Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để xây dựng và quản lý tốt thư viện thân thiện trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để xây dựng và quản lý tốt thư viện thân thiện trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để xây dựng và quản lý tốt thư viện thân thiện trường Tiểu học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TỐT THƯ VIỆN THÂN THIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nhà tâm lý học xã hội Gustavơ Lebon đã từng nói “Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay”. Cũng chính vì lẽ đó cho nên sách báo có vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Những cuốn sách như những người bạn gần gủi nhất, chân thật nhất và cũng là tài liệu cần thiết nhất của các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của mình. Nhận thức được vai trò quan trọng của sách, báo trong nhà trường cũng như nhu cầu sử dụng sách, báo ngày càng tăng của giáo viên và học sinh. Chính vì thế nhà trường luôn xác định thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học và trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động dạy và học của nhà trường. Thực hiện hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Đông Hà về thực hiện công tác thư viện trường học. Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của trường TH Nguyễn Tất Thành. Dựa trên cơ sở thực tế năm học này nhà trường đã khai trương và đưa vào sử dụng mô hình thư viện thân thiện Room to Read. Trong quá trình triển khai mô hình thư viện thân thiện cũng có nhiều vấn đề bản thân tôi luôn trăn trở đó là: Làm thế nào để hình thành một mô hình thư viện mới, và làm thế nào khi mô hình đã hoàn thành thì việc duy trì và phát triển mới là điều quan trọng nhất. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Làm thế nào để xây dựng và quản lý tốt thư viện thân thiện trường tiểu học” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra những giải pháp, hình thức để xây dựng và cách quản lý thư viện. Từ đó giới thiệu học sinh làm quen với Thư viện để học sinh có thể tự đến thư viện viện, quyết định kết quả và chất lượng phục vụ của thư viện. Từ đó cán bộ thư viện có cái nhìn tổng quan hơn, đúc rút nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng và quản lý thư viện. 2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Được sự quan tâm, chỉ đạo động viên, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng học sinh toàn trường đồng tâm chung tay góp sức ủng hộ. Bản thân được học tập, đào tạo và công tác đúng với chuyên nghành Thư viện. Thư viện được đầu tư cơ sở vật chất, có phòng riêng cho thư viện với đầy đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh đọc sách, báo. Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối mạng nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu mạng. Đặc biệt năm học 2019 – 2020 nhà trường đã khai trương thư viện thân thiện theo mô hình Room to Read. Mô hình này nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh, hướng đến mục tiêu giúp các em trở thành người đọc độc lập, là người có kỹ năng đọc và thói quen đọc. Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, bổ ích với tất cả các em học sinh. Và từ năm học này, ngoài thư viện trường, các tủ sách ở gốc cây và các tủ sách măng non trong các phòng học, thì các em học sinh đã có thêm một phòng đọc sách đẹp, thân thiện. Toàn trường có 34 cán bộ giáo viên và 741 học sinh. Có đội ngũ cộng tác viên thư viện là các Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, các em học sinh ở các khối lớp nhiệt tình giúp đỡ. Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học nên rất tinh nghịch, hiếu động rất khó khăn trong việc quản lý các em trong giờ đọc sách. 3.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 3.1. Xây dựng nội quy thư viện, giới thiệu về thư viện Thư viện là tài sản vô giá của nhà trường. Muốn duy trì và phát triển cần phải có những nội quy hoạt động của thư viện. Những nội quy đó giúp cho bạn đọc hình thành thói quen khi đến với thư viện. Ví dụ như: Vào thư viện phải giữ gìn trật tự, im lặng và giữ vệ sinh chung. Bạn đọc phải giữ gìn sách, báo cẩn thận, không được làm rách, bẩn, viết vẽ, đánh dấu vào sách. Lấy sách nơi nào trả về nơi ấy... Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo đăng ký mua đầy đủ các loại báo, tạp chí phục vụ cho nhu cầu học tập và giải trí của các em như: Toán tuổi thơ, Văn tuổi thơ, Thế giới trong ta Nhà trường đã đầu tư xây dựng phòng đọc thư viện thân thiện theo mô hình Room to Read. Nhà trường đã mua sắm thêm trang thiết bị như: các giá sách được dán theo mã màu. Sàn nhà được trải thảm xốp. Các góc viết vẻ, góc trò chơi đều có đầy đủ đồ dùng phục vụ cho nhu cầu của các em. Sách được trưng bày lên các giá sách theo mã màu và theo trình độ đọc của các em. Chính vì thế đã thu hút rất đông các em tham gia vào phong trào đọc sách của nhà trường. Nhà trường đã đầu tư ở mỗi lớp học một tủ sách măng non, ở các lớp cũng được trang bị Tivi Smart được kết nối Wifi, phục vụ nhu cầu học tập và giải trí của các em. Ở ngoài sân trường bố trí 8 tủ sách ở các vị trí thuận lợi. Để có được không gian thư viện xanh ngoài sân trường vừa đẹp mắt, hấp dẫn vừa tiện dụng, các tủ sách được đăt dưới các gốc cây râm mát, sách có thể mang ra và thu về mỗi ngày. Tại các khu vực có sách, tài liệu, nhà trường đã bố trí các dãy ghế đá, rất thuận lợi cho việc đọc sách và thư giãn của các em sau những giờ học căng thẳng. 3.4.Tuyên truyền giới thiệu sách: Đối với học sinh tiểu học, tôi đã giới thiệu những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi của các em như: các tập truyện trong tủ sách giáo dục đạo đức, sách kim đồng. Ngoài ra tôi còn giới thiệu thêm một số sách tham khảo đọc thêm trong chương trình học để hỗ trợ các em trong học tập. Luôn phối hợp với Tổng phụ trách Đội trong các giờ phát thanh măng non, các ngày lễ lớn để tuyên truyền, giới thiệu sách cho các em. Ở lứa tuổi các em bắt đầu đã có nhận thức, trình độ hiểu biết, các em háo hức đi vào học tập, tu dưỡng nên các em muốn hiểu biết nhiều, muốn đi vào những bí mật của thiên nhiên, của xã hội. Do đó cán bộ thư viện cần giúp các em biết cách sử dụng thư viện, biết cách đọc sách và làm việc với sách, coi sách là người thầy thứ 2 của mình. 3.5.Giới thiệu cho các em cách thức mượn sách về nhà: Đối với công tác hoạt động thư viện, hình thức cho các em mượn sách về nhà là rất quan trọng, quyết định phần lớn thành công trong công tác thư viện trường học. Nhận thấy được điều này, bản thân tôi luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để có thể cho học sinh mượn sách báo về nhà. Tất cả tài liệu nhập vào thư viện được mô tả, xử lý nghiệp vụ đầy đủ, kịp thời, quản lý bằng máy vi tính. Hồ sơ sổ sách đầy đủ theo quy định. Trang bị đầy đủ bảng hướng dẫn, nội quy thư viện, biểu đồ phát triển kho sách và biểu đồ phát triển bạn đọc,hàng năm thư viện biên soạn hai thư mục phục vụ cho học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh, có lịch phục vụ bạn đọc, có kế hoạch tuần, tháng cụ thể, rõ ràng. 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Qua nhiều năm áp dụng các giải pháp nêu trên, trường chúng tôi đã thu được kết quả rất tốt trong hoạt động công tác thư viện Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện đến nay có đến 80% học sinh và 100% giáo viên toàn trường sử dụng sách, báo thư viện. Số lượng học sinh thích đọc sách, báo thư viện ngày một nhiều, học lực của học sinh toàn trường tăng lên, học sinh giỏi ngày một nhiều thêm, học sinh yếu giảm. Tinh thần tự học tự rèn luyện thể hiện rõ rệt ở từng học sinh trong toàn trường. Đội ngủ cán bộ giáo viên ở trường đều đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên. Nhiều đồng chí giáo viên nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, học sinh trong trường đều biết sử dụng các công cụ tra cứu ở thư viện. Từ ngày có mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh có nhiều học sinh từ chỗ không ham mê đọc sách, dần dần các em tự tìm đến sách nhiều hơn hay các em có thể tự do lựa chọn các góc hoạt động , các cuốn sách yêu thích và tìm kiếm những thông tin bổ trợ cho các bài học trên lớp. Các hoạt động đó làm nền tảng cho sự sáng tạo của học sinh, thúc đẩy sự phát triển đồng đều của tất cả kỹ năng, năng khiếu tiềm ẩn trong học sinh. Nhờ có mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh mà giảm thiểu được học sinh rượt đuổi, leo trèo, khi vào lớp không còn tình trạng mồ hôi nhễ nhãi, áo quần xộc xệch dơ bẩn mà thay vào đó áo quần gọn gàng, sạch sẽ nhờ đó mà tinh thần học tập hiểu bài rất cao. Với việc rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh góp phần giáo dục đạo đức, nuôi dưỡng nhân cách sống cho các em. Kĩ năng nói, viết, giao tiếp hàng ngày của học sinh cũng được cải thiện. Học sinh không còn có thói quen trả lời cộc lốc, không đầu không đuôi hoặc phải dựa vào sách mới trả lời được mà nay các em có thể tự tin trình bày trước tập thể, trước đám đông một cách mạch lạc bằng lời của mình. Cũng từ việc tích lũy các kiến thức thu được từ việc đọc sách báo hằng ngày mà việc cư xử của các em được tốt hơn nhờ đó mà tinh thần học tập ngày càng tiến bộ rõ rệt. IV.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Đông Hà, ngày 14 tháng 4 năm2020 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của ĐƠN VỊ mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Thị Thọ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_xay_dung_va_quan_ly_tot.docx