Sáng kiến kinh nghiệm Lan tỏa văn hóa đọc trong trường THCS Thị trấn Lộc Ninh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lan tỏa văn hóa đọc trong trường THCS Thị trấn Lộc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lan tỏa văn hóa đọc trong trường THCS Thị trấn Lộc Ninh

Mẫu số 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN NĂM 2023 TÊN SÁNG KIẾN: “LAN TỎA VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG HỌC” Trường THCS Thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN: Văn hóa đọc vẫn luôn được khẳng định là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ các bạn học sinh đang trong độ tuổi tìm kiếm và khám phá thế giới. Chẳng cần tìm đâu xa xôi, khi mỗi trang sách đều mang đến cho chúng ta một “thế giới mới” về con người và vạn vật. Hy vọng sáng kiến của chúng tôi có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc thúc đẩy văn hóa đọc trong trường học, để thế hệ trẻ Việt Nam có tri thức. Như Hoàng Đạo Thúy có viết: “Chúng ta mà muốn, thì chúng ta có thể đối hẳn tương lai nòi giống. Chỉ mười năm, phải, môi người chỉ tận tụy mười năm, là một thế hệ thanh niên sẽ đối khác. Huống hồ đời giáo dục của chúng ta ba mươi năm, hay hơn nữa . Đó không phải là mơ mộng. Sự thực ai cũng làm được ,mà ai cũng phải làm mới được”. Chúng tôi mong muốn sau này sẽ có nhiều người biết đến văn hóa đọc hơn nữa - nhất là các em tuổi thiếu nhi để thế hệ trẻ của Việt Nam ngày càng vươn tầm thế giới. Nhưng sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thông tin, Internet làm cho thói quen đọc sách của không ít học sinh,cũng như mọi người thay đổi. Đọc sách truyền thống đang dần bị thay thế bởi các phương tiện nghe nhìn hiện đại cũng như các thiết bị điện tử thông minh. Con người dần quên đi những giá trị vĩnh hằng mà sách mang lại. Với độ tuổi ham chơi, ham giải trí, các chương trình truyền thông mang tính thực tế dễ dàng thu hút các em, từ đó các em quên đi thói quen đọc sách. Không sao kể hết được các kênh truyền thông đặc sắc dành cho độ tuổi mới lớn này. Ngoài ra, còn có các kênh phim truyện, các chương trình tương tác và sống động vô cùng. Sự phát triển của phương tiện truyền thông làm cho các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận với những điều mới mẻ, từ đó đọc sách dần trở nên nhàm chán. Học sinh ngày nay chạy theo lối sống dễ dãi, yêu thích những thứ tầm thường mang tính giải trí cao hơn là những cuốn sách dày cộm mang tính tư duy. Ngoài những cuốn sách bắt buộc trong các chương trình học như: sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn,.. thì học sinh thường bị cuốn vào vòng xoáy của các loại truyện tranh, tiểu thuyết ngôn tình có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khác như sách khoa học, sách tinh hoa. Thêm vào đó, những cuốn sách có nội dung tuổi teen thường được các bạn chọn đọc vì nó phù hợp với tâm lý, cảm xúc ở lứa tuổi. Còn các loại sách như lịch sử, địa lý, các tác phẩm văn học, sách vĩ nhân, sách tinh hoa dường như không nằm trong sự lựa chọn ấy. có thói quen đọc sách mỗi ngày có sự thay đổi tốt đẹp về tâm hồn kiến thức, có tư duy, kĩ năng sống, nâng cao tinh thần tự học sáng tạo biết vận dụng vào thực tiễn những kiến thức đã đọc trong sách vào học tập và ứng xử, đưa việc đọc sách trở thành “văn hóa đọc”. Lan tỏa những trải nghiệm, những kiến thức, kỹ năng mà chúng tôi đã học được từ lớp “Kiến tạo văn hóa đọc; văn hóa đọc chuyển giao của Trí tuệ Việt Nam”, được đi tham quan, trao đổi từ các CLB của thầy cô bạn bè trong lớp, chúng tôi đã học hỏi và tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích từ việc đọc sách và cách đọc sách, cách chuyển giao lan tỏa sách và chúng tôi nhận thấy: “Có Văn Hóa đọc mới có Tự Học - có Tự Học mới có Tự Chủ - có Tự Chủ mới có Tự Do - có Tự Do mới có