Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng

doc 27 trang skquanly 16/04/2024 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi nâng cao chất lượng môn làm quen văn học tại trường mầm non Hoa Hồng
 UBND HUYỆN KRÔNG ANA
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN KHỐI CHỒI 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC TẠI 
 TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
 Lĩnh vực : Chuyên môn
 Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
 Đơn vị : Trường Mầm Non Hoa Hồng
 Băng ADrênh, tháng 03 năm 2018
 1 I. Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc 
dân. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền 
móng đầu tiên cho việc hình thành nhân cách con người cho xã hội chủ nghĩa 
cho tương lai, vì đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, ở cái thời điểm 
ấy tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu học ăn, học nói, học ngủ, học chơi.... 
Mục đích của giáo dục chính là tạo nên những con người mới, hoàn thiện về 
nhân cách đạo đức, trí tuệ. 
 Cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế 
hệ trẻ. Đến trường Mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được giáo 
dục. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo mầm non, chính 
giáo viên là người giúp được làm quen với nhiều lĩnh vực khác nhau: lĩnh vực 
phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ. Tuy nhiên để trẻ 
thực hiện tốt các lĩnh vực khác thì ngôn ngữ của trẻ phải rõ ràng, rành mạch. 
Lĩnh vực phát triển nào cũng chiếm một vị trí quan trọng nhất định cho sự phát 
triển của trẻ, tuy nhiên làm quen văn học là một môn học được trẻ mầm non rất 
yêu thích, hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc 
thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên, đất nước, con 
người lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung 
quanh trẻ như: ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em,... Thông qua hoạt động này 
trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn 
nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng 
tượng của trẻ. Đồng thời trẻ thể hiện được bài thơ diễn cảm, kể lại chuyện sáng 
tạo phù hợp với các nhân vật trong câu chuyện.
 Thông qua văn học giúp trẻ nhận biết được thế giới xung quanh và phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ. Thực tế ở trường Mầm non Hoa Hồng, qua những lần 
thao giảng, dự giờ, tôi nhận thấy khả năng cảm thụ văn học, ngôn ngữ của trẻ 
còn nhiều hạn chế, trẻ đọc thơ chưa diễn cảm, kể chuyện chưa hay, tham gia 
đóng kịch chưa mạnh dạn, cách thể hiện vai diễn chưa lôi cuốn, kết quả trẻ đạt 
tương đối thấp so với yêu cầu đề ra. Giáo viên thì chưa chủ động linh hoạt trong 
việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết 
học, còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có. Chưa thực 
sự đầu tư vào công tác soạn giảng trẻ và áp dụng công nghệ thông tin vào trong 
các tiết dạy còn hạn chế. Chưa có sự chuẩn bị tốt về các đồ dùng, dụng cụ cho 
trẻ tham gia đóng kịch làm cho hoạt động đóng kịch, biểu diễn không thu hút 
được sự chú ý của trẻ. Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ 
học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.
 Xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của văn học, cho nên dạy trẻ làm quen 
với văn học không thể thiếu trong chương trình giáo dục trẻ, và vai trò của cô 
giáo trong quá trình tổ chức là rất quan trọng. Chính vì thế để tổ chức hoạt động 
làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi đạt được những hiệu quả tốt nhất, nên tôi 
 3 4. Giới hạn của đề tài.
 Khuôn khổ nghiên cứu : Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên khối chồi 
nâng cao chất lượng môn làm quen văn học.
 Đối tượng khảo sát : Giáo viên khối chồi và trẻ 4-5 tuổi trường mầm non 
Hoa Hồng.
