Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật Làm thê nào để nâng cao chất lương cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới. A. Phần mở đầu Văn học là một bộ môn nghệ thuật dùng để phản ánh cuộc sống con người qua nhiều thời kỳ khác nhau, nó giúp cho con người nhận ra những cái đẹp, những truyền thống quý báu mà dân tộc ta đúc rút được qua nhiều đời nay. Đồng thời nó lên án phê phán những cái xấu xa, lạc hậu, những tệ nạn xã hội xãy ra trong cuộc sống là cơ sở cho con người tự điều chỉnh bản thân mình để tiến kịp thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Vì thế, Văn học là một món ăn tinh thần được nhiều người ưa thích, nó đã làm cho con người xua đi những mệt nhọc sau những ngày làm việc vất vã đễ hoà vào dòng chảy thời gian qua việc cảm nhận bài thơ hay, những câu chuyện về cuộc sống đời thường, tuy giản dị nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Văn học với các chức năng giáo dