Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề phát triển thẩm mỹ trong trường mầm non

docx 16 trang skquanly 16/04/2024 1740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề phát triển thẩm mỹ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề phát triển thẩm mỹ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề phát triển thẩm mỹ trong trường mầm non
 Tên tác giả: Phùng Thị Hải Yến - Xếp loại A thị xã Sơn Tây
 MỤC LỤC
 TT TÊN MỤC SỐ TRANG
 A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 I Lý do chọn đề tài. 1
 II Mục đích nghiên cứu 2
 III Đối tượng nghiên cứu. 3
 IV Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 3
 V Phương pháp nghiên cứu 3
 VI Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VỀ GIẢI QUYẾT VẤN 
 B 3
 ĐỀ
 I Cơ sở lý luận 3
 II Thực trạng của vấn đề 3
 1 Thuận lợi 4
 2 Khó khăn 5
 3 Kết quả khảo sát thực tế 5
 III Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ... 6
 1 BP 1: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý 6
 BP 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và phân loại giáo 
 2 6
 viên theo khảo sát
 3 BP 3: Bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức các hội thi 8
 4 BP 4: Bồi dưỡng chuyên môn thông qua các hoạt động khác 9
 BP 5: Xây dựng khối đoàn kết nhất trí và quan tâm đến chính 
 5 12
 sách đãi ngộ cho giáo viên
 IV Kết quả đạt được 13
 C Kết luận và Khuyến nghị 14
 I Kết luận 14
 II Khuyến nghị 14
 Tài liệu tham khảo 15
 Hình ảnh minh chứng 16-22
 Phiếu điều tra thực trạng trước và sau khi thực hiện SKKN 23-28 dạn áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, đưa các loại hình nghệ thuật hiện đại, mới, hấp 
dẫn phù hợp vào dạy trẻ.
Do năng lực, trình độ nhận thức của giáo viên không đồng đều. Một số giáo viên trẻ, giáo viên 
mới chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. Giáo viên còn hạn 
chế về kiến thức, kỹ năng âm nhạc, tạo hình cơ bản (các loại hình nghệ thuật, xướng âm, cao 
độ, tiết tấu, giai điệu, tính chất âm nhạc đường nét, bố cục, màu sắc trong tạo hình). Mặt 
khác giáo viên chưa chủ động trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, đang mang tính ỷ lại 
phụ thuộc vào nhà trường. 
Đa số giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc tạo không gian nghệ thuật trong lớp học, ít quan 
tâm đến môi trường ngoài lớp học, chưa tạo cảm hứng vui tươi của hoạt động mang tính nghệ 
thuật, chưa quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ, nhiều trẻ thụ động làm theo cô, nhìn cô 
và nói theo cô. Giáo viên ít quan tâm đến năng khiếu, năng lực cá nhân của từng trẻ để có biện 
pháp hỗ trợ, khuyến khích, tạo cơ hội để trẻ được phát triển tố chất nghệ thuật.
Nhận thức rõ nhiệm vụ to lớn của việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để 
nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề phát triển thẩm mỹ trong giai đoạn 
phát triển hiện nay, với vai trò là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác 
chuyên môn giáo dục, mong muốn giúp giáo viên thực sự tiếp cận được những 
định hướng đổi mới đó nên tôi băn khoăn lo lắng lựa chọn và nghiên cứu đề tài 
“Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nâng cao chất 
lượng thực hiện chuyên đề phát triển thẩm mỹ trong trường mầm non”.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong 
Trường Mầm non tôi đang công tác thực hiện có hiệu quả chuyên đề phát triển thẩm mỹ. Giúp 
cho giáo viên biết cách lựa chọn nội dung, đề tài giảng dạy, tận dụng đồ dùng, học liệu trong 
môi trường giáo dục, áp dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục tiên tiến để tổ chức các hoạt 
động giáo dục, hoạt động phát triển thẩm mỹ theo hướng đổi mới. Giúp giáo viên nâng cao kỹ 
năng âm nhạc (lựa chọn bài hát, hát, sử dụng nhạc cụ âm nhạc..), nghệ thuật tạo hình sáng tạo, 
cách khai thác các nguồn tư liệu có chất lượng trên Internet để đưa vào dạy trẻ. Phát huy tinh 
thần đoàn kết nội bộ, trao đổi giúp đỡ nhau để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo 
viên nhà trường tiến kịp với nền giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.
III. Đối tượng nghiên cứu 
Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề phát 
triển thẩm mỹ trong trường mầm non.