 Thời gian : Bắt đầu từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 a) Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu:
 Phân tích kết quả về lĩnh vức phát triển ngôn ngữ của trẻ qua các năm học 
trước. Đưa ra đánh giá, rút kinh nghiệm sau đó phân tích, tổng hợp các tài liệu 
có liên quan đến môn làm quen văn học nhằm giúp giáo viên có cách dạy hay, 
gây sự chú ý từ trẻ.
 b) Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
 Sau các buổi chuyên đề, thao giảng dự giờ tôi tổ chức cho các giáo viên 
được nhận xét, trao đổi tìm ra những điểm hay, điểm mới, sáng tạo và rút kinh 
nghiệm những điểm chưa hay, còn hạn chế, để từ đó tất cả các giáo viên được 
phát biểu và đúc kết kinh nghiệm lần sau.
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động:
 Xem giáo viên sử dụng các sản phẩm hoạt động đã phù hợp chưa. Qua sản 
phẩm hoạt động đánh giá quá trình tổ chức của giáo viên và khả năng nhận thức 
của trẻ.
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
 Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, chuyên đề mẫu, cho giáo viên thử 
nghiệm.
 c) Phương pháp thống kê toán học :
 Đầu năm học, tôi lên kế hoạch kiểm tra, khảo sát, thống kê về môn làm 
quen văn học để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ và khả năng 
lên lớp của giáo viên. Cụ thể: 
 * Khảo sát giáo viên:
 Kết quả khảo sát
 NỘI DUNG Đạt Chưa đạt
 5 Văn học giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ mà ngôn ngữ là 
phương tiện giao tiếp của trẻ. Dạy trẻ làm quen văn học giúp trẻ biết yêu quý 
cái đẹp, yêu quê hương, đất nước, con người. Nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ 
thơ. Trẻ em không có điều kiện để tiếp xúc nhiều với cuộc sống một cách trực 
tiếp do đó kinh nghiệm sống của các em còn ít, trong khi đó văn học là một loại 
hình nghệ thuật miêu tả sao chép lại hiện thực cuộc sống. Khi trẻ em tiếp xúc 
với văn học đó cũng là lúc trẻ đến với cuộc sống một cách gián tiếp là lúc tư 
duy, trí tưởng tượng sức sáng tạo của trẻ được khởi động và phát triển. 
 Để những tác phẩm văn học nghệ thuật tác động sâu sắc và gây ấn tượng 
mạnh mẽ đến trẻ, làm cho trẻ hứng thú, thì việc chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đến 
lớp của giáo viên là rất cần thiết. Giáo viên cần phân tích và xác định nội dung 
tư tưởng tác phẩm, nhiệm vụ giáo dục, tính cách các nhân vật, xác định các hình 
thức đọc, kể diễn cảm, tìm tòi các phương pháp dạy học, làm sao giúp trẻ nhớ 
được sắc thái cơ bản trong giọng kể, ngữ điệu, giọng điệu, lời nói của các nhân 
vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ của các nhân vật. Từ đó giúp trẻ mẫu giáo phát 
triển ngôn ngữ. Vì vậy cần chú trọng phát triển toàn diện về ngôn ngữ cho trẻ và 
văn học chính là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ, văn 
học đưa trẻ đến với những cái đẹp trong ngôn ngữ, phát huy được tính tích cực 
và làm giàu vốn từ cho trẻ.Vì vậy là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn 
của trường mầm non Hoa Hồng Tôi nhận thấy được tầm quan trọng trong việc 
chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong 
việc phát triển những mầm non tương lai của đất nước. Tôi đề ra kế hoạch cần 
phải làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường mà bước đầu thực 
hiện là nâng cao chất lượng môn văn học ở khối chồi .
 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 - Ưu điểm: 
 Đa số giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp và chương trình dạy 
của lứa tuổi. Một số giáo viên đã nắm bắt kịp chương trình giáo dục mầm non 
mới. Các giáo viên đã trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy cho đồng nghiệp, 
giáo viên đã biết cách lồng ghép môn làm quen văn học vào các môn học khác. 
Một số giáo viên đã cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi bằng nhiều hình 
thức khác nhau. Trẻ biết kể chuyện, đọc thơ theo hướng dẫn của cô giáo.
