Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái

doc 24 trang skquanly 09/04/2025 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái
 PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA
 TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA CÚC
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NÂNG CAO 
 CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI
 Họ và tên: Văn Thị Thủy
 Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Hoa Cúc
 Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm mầm non
 Môn đào tạo: Giáo dục mầm non
 Krông Ana, tháng 03 năm 2015
 1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
 MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
 I.1 Lý do chọn đề tài:
 Nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường Mầm non 
trong việc phát triển cũng như chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để vào lớp 1, trẻ cần được 
chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học, hay còn gọi đây là độ tuổi “chín muồi”. Vì thế một 
trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là cần 
chuẩn bị cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về thể chất, trí tuệ, tình cảm - xã 
hội, một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập. Đặc biệt là chuẩn bị về mặt ngôn 
ngữ. 
 Với trẻ 5-6 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn Tiếng việt ở lớp 1, giáo viên 
cần tổ chức các hoạt động nghe – nói như cho trẻ phát âm các chữ cái, nghe và hiểu 
nghĩa của từ thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao 
tiếp. Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc - viết như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong 
môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái 
 Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một bước 
ngoặt lớn và việc quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những khó 
khăn đó? không ai khác chính là các cô giáo và bản thân trẻ. Ở mẫu giáo trẻ đang quen 
với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò 
chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa 
chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi được sử 
dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động 
học tập. Nhờ giáo viên biết linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho 
mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng say mê, sự hứng thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ 
cái. Từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt hơn trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
 - Thực tế hiện nay các tiết học hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi chưa thực sự sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức. Để thực hiện được những điều 
trên thì đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo 
trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn, để từ đó trẻ có sự 
tập trung chú ý và thực sự có hứng thú trong học tập. Vậy làm thế nào để trẻ có thể 
nắm bắt đươc 29 chữ cái một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất ? Là một cán bộ 
 3 I.4. Phạm vi nghiên cứu:
 - Trường Mẫu giáo Hoa Cúc.
 I.5.Phương pháp nghiên cứu:
 * Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
 - Để đề tài này có hiệu quả giúp giáo viên dạy đạt được kết quả cao trong giờ 
hoạt động làm quen chữ cái tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu trong sách báo, tivi, 
tranh ảnh, chuyện tranh, trên mạng  có những hình ảnh liên quan đến tiết học nhằm 
gây sự chú ý của trẻ.
 * Phương pháp trò chuyện:
 - Hướng dẫn giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp 
cũng như ở nhà, qua đó giáo viên có điều kiện theo dõi, uốn nắn trẻ. Bên cạnh đó tôi 
cũng thường xuyên trò chuyện cùng cô giáo và trẻ để nắm bắt được các nguyên nhân 
làm cho trẻ không thích học môn làm quen chữ cái và tìm ra hướng khắc phục.
 * Phương pháp quan sát:
 - Trong các giờ học tiết hoạt động làm quen chữ cái của các lớp tôi luôn quan 
sát và hướng dẫn giáo viên chú ý từng trẻ để uốn nắn, củng cố, rèn luyện thêm các kỹ 
năng cho trẻ.
 * Phương pháp điều tra:
 - Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về hoạt động 
làm quen chữ cái để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ ở các lớp. Cụ 
thể: 
 Kết quả
 Tổng số Tỷ lệ
 NỘI DUNG
 trẻ
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng 82/168 48,8%
Trẻ nắm được mặt chữ qua tranh ảnh, đồ dùng, các trò chơi 83/168 49,4%
- Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế 86/168 51,2%
 5 dưỡng giáo viên đưa chuyên đề làm quen chữ cái đến với trẻ một cách nhẹ nhàng có 
hiệu quả.
 - Tài liệu liên quan hỗ trợ cho tôi áp dụng để hoàn thành kinh nghiệm này: 
 + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II (2004-
 2007)
 + Tài liệu BDTX mô đun 3 : Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và 
 kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ.
 + Tài liệu chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
 + Qua dự giờ, qua chuyên đề của trường, phòng tổ chức...
 II.2.Thực trạng:
 a.Thuận lợi, khó khăn:
 * Thuận lợi:
 - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Đa số phụ huynh nhận thức 
đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng đọc chữ cái, tập tô làm tiền đề cho trẻ 
bước vào lớp 1. 
 - Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, sân trường rộng rãi thoáng mát
 * Khó khăn:
 - Trình độ chuyên môn không đồng đều.
 - Khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, ngôn ngữ phát triển chưa đồng đều, trẻ 
trong hoạt động làm quen chữ cái chưa được tốt ở học sinh con em đồng bào dân tộc 
thiểu số.