Hạnh Phúc”. Trăn trở về giới trẻ hiện nay mà đặc biệt là học sinh - thế hệ chủ nhân tương lai của cả dân tộc lại thờ ơ, bàn quan với sách và làm mai một đi thói quen đọc sách tốt đẹp truyền thống bao đời của cha ông. Chúng tôi đã quyết tâm tiên phong “Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học” để cùng bạn đọc, các em học sinh nâng tầm Trí tuệ Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC ' TRẠNG: Trường nằm ngay trung tâm Thị trấn huyện Lộc Ninh. Nơi có đủ các loại hình vui chơi, giải trí, văn hóa...nên các em được tiếp xúc với nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng văn minh hiện đại. Học sinh hầu hết được gia đình quan tâm, chăm sóc, tạo mọi điều kiện tốt nhất để đến trường. Khi triển khai áp dụng phong trào đọc sách được sự quan tâm và tạo điều kiện của phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường nên học sinh cũng đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc đọc sách. Thư viện sách của trường luôn đáp ứng nhu cầu cho học sinh và giáo viên. Mặc dù chỉ có giáo viên kiêm nhiệm công tác Thư viện nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo nhà trường việc mở cửa thư viện cũng được diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên trược khi triển khai áp dụng tỷ lệ thích đọc sách rất ít - Giáo viên chủ yếu mượn đọc sách liên quan đến chuyên môn, học sinh thì đọc truyện tranh và một vài loại sách vui cười. tuyên truyền giới thiệu sách và truyền cảm hứng đọc sách bằng cách, thành lập CLB bạn đọc, nhóm đọc; tặng sách, hướng dẫn cách đọc và tạo không gian đọc cho thầy cô giáo và các em. Khi đã tạo được thói quen đọc sách thì phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sách, tổ chức tuần lễ đọc sách, tháng đọc sách, ngày hội đọc sách, kể chuyện theo sách... Từ đó có thể lan tỏa mạnh mẽ văn hóa đọc đến với các em nhiều hơn. Chọn và đọc sách cùng con tại nhà! Cách thức tổ chức thực hiện cụ thể: I. Việc thứ nhất: “Thủ lĩnh thắp đuốc cho văn hóa đọc” nâng tầm Trí tuệ Việt Nam: Chúng tôi đã rất may mắn vì được tham gia khóa học hành trình kiến tạo văn hóa đọc K4 và văn hóa đọc chuyển giao K3 của Trí tuệ Việt Nam tổ chức (văn hóa đọc chuyển giao là lớp đào tạo thủ lĩnh văn hóa đọc). Trong quá trình tham gia khóa học chúng tôi đã có được cho mình những trải nghiệm, những bài học ý nghĩa quan trọng hơn hết là bản thân chúng tôi đã hiểu rõ được vai trò của việc đọc sách đối với sự học của mình. Chúng tôi mong muốn được lan tỏa, được làm thân giáo “Người đi trước thắp đuốc cho người đi sau”. Khi tốt nghiệp lớp học về trường chúng tôi đã trực tiếp trao đổi đề cập đến việc lan tỏa đọc sách trong nhà trường, thật hạnh phúc được Ban giám hiệu, giáo viên của trường hưởng ứng nhiệt tình chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc thống nhất xây dựng kế hoạch “Lan tỏa văn hóa Chúng Chúng tôi tôi yêu cùng thương, đọc đoàn sách, kết, chọn cùng sách và nhau chia sẻ rèn cách luyện, thức nêu lan toả gương. sách... Chính vì vậy chúng tôi muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với mọi người nhất là trong trường học - Trường THCS Thị trấn Lộc Ninh ngôi nhà thứ hai của chúng tôi và với mong muốn các thầy cô giáo, nhất là các em học sinh có thể thấy sự đọc là sự học tập suốt đời. II. Việc thứ hai: Tuyên truyền giới thiệu sách và tặng sách. Do sống ở mỗi môi trường khác nhau, gia đình khác nhau với các cách thức dạy con muôn hình vạn trạng của các bậc phụ huynh và giáo viên từ bậc Mầm non, Tiểu học, TI 1CS,...nên mỗi học sinh có suy nghĩ, hành động, thái độ vô cùng khác biệt. Điều quan trọng là sự thấu hiểu. Khi hiểu đối tượng giáo dục sẽ có phương pháp cụ thể cho từng lớp, từng học sinh. Để học sinh hiểu được vai trò của sách chúng tôi đã phối hợp với tổ chức Đội tổ chức tuyên truyền đến toàn