 - Hạn chế: 
 Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào tiết dạy. Chưa thể hiện 
được nhu cầu dạy học lấy trẻ làm trung tâm, cô chỉ là người hướng dẫn. Giáo 
viên chưa biết tận dụng được đồ dùng đồ chơi sẵn có để tổ chức hoạt động cho 
trẻ làm quen văn học dẫn đến hiệu quả chưa cao. Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho 
môn làm quen văn học chưa phong phú, đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ, 
chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ. Chưa tạo môi trường hoạt động 
văn học cho trẻ .Việc sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng còn hạn chế, 
nếu có thì còn sơ sài, chưa có sự đầu tư.
 7 được các giải pháp, biện pháp để khắc phục những tồn tại trong quá trình giảng 
dạy của giáo viên nhằm đạt được kết quả tốt hơn, làm cho trẻ hứng thú, chú ý 
vào các hoạt động làm quen văn học hơn trước.
 Từ đó bản thân tôi nhận thấy cần phải có định hướng giúp giáo viên thay 
đổi các biện pháp giảng dạy trước đây như đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao các 
phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, chú trọng 
nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều 
hình thức đa dạng và phong phú, dạy trẻ đóng kịch. Qua những việc làm đó đã 
có những bước đầu góp phần cho sự thành công trong công tác dạy trẻ làm quen 
với các tác phẩm văn học và trẻ đã có thể nắm được nội dung và thể hiện được 
một số tác phẩm văn học quen thuộc và kể diễn cảm một số câu chuyện gần gũi 
với trẻ.
 Hướng tới thực hiện chuyên đề giáo dục“ Xây dựng môi trường lấy trẻ 
làm trung tâm” nên bản thân tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp, 
phương tiện dạy học phù hợp nhằm hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường 
học tập phong phú, sáng tạo trong và ngoài lớp học bằng nhiều nguyên vật liệu 
có sẵn ở địa phương, qua đó trẻ sẽ được vui chơi, trải nghiệm và học tập trong 
chính môi trường đó. 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Đây là một chuyên đề lớn, không kém phần quan trọng trong chương trình 
Giáo dục mầm non, nên khi thực hiện chuyên đề giáo viên nghiên cứu kĩ càng 
tài liệu biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm 
thông qua hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú. Qua đó giúp trẻ phát huy 
được tính tích cực cá nhân - tự tin - độc lập - sáng tạo - hình thành tư duy- khả 
năng ghi nhớ có chủ đích.
 Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục sát với tình hình của lớp, nắm 
vững kiến thức chuyên môn. Biết vận dụng các phương pháp, nội dung phù hợp 
theo từng chủ đề của các tác phẩm văn học. Giáo viên có khả năng phân tích nội 
dung, nghệ thuật ngôn từ của từng tác phẩm để truyền thụ kiến thức cho trẻ 
chính xác, và sống động nhất.
 Khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học một cách khoa học và có 
hiệu quả . Xây dựng môi trường văn học ở lớp phải hấp dẫn, thu hút trẻ tìm hiểu.
 Đưa các giải pháp, biện pháp, cách thức tổ chức cho trẻ hoạt động sao cho 
đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến 
thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ hình 
thành và phát triển khả năng ghi nhớ và biểu diễn lại các tác phẩm văn học.
 Thông qua các môn học khác giáo viên hướng dẫn trẻ nhận thức rõ ràng, 
chính xác ngôn ngữ và khả năng cảm thụ văn học thông qua các bài thơ, câu 
chuyện được lồng ghép trong các tiết học. Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động 
 9 hơn. Giáo viên hiểu được tâm lí của trẻ để lựa chọn những phương pháp tổ chức 
thích hợp, sáng tạo, linh hoạt. Ở mỗi tiết dạy giáo viên phải biết sử dụng các thủ 
thuật, hình thức tổ chức khác nhau, gây cho trẻ sự mới lạ. Đặt những câu hỏi 
cho trẻ phải mang tính chất mở để trẻ được phát huy khả năng tư duy từ đó trẻ 
tích cực tham gia hoạt động. Qua đó trẻ được khẳng định bản thân, trẻ mạnh 
dạn trong giao tiếp.
