, phần 
mềm mới để ứng dụng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên còn chưa 
dành nhiều thời gian để tìm tòi, tiếp cận các phần mềm thiết kế giáo án điện tử.
 Một số bộ phận giáo viên lớn tuổi còn ngại và chưa thấy được giá trị của 
việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác giáo dục trẻ hiện nay.
 Năm học 2021-2022, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trẻ mầm non 
phải nghỉ học ở nhà trong thời gian dài nên các hoạt động giáo dục trẻ không thể 
trực tiếp tại trường, tại lớp mà chuyển sang hình thức tuyên truyền kết nối với trẻ, 
với phụ huynh thông qua các video chăm sóc giáo dục với gia đình trẻ qua zalo 
nhóm lớp và trang truyền thông của lớp, nhà trường. Đây vừa là cơ hội và thách Máy in 9 5 2 2 2
 Máy phô tô 2 2 0 0 1
 Camera 3 3 0 0 0
 Bảng tương tác 
 1 1 0 0 19
 thông minh
 Bảng 2: Khảo sát đánh giá khả năng của giáo viên ứng dụng công nghệ 
thông tin trong việc tìm kiếm, thu thập, khai thác thông tin qua mạng Internet và 
xây dựng trang truyền thông của lớp kết nối với phụ huynh, với trẻ.
 Trung 
 Khối lớp Số lượng Tốt Khá Yếu
 bình
 Mẫu giáo lớn 14 4 4 4 2
 Mẫu giáo nhỡ 13 3 4 4 2
 Mẫu giáo bé 13 3 3 5 2
 Nhà trẻ 8 2 2 2 2
 Tổng cộng 48 12/48 13/48 15/48 8/48
 Tỷ lệ % 100% 25% 27% 31% 17%
 Bảng 3: Khảo sát đánh giá khả năng của giáo viên trong việc sử dụng words, 
excell thống kê, báo cáo, các phần mềm goolge drive, goolge.docs, phần mềm 
soạn bài kế hoạch giáo dục.
 Khối lớp Số lượng Tốt Khá Trung bình Yếu
 Mẫu giáo lớn 14 4 5 3 2
 Mẫu giáo nhỡ 13 4 4 3 2
 Mẫu giáo bé 13 3 3 5 2
 Nhà trẻ 8 2 2 2 2
 Tổng cộng 48 13/48 14/48 13/48 8/48
 Tỷ lệ % 100% 27% 29% 27% 17% Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng phiếu điều tra thực trạng về cơ sở vật chất, 
đường truyền và tình hình sử dụng công nghệ thông của giáo viên.
 Qua tìm hiểu, nguyên nhân là do kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ 
thông tin của giáo viên còn hạn chế, giáo viên ít có điều kiện tiếp xúc thường 
xuyên với các phần mềm hỗ trợ thiết kế các video, bài giảng điện tử, trò chơi trực 
tuyến trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid-19, các thiết bị, cơ sở vật chất để ứng 
dụng công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ. Hệ thống mạng WLAN về các phòng 
học chạy còn chậm. Vì vậy, tôi đã xây dựng kế hoạch và đưa ra các biện pháp phù 
hợp bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao 
chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với 
điều kiện thực tế và bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
 3. Biện pháp thực hiện
 3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc 
ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên trong trường
 Nâng cao nhận thức giáo viên về sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông 
tin vào công tác giáo dục, trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc giáo viên sẽ 
chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ thông 
tin trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non góp phần đổi mới tư duy, đổi mới nội 
dung, phương pháp, hình thức phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục. Tuyên 
truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ và của ngành về ứng 
dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục và đào tạo giúp cho giáo viên nhận thức 
đúng đắn về vai trò, tác động của công nghệ thông tin đối với Giáo dục và đào tạo 
cũng như sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác 
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh hiện nay.
 Cách làm cũ:
 Trong những năm học trước nhà trường có thực hiện tuyên truyền phổ biến 
các đề án, kế hoạch, văn bản của các sở ban ngành về ứng dụng công nghệ thông 
tin trong giáo dục và đào tạo tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. 
Vai trò, tác động của công nghệ thông tin đối với giáo dục cũng như sự cần thiết 
phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
mầm non. Bằng nhiều hình thức triển khai trong chi bộ, ban giám hiệu, Công đoàn, 
Đoàn thanh niên và các tổ chuyên môn khác trong nhà trường để các đồng chí 
nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc 
của mình. Tuy nhiên, các cô đều ngại thay đổi, ít đầu tư thời gian tìm hiểu các 
phần mềm để phục vụ cho công việc nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào 
các hoạt động đạt hiệu quả chưa cao.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_giao_vien_u.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công t.pdf