Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối lá nâng cao chất lượng môn làm quen Văn học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối lá nâng cao chất lượng môn làm quen Văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối lá nâng cao chất lượng môn làm quen Văn học

PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN KHỐI LÁ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC Thuộc lĩnh vực: Chuyên môn Họ và tên tác giả: Văn Thị Thủy Chức danh: Phó hiệu trưởng Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học sư phạm Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm mầm non Krông Ana, tháng 02 năm 2017 1 I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Để làm được điều đó, vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài và bồi dưỡng nhân tài đất nước là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Và đó cũng là nhiệm vụ của nghành giáo dục, dù ở thời đại nào giáo dục cũng được đặt lên hàng đầu chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội, vì mục đích của giáo dục chính là tạo nên những con người mới, hoàn thiện về nhân cách đạo đức, trí tuệ. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo viên mầm non chính là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai. “Mẫu giáo tốt mở đầu nền giáo dục tốt”, biết được tầm quan trọng đó các nhà giáo dục Việt Nam luôn nghiên cứu tìm tòi những biện pháp giáo dục tốt nhất hướng trọng tâm vào trẻ để tâm sinh lý trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Ở trường Mầm Non, trẻ không chỉ được chăm sóc một cách khoa học, mà trẻ còn được làm quen với nhiều môn học khác nhau, môn học nào cũng chiếm một vị trí quan trọng nhất định cho sự phát triển của trẻ, làm quen văn học là một môn học được trẻ mầm non rất yêu thích, hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây, hoa, lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như: ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em,... Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ thể hiện được bài thơ diễn cảm, kể lại chuyện sáng tạo phù hợp với các nhân vật trong câu chuyện. Thực tế qua những lần thao giảng, dự giờ, tôi nhận thấy khả năng cảm thụ văn học, ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ đọc thơ chưa diễn cảm, kể chuyện chưa hay, tham gia đóng kịch chưa mạnh dạn, cách thể hiện vai diễn chưa lôi cuốn, kết quả trẻ đạt tương đối thấp so với yêu cầu đề ra. Giáo viên thì chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học, còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có. Chưa thực sự đầu tư vào công tác giáo dục trẻ và áp dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy còn hạn chế. Hầu hết khi biểu diễn các tác phẩm Văn học còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục Làm cho hoạt động đóng kịch, biểu diễn không thu hút được sự chú ý của trẻ. Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. Vì thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen văn học, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối lá nâng cao chất lượng môn làm quen văn học”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3 Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Để đề tài này có hiệu quả giúp giáo viên dạy đạt được kết quả cao trong môn làm quen văn học tôi đã không ngừng tìm tòi thu thập tài liệu trong sách báo, tivi, tranh ảnh, chuyện tranh, trên mạng có những hình ảnh liên quan đến tiết học, sau đó phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến môn làm quen văn học nhằm giúp giáo viên có cách dạy hay, gây sự chú ý từ trẻ. b) Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Qua các buổi chuyên đề hoặc tổng kết của nhà trường tôi đã tiến hành thảo luận cùng tất cả giáo viên trong trường để tìm ra được những vấn đề còn vướn mắc, những ưu điểm và tồn tại khi giáo viên tiến hành cho trẻ hoạt động làm quen văn học, để từ đó có biện pháp nhằm giúp giáo viên có cách dạy linh hoạt, hiệu quả và trẻ hoạt động tích cực hơn trước. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Khi tiến hành cho trẻ hoạt động làm quen văn học, để chuẩn bị tốt cho tiết dạy đạt được hiệu quả cao. Tôi chỉ đạo giáo viên nghiên cứu các đồ dùng đồ chơi, mô hình ....phù hợp với độ tuổi và đề tài đưa ra. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm Để nâng cao chất lượng môn làm quen văn học trong trường mầm non, đặc biệt là khối lá. Vào đầu năm học tôi chủ động khảo nghiệm chất lượng dạy học của một số lớp đối với môn làm quen văn học. Sau đó tiến hành dạy chuyên đề, hội giảng để tất cả giáo viên trong trường dự giờ và góp ý giờ dạy để rút ra được những ưu điểm, tồn tại và từ đó đưa ra được các biện pháp, giải pháp hiệu quả hơn trước. c) Phương pháp thống kê toán học: Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về môn làm quen văn học để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ và khả năng lên lớp của giáo viên. Cụ thể: * Đối với giáo viên: Kết quả NỘI DUNG Đạt Chưa đạt Số GV Tỉ lệ % Số GV Tỉ lệ % Hình thức tổ chức giờ học linh hoạt, sáng 3/10 30 7/10 70 5 trọng trong việc đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non. Nội dung tác phẩm phải phù hợp với nhiệm vụ phát triển trí tuệ của trẻ, nó phản ánh đúng đắn những hiện tượng xung quanh, giúp trẻ nhận thức sâu sắc hơn cuộc sống, mối liên hệ của chúng với các hiện tượng khác. Vì vậy hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Để những tác phẩm văn học nghệ thuật tác động sâu sắc và gây ấn tượng mạnh mẽ đến trẻ, làm cho trẻ hứng thú, thì việc chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đến lớp của giáo viên là rất cần thiết. Giáo viên cần phân tích và xác định nội dung tư tưởng tác phẩm, nhiệm vụ giáo dục, tính cách các nhân vật, xác định các hình thức đọc, kể diễn cảm, tìm tòi các phương pháp dạy học, làm sao giúp trẻ nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, ngữ điệu, giọng điệu, lời nói của các nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ của các nhân vật. Từ đó giúp trẻ mẫu giáo phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp, là phương tiện để diễn đạt cảm xúc Có thể nói ngôn ngữ là thứ thiết yếu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Ngôn ngữ không tự nhiên mà có, mà phải được học hỏi và tích lũy trong quá trình học tập và rèn luyện. Đặc biệt ở lứa tuổi mầm non là tuổi “học ăn, học nói”, vì vậy cần chú trọng phát triển toàn diện về ngôn ngữ cho trẻ và văn học chính là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ, văn học đưa trẻ đến với những cái đẹp trong ngôn ngữ, phát huy được tính tích cực và làm giàu vốn từ cho trẻ. Vì vậy là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn của trường mầm non Hoa Cúc tôi nhận thấy được tầm quan trọng trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc phát triển những mầm non tương lai của đất nước, góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục nói riêng và đất nước nói chung ngày càng tốt đẹp hơn. 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Ưu điểm: Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này bản thân tôi nhận thấy được những ưu điểm nổi bật như giáo viên đã biết cách tổ chức đúng các hoạt động trong lớp theo chương trình giáo dục mầm non mới, có thể lồng ghép tích hợp với các môn học khác hoặc trò chơi vào trong tiết dạy để gây cho trẻ sự hứng thú. Trẻ biết kể chuyện, đóng kịch, đọc thơ diễn cảm hơn, trẻ biết ngắt giọng, biểu hiện cảm xúc tốt hơn. Hạn chế: Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học lấy trẻ làm trung tâm như hiện nay. Giáo viên chưa biết tận dụng được đồ dùng đồ chơi sẵn có để tổ chức hoạt động cho trẻ Làm quen văn học dẫn đến hiệu quả chưa cao. Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho môn Làm quen văn học chưa phong phú, đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ, chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chưa phong phú, thiết kế các trò chơi chưa hấp dẫn. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ còn hạn chế. Việc khai thác thông tin trên mạng, giảng dạy trên máy vi tính còn hạn chế ở một số giáo viên lớn tuổi. Thủ thuật đọc kể, chưa bộc lộ cảm xúc hấp 7 Từ đó bản thân tôi nhận thấy cần phải có định hướng giúp giáo viên thay đổi các biện pháp giảng dạy trước đây như đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, dạy trẻ đóng kịch. Qua những việc làm đó đã có những bước đầu góp phần cho sự thành công trong công tác dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học và trẻ đã có thể nắm được nội dung và thể hiện được một số tác phẩm văn học quen thuộc và kể diễn cảm một số câu chuyện gần gũi với trẻ. Quán triệt quan điểm giáo dục hiện đại “ Lấy trẻ làm trung tâm” nên bản thân tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp, phương tiện dạy học phù hợp nhằm giúp giáo viên có cách dạy linh hoạt, lôi cuốn trẻ và hình thành cho trẻ kĩ năng, kĩ xảo tiếp nhận tác phẩm văn học và thể hiện lại một cách sáng tạo, linh hoạt. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a.Mục tiêu của giải pháp Giúp giáo viên nắm vững phương pháp, chủ động linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động làm quen văn học. Sử dụng đồ dùng một cách khoa học hơn. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn.. Có khả năng xử lý tình huống sư phạm tốt, thu hút, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Vận dụng những giải pháp, biện pháp, cách thức tổ chức cho trẻ các hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Qua tiếp xúc với tác phẩm văn học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những cảm xúc thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, năng lực cảm thụ văn học, khả năng hoạt động nghệ thuật và sáng tạo. Trẻ nhận thức được tính rõ ràng chính xác và phong phú của từ, câu, ngoài việc biết sử dụng ngôn ngữ chính xác, trẻ còn biết sử dụng mỹ từ trong lời nói biết dùng lời hay, ý đẹp để biểu lộ cảm xúc... Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn. Trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, khám phá được thế giới xung quanh, định hướng cơ bản trong môi trường xung quanh, giúp trẻ chính xác hóa những biểu tượng đã có về xã hội, từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và kinh nghiệm sống. Việc tổ chức cho trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, chơi trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học, phát triển ở trẻ khả năng thể hiện cảm xúc, kĩ năng đọc kể diễn cảm, độc lập, sáng tạo. Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những hành động tình cảm cao quý của con người thể hiện trong tác phẩm sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu con 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_giao_vien_k.doc