 Mở đầu vào câu chuyện, bài thơ giáo viên cần phải có thủ thuật dẫn dắt 
thu hút sự chú ý trẻ để trẻ tập trung vào nội dung mà giáo viên muốn truyền đạt 
cho trẻ. 
 Ví dụ : Câu chuyện “ Qủa bầu tiên” giáo viên đưa quả bầu ra và đố trẻ quả 
bầu này có trong câu chuyện nào và sau đó cô dẫn dắt : Để biết được đó có phải 
là quả bầu bình thường không ? cô mời các bạn lắng nghe câu chuyện “Qủa bầu 
tiên” nhé ! Bằng cách thủ thuật khác nhau giáo viên có thể lựa chọn cách vào bài 
hay, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ vào bài dạy.
 Hay Bài thơ: “Tàu hỏa” trong chủ đề phương tiện giao thông. Cô Tạo tình 
huống bằng cách đóng giả làm chiếc tàu hỏa và hỏi trẻ cô đang trong vai phương 
tiện giao thông nào? Các bạn có muốn cùng cô tàu hỏa đi du lịch khắp nơi 
khôngsau đó dẫn dắt trẻ vào bài thơ một cách lí thú, ngộ nghĩnh.
 Khi lên một tiết dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ việc đầu tiên là giáo viên phải 
chuẩn bị đồ dùng dạy học, đẹp, phong phú, đa dạng và đặc biệt là phải có sự 
mới lạ. Ví dụ như: mô hình đa chiều, rối tay, sân khấu, trang phục phù hợp theo 
nội dung bài thơ, câu chuyện, giọng kể nhẹ nhàng, truyền cảm gây sự lôi cuốn 
của trẻ. Bên cạnh đó giáo viên luôn chú ý đến mức độ nhận thức trẻ lớp mình, 
từ đó sử dụng hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với khả năng 
trẻ lớp mình nhằm phát triển tính tích cực ở trẻ.
 Khi đàm thoại với trẻ về bài thơ, câu chuyện hệ thống câu hỏi phải có 
tính logic, phải thực hiện từ dễ đến khó, từ câu hỏi đơn giản dến phức tạp, giúp 
trẻ nhớ được tên bài thơ, câu chuyện tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và qua đó 
trẻ rút ra bài học gì. Từ đó trẻ biết được các nhân vật tốt xấu, nhân vật đại diện 
cho cái xấu, nhân vật nào đại diện cho chính nghĩa. Mục đích chính của việc 
đàm thoại là giúp trẻ hiểu sâu nội dung bài thơ, câu chuyện, giúp trẻ nhớ lâu 
hơn, phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú cho trẻ.
 Ví dụ: Khi đàm thoại nội dung câu chuyện, bài thơ giáo viên tổ chức 
thành nhiều hình thức khác nhau như trò chơi “ ô của bí ẩn” cho trẻ chọn ô cửa 
và trả lời câu hỏi, sau mỗi câu trả lời, cô tặng quà cho đội có nhiều câu trả lời 
đúng nhất, tuyên dương khích lệ trẻ kịp thời
 Khi cho trẻ kể chuyện sáng tạo giáo viên chuẩn bị tranh ảnh đẹp mắt, 
hoặc có thể chuẩn bị rối tay theo nhân vật để trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh 
hoặc rối theo sự lựa chọn của trẻ.
 Ví dụ: Đề tài truyện “Chú dê đen”. Giáo viên chuẩn bị hình ảnh, video 
câu chuyện, rối tay theo nhân vật, chó sói, dê đen, dê trắng, trẻ có thể kể chuyện 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_giao_vien_k.doc