thể học sinh: qua buổi phát thanh măng non, buổi sinh hoạt dưới cờ và các buổi lồng ghép hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp - hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch đến học sinh và phụ huynh qua sinh hoạt chủ nhiệm qua họp phụ huynh. Với phương châm “Mưa dầm thấm lâu” để các em hiểu được Sách, tự nhận thức được Việc mới làm quen sách, đọc sách nên các em chưa tích cực cũng như chưa thích đọc nhiều nên việc giới thiệu sách và hướng dẫn cách đọc cho các em. Chúng tôi chỉ từng việc nhỏ nhất để các em tiếp cận môi trường mới này: 1. Thứ 1: Trước hết bắt đầu từ việc Chọn sách - hướng các em chọn chủ điểm, câu chuyện mà các em thích thú nhất rồi tìm một cuốn sách đúng gu của mình. Việc này sẽ tạo cảm giác tò mò, thích thú và sự tập trung cao độ cho người đọc. Chọn được những quyển sách mình yêu thích là bước khơi gợi sự quan tâm trong hành trình chinh phục những cuốn sách. Tuy nhiên việc quan trọng hơn cả của việc lan toả cách chọn sách cho các em học sinh là giúp các em biết chọn những cuốn sách hay, sách tinh hoa hướng tới giá trị giáo dục ba gốc đạo đức - trí tuệ - nghị lực. Bắt đầu lan toả từ những cuốn sách số trang ít như Gieo hạt cùng vĩ nhân, Sách gieo mầm tính cách, Khám phá thế giới quanh em... Vì thế trong cặp sách mỗi chúng tôi luôn có những cuốn sách như thế này để sẵn sàng lan toả bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu cho các học sinh của mình. 2. Thứ 2: Đặt mục tiêu cho việc đọc. Đây cũng là một cách giúp các em đọc sách hiệu quả hơn: Hãy đặt mục tiêu đọc một cách rõ ràng và cụ thể. Hướng các em có thể đặt mục tiêu về thời gian đọc của mình là 20-25 phút đọc sách mỗi ngày, thậm chí là 1-2 tiếng mỗi ngày nếu có thời gian rảnh. Một khi đã giành và cố định thời gian thì việc hình thành thói quen đọc sách trở thành lẽ đương nhiên. Từ đó, hằng ngày các em có thể nạp rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân mình. Mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ giúp các em cán đích sớm hơn! Và để khuyến khích cho việc đặt mục tiêu của các em, chúng tôi thường có buổi tổng kết sách đọc được trong mỗi tháng vào ngày cuối tháng. Bạn Phương Nghi và bạn Tuyết Nhung 6A3 tổng kết sách đọc tháng 2 của lớp 6A3 Thông qua lời dạy thánh nhân, mỗi người tự quay vé ĐỌC CUỐN SÁCH CỦA chiêm nghiệm đời sống cùa mình qua sự tương giao của CHÍNH MÌNH thân-tâm-cânh, từ đó hiểu hơn về những sai lam cũa nhân thức và hành vi dẩn đến đau khố Đọc lời dạy thánh nhân, vĩ nhân đế lại nói vé chân lý 4 ĐỌC SẢCH ĐẠO LỸ vận hãnh của tạo hóa tử đó hiếu ve chính minh hơn và sống thuân tự nhiên Đọc thông tin có tính cót lõi, đào sâu đến nhân cách sống, đao đức và đánh thức ý nghĩa cuộc đờí Đoc thông tin chất lượng, phục vụ cho đời ĐỌC SÁCH HAY song tinh thần, vật chất, hoc tập, lao đông KHUYẾN ĐỌC I Phong trào thúc đáy việc đọc (đọc sách. I báo, kênh thông tin) *> tăng thông tin j Và đến thời điểm này 4 chúng tôi đã thành lập được 4 tủ sách 5 cấp độ tại nhà, và 2 tủ sách 5 cấp độ tại trường - một tủ tại phòng Thư viện, một tủ tại phòng Đoàn - Đội. Còn học sinh đã có rất nhiều em có tủ sách tại nhà theo mô hình 5 cấp độ như em: Trần Bùi Thùy Chi, em Đinh Hoàng Nhiên 9A8; em Phan Ngọc Quỳnh Hoa, em Nguyên Đức Sơn 6A8; em Phạm Tuyết Nhung, em Nguyên Thuỳ Phương Nghi, Trần Lê Phương Thảo 6A3 em; Lê Nguyên Mai Phương 9A7; Em Nguyên Chế Hồng Đông 9A1; Em Nguyễn Ngọc Bích 7a4... và thành lập được rất nhiều tủ sách di động, câu lạc bộ đọc sách tại các lớp học 9A1, 7a7, 6a3, 6a7, 8a8, 7a1, 7A2... Mô hình tủ sách 5 cấp độ - Tủ sách của Thủ lĩnh Nhàn
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_lan_toa_van_hoa_doc_trong_truong_thcs.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Lan tỏa văn hóa đọc trong trường THCS Thị trấn Lộc Ninh.pdf