 - Số trẻ đến trường hầu hết là chưa qua nhóm lớp nhà trẻ, vốn hiểu biết về ngôn 
ngữ còn hạn chế, còn ngỡ ngàng khi cầm bút tô chữ cái Còn có một số trẻ phát âm 
chưa chính xác còn nói lắp nói ngọng.. Trẻ chưa mạnh dạng tự tin trong khi đọc viết 
còn nhiều. Nhiều phụ huynh rất nóng lòng trong việc cho con mình học đọc, học viết 
sớm. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con 
em mình. 
 - Việc tiếp cận công nghệ thông tin trên mạng, soạn giảng trên máy vi tính 
không thành thạo ở một số giáo viên lớn tuổi.
 7 chất tiết học của giáo viên, nếu đồ dùng đẹp, hấp dẫn, đồ dùng thay đổi liên tục sáng 
tạo mà hình thức tính chất tiết học khi được quan tâm đến thì kết quả tiết học sẽ rất cao 
và có hiệu quả hơn.
 +Nguyên nhân của sự hạn chế, yếu kém :
 - Không đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết dạy.
 - Đồ dùng như tranh ảnh.... còn đơn điệu, chưa được đẹp nên không cuốn hút 
trẻ trong tiết học.
 - Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít 
tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.
 e. Phân tích, đánh giá thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 - Các đồng chí giáo viên được bố trí công tác phù hợp năng lực, giáo viên có 
tinh thần tự học cao, phụ huynh đa số là dân nằm ở trung tâm Thị trấn Buôn Trấp nên 
nhận thức việc học của con mình là quan trọng.
 - Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đi thực tế tại các lớp và hiệu quả đem 
lại sau những lần áp dụng các biện pháp giáo viên đã biết cách cung cấp kiến thức phù 
hợp với trẻ.
 - Giáo viên đa số là giáo viên trẻ có năng lực, tiếp cận những cái hay cái mới 
nhanh để từ đó áp dụng trong quá trình dạy học có hiệu quả cao. 
 Có thể nói hiện nay ngành học Mầm non đang được rất nhiều sự quan tâm của 
các ngành, các cấp, và của toàn xã hội. Đặc biệt là đối với học sinh 5 tuổi. Điều này 
được thể hiện: Nhà nước đang tiến hành Phổ cập Giáo dục trẻ 5 tuổi, cấp đồ dùng đồ 
chơi đầy đủ, hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền học cho các cháu 5 tuổi, đưa vào thực hiện Bộ 
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổicác cháu lớp 5 tuổi là độ tuổi cuối cùng của lứa tuổi 
học mầm non, các cháu cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt để bước lên lớp 1 một cách 
vững tin nhất, và việc chuẩn bị tốt cho các cháu về đọc - viết là điều vô cùng cần thiết. 
 II.3.Giải pháp, biện pháp:
 a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 - Tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong hoạt 
động “làm quen chữ cái” từ đó nhằm giúp cho trẻ khả năng ghi nhớ, khả năng hiểu 
biết của trẻ và phát triển về mặt ngôn ngữ nói, phát âm của trẻ.
 9 - Luôn thay đổi các hình thức cho trẻ hoạt động như tham quan, dạo chơi tham 
quan các con vật nuôi, gọi tên các con vật nuôi, biết được các hiện tượng thiên nhiên 
tham quan trường tiểu học, nhằm tạo môi trường để mở rộng thêm hiểu biết cho trẻ,
 - Thông qua việc phát âm đúng các tiếng, các từ nếu chỉ cho trẻ làm quen với 
chữ bằng cách nhận mặt chữ thì trẻ mới cảm nhận ở mức cảm tính (thông qua các cơ 
quan cảm giác, tri giác) mà cần cho trẻ làm quen với các chữ cái ( đặc biệt các chữ cái 
khó) là âm đầu của tiếng, từ giúp cho trẻ phát triển khả năng phát âm một cách dễ dàng 
hơn.
 - Tạo môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ thông qua học mà chơi, chơi mà 
học đặc biệt là trò chơi học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ 
và dạy học cho trẻ đối với việc học đọc, học tập tô sử dụng trò chơi học tập là một 
hình thức tổ chức dạy học cho trẻ làm quen kĩ năng tập đọc, tập tô, cách ngồi cách cầm 
bút, mở sách thông qua các trò chơi giúp trẻ tiếp thu, củng cố những tri thức và kỹ 
năng một cách nhẹ nhàng.
 Ví dụ: Thông qua hình vẽ, đồ dùng giáo viên cho trẻ điền thêm cái chữ cái còn 
thiếu trong từ bằng cách phát âm, gọi tên những đồ dùng, con vật, đồ vật đó Để trẻ 
nhận biết những chữ cái vừa học, để trẻ nhận biết vị trí các âm tiếng trong một tiếng 
hoặc từ.