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Giáo viên Trường Mầm non Trung Sơn Trầm.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, trên 
tài liệu sách báo, tạp chí giáo dục, công nghệ thông tin có liên quan đến đề tài. liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để tổ chức các hoạt động 
giáo dục.
Năm học 2019 - 2020 nhà trường có 11 nhóm lớp có 10 phòng học kiên cố và 1 phòng học tạm 
với tổng số 454 cháu trong đó:
- 4 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi với tổng số trẻ: 160 cháu.
- 3 lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi với tổng số trẻ: 151 cháu. 
- 3 lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi với tổng số trẻ: 102 cháu.
- 1 lớp 24- 36 tháng với tổng số trẻ 421cháu
* Đội ngũ giáo viên: 
- Tổng số có 36 giáo viên (32 giáo viên mẫu giáo; 4 giáo viên nhà trẻ) 
 41 – 55tuổi 31 – 40tuổi 21 – 30tuổi
 Độ tuổi
 TS % TS % TS %
 36 đ/c 3 8% 18 50% 15 42%
* Về Phụ huynh: 
Phụ huynh cho con đi lớp đầy đủ chuyên cần, nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong việc giáo 
dục trẻ, đã quan tâm tạo điều kiện trong các phong trào, hoạt động của trường, của lớp, thường 
xuyên quan tâm ủng hộ nguyên liệu đã qua sử dụng để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. 
* Về chuyên môn:
 Trình độ chuyên môn TĐ Tiếng 
 Tổng số TĐ tin học
 Đại học Cao đẳng Trung cấp Anh
 TS % TS % TS % TS % TS %
 36 đ/c
 23 64% 9 25% 4 11% 30 83% 21 58%
Như vậy một điều hết sức thuận lợi là nhà trường có một đội ngũ giáo viên có sức khỏe, sức 
trẻ, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đoàn kết gắn bó với 
trường bằng tất cả tình yêu thương tận tụy.
Bản thân tôi cũng luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của cấp trên giao phó, luôn 
nhiệt tình, tận tâm trong công việc, luôn tự học hỏi nâng cao trình độ của bản thân. Có chứng 
nhận hoàn thành khóa học bồi dưỡng đàn Oorgan do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Bên 
cạnh đó tôi cũng được Ban giám hiệu nhà trường và các bạn bè đồng nghiệp tận tình giúp đỡ.
2. Khó khăn: 
Công việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở lớp chiếm nhiều thời gian nên việc tìm hiểu, nghiên cứu, 
tự bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn giáo dục. Ý thức được điều này tôi đã tổ chức bồi dưỡng 
chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều cách.
1. Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của bản thân.
Là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn giáo dục, bản thân tôi luôn nỗ lực, không ngừng học 
tập, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của bản thân.
Để triển khai các định hướng đổi mới về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho đội ngũ giáo viên 
trong nhà trường đạt hiệu quả cao, bản thân là người phụ trách chuyên môn giáo dục cần phải 
nắm rõ, hiểu rõ về nội dung, các định hướng đổi mới để chỉ đạo giáo viên thực hiện sát sao 
hơn, giúp đỡ giáo viên khi giáo viên còn bỡ ngỡ, lúng túng. Do đó tôi thường xuyên nghiên 
cứu tài liệu bồi dưỡng chuyên đề đổi mới, tìm hiểu qua sách báo, đài, mạng Internet; Tham dự 
đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn do Sở Giáo dục Hà Nội, Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây 
tổ chức; học hỏi những kinh nghiệm quản lý hay của đồng nghiệp trường bạn. 
Như vậy trong quá trình chỉ đạo giáo viên thực hiện các định hướng đổi mới giáo dục không 
thể thiếu được sự tận tụy, tâm huyết của người quản lý giáo dục. 
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chú trọng lĩnh vực phát triển 
thẩm mỹ và phân loại giáo viên theo khảo sát.
* Xây dựng kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch là một việc làm hết sức quan trọng, đặc biệt đối với người làm quản lý thì 
việc xây dựng kế hoạch cho bản thân lại càng quan trọng hơn. Việc xây dựng kế hoạch cần 
được thực hiện theo quy trình “Xây dựng kế hoạch - tổ chức thực hiện - kiểm tra đánh giá - rút 
kinh nghiệm - xây dựng kế hoạch tiếp theo”.
Xây dựng kế hoạch đáp ứng xu thế đổi mới và phải phù hợp với thực tiễn của nhà trường, của 
địa phương. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên phải cụ thể từng giai đoạn dựa vào 
yêu cầu nhiệm vụ của từng năm học và tình hình thực tế của nhà trường để xác định các nội 
dung bồi dưỡng trong từng tháng.