 - Ngoài ra tạo môi trường hoạt động phong phú và phù hợp với trẻ như chơi xếp 
hình, xâu hạt, lắp ráp chơi với đất nặn Giúp cho sự phát triển các kỹ năng sử dụng 
cho trẻ tập tô đúng các nét chữ cái để hình thành kỹ năng tập viết sau này cho trẻ. 
 - Tạo môi trường cho trẻ bằng cách viết tên ở các đồ dùng, đồ chơi, tên của 
mình, tên đồ dùng cá nhân Khi vui chơi chuẩn bị giấy bút ở mỗi góc chơi cho trẻ. 
 Ví dụ: Góc phân vai viết tên các mặt hàng, nấu ăn viết thực đơn một số thực 
phẩm để hình thành ở trẻ tính hiếu kỳ đối với ngôn ngữ viết.
 * Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái:
 - Để tạo được hứng thú và sự sáng tạo cho trẻ trong giờ hoạt động “Làm quen 
chữ cái” tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên tìm tòi từ những tranh ảnh, vật thật đẹp về 
màu sắc, đa dạng về nội dung có liên quan đến các chữ cái nhằm kích thích trẻ hoạt 
động tích cực hơn.
 11 - Tổ chức môi trường chữ viết phong phú giúp trẻ dần dần nhận thức về chữ 
viết, về sự liên quan giữa những gì được tô và những chữ gì trẻ đọc được, luôn thay 
đổi nội dung hình thức cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe các loại sách khác nhau như 
thơ, tranh có viết chữ to
 - Các đồ dùng chơi qua các góc chơi phải viết bằng chữ to.
 - Cho trẻ làm quen với các từ, tiếng , câu có ý nghĩa đặt biệt đối với cá nhân trẻ.
 - Trẻ ngồi viết đúng tư thế, cầm bút bằng tay phải qua các góc chơi.
 - Thông qua các trò chơi “Đồng hồ kì diệu ”, “Tìm đúng nhà”, “Thi xem ai 
nhanh”,“Xếp đúng thứ tự”, “Tìm bạn”, “Tìm chữ cái qua tranh”, “Tai ai tinh”, “ai tinh 
mắt”, “Tìm đúng chỗ” chọn chữ cái cho tranh, xếp chữ bằng hột hạt, tô chữ cái còn 
thiếu trong từ, vẽ nét  Qua những trò chơi đó giúp cho trẻ rất nhiều trong quá trình 
chơi trẻ sẽ nắm vững mặt chữ, đọc tô và giúp tô được các chữ trẻ sẽ ghi nhớ sâu hơn.
 * Tạo điều kiện giúp trẻ mạnh dạn tự tin để trẻ nắm vững các chữ cái :
 - Qua thực tế đi dự giờ của các lớp, tôi đã nắm được tâm lý và đặc điểm của 
từng trẻ nên tôi đã chỉ đạo cho giáo viên luôn gần gũi quan tâm hơn đối với những trẻ 
cá biệt, trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các đồ dùng đồ chơi Để hỏi trẻ 
và cho trẻ đọc theo cô và cho trẻ đọc lại cô hỏi trẻ con vừa đọc xong từ hoặc tiếng đó 
có chữ cái gì mà con đã học rồi và cho trẻ phát âm lại chữ cái đó, để tạo tự tin cho trẻ 
khi có cô cùng tham gia với mình.
 - Trong khi trẻ hoạt động cô phải tạo cho trẻ tâm thế tự tin thoải mái để trẻ hứng 
thú tham gia và hoạt động tích cực.
 Ví dụ: Chú hề đội mủ sẽ có dạng chữ ô hoặc vẽ quả trứng gà có dạng chữ o  
Từ bất kỳ đồ vật nào, sự vật nào trẻ quan sát và ghi nhớ được đều có liên quan đến sự 
liên tưởng đến những chữ cái trẻ đã học, giúp cho trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
 - Giáo viên luôn giúp đỡ, khuyến khích động viên trẻ tham gia tích cực khi trẻ 
đã phát âm đúng chữ rõ ràng, mạch lạc, và khi cầm bút ngồi viết đúng các nét chữ 
đúng tư thế để giúp trẻ mạnh dạn hơn trong khi học phát âm, học tập tô.
 - Đối với những trẻ nói lí nhí chưa mạch lạc, rõ ràng, phát âm chưa chính xác 
giáo viên luôn chú ý sửa sai và hướng dẫn trẻ phát âm cùng cô nhiều lần thông qua 
mọi lúc mọi nơi để trẻ phát âm đúng và nắm vững được mặt chữ.
 - Với trẻ nói ngọng, nói lắp trẻ còn rụt rè giáo viên đến bên trẻ cùng phát âm 
với trẻ để trẻ phát âm lại cùng cô chữ cái đó để trẻ ghi nhớ hơn.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_giao_vien_n.doc