 Mục tiêu đặt ra là 100% giáo viên phải được tiếp cận thực sự với định hướng đổi mới 
lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Bên cạnh đó tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia các lớp 
bồi dưỡng do phòng GD&ĐT và nhà trường tổ chức. 
 Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong năm học 2019 - 2020
 Tháng Nội dung bồi dưỡng Hình thức bồi dưỡng
 - Tập chung theo sự chỉ đạo của phòng 
 - Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn lý GD&ĐT.
 thuyết về cách tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh 
 Tháng 8/2019
 vực PTTM
 Muốn có biện pháp bồi dưỡng mang lại hiệu quả cao trước hết người hiệu phó phụ trách chuyên 
môn phải hiểu rõ từng giáo viên của mình: từ trình độ chuyên môn đến cá tính riêng, nắm bắt 
được khả năng, năng lực, mặt mạnh, mặt yếu và hoàn cảnh sống của từng giáo viên để phân 
công công việc cho vừa sức và có biện pháp bồi dưỡng hợp lý. 
Căn cứ vào kết quả đánh giá giáo viên cuối năm học trước, kết quả khảo sát giáo viên đầu năm 
cùng với việc thăm lớp dự giờ quan sát, ghi chép, trao đổi, đàm thoại với đội ngũ giáo viên để 
nắm bắt được đặc điểm tâm lý, trình độ và khả năng nhận thức của giáo viên về chuyên đề phát 
triển thẩm mỹ, nhìn nhận thấy những hạn chế, tồn tại để có những biện pháp bồi dưỡng sao cho 
phù hợp nhất. Việc khảo sát phân loại giáo viên là một mắt xích quan trọng dẫn đến những 
thành công trong quá trình bồi dưỡng, để nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên nói 
chung và nâng cao khả năng nhận thức định hướng đổi mới lĩnh vực phát triển thẩm mỹ của 
giáo viên nói riêng.
3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức các Hội thi
* Hội thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề:
Trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn giáo dục tôi đặc biệt chú ý đến hoạt động tổ chức 
hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Có thể nói đây là việc làm rất cần thiết vì khi tổ chức các 
hoạt động với các chuyên đề cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho giáo viên mắt thấy, 
tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết và được tập huấn ở thực hành.
Năm học 2019 - 2020, các đồng chí giáo viên đã đồng thuận nhất trí cao khi nhà trường tổ chức 
hội thi giáo viên dạy giỏi với chuyên đề “Phát triển thẩm mỹ”. Cụ thể có 32/36 đạt tỷ lệ 89% 
đồng chí giáo viên tham gia hội thi (số giáo viên còn lại không tham với lý do nghỉ sinh con và 
trong thời gian điều trị bệnh). Nhiều sáng tạo trong lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức, đồ 
dùng dạy học thực sự tiếp cận với định hướng đổi mới. Những tiết dạy đạt giải cao trong hội 
thi được tổ chức thực hiện lại để tất cả giáo viên trong trường được tham dự. Giáo viên dự giờ 
phải ghi chép đầy đủ, chi tiết, có phần nhận xét. Qua hội thi có thể thấy được các đồng chí giáo 
viên đã chủ động tìm kiếm tài liệu trên sách báo, trên mạng Internet, học hỏi kinh nghiệm từ 
những bạn bè đồng nghiệp để có được hoạt động hay, sáng tạo cho riêng mình. Mỗi cuộc thi 
như vậy giáo viên được thực hiện, được nhận xét và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, từ đó 
giáo viên sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và nhanh chóng trưởng thành trong 
chuyên môn. 
Nổi bật ở hội thi năm nay giáo viên đã tự tin, mạnh dạn lựa chọn các tác phẩm âm nhạc, tạo 
hình mới, tiếp cận các xu hướng âm nhạc, tạo hình hiện đại đa dạng về thể loại, phù hợp với 
độ tuổi. VD Âm nhạc (Rock, Balade, nhạc Giao hưởng, Nhạc kịch, Acapella, nhạc phim); 
Tạo hình: (Trang trí, In dập, Nghệ thuật gấp giấy Origami Nhật Bản...) và chất liệu Tạo hình: 
màu bột, sơn dầu, bột mì Phong phú về hình thức thể hiện âm sắc của các loại nhạc cụ 
(Trống, Thanh phách, Mõ, Song loan, đàn Organ....)
 (Hình ảnh 1,2,3,4,5: Các tiết dạy đạt giải cao trong hội thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề)
* Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
Ngoài ra tôi còn tổ chức hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giữa 
các nhóm lớp để đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo trong công tác giảng dạy, lồng ghép các 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_chuyen_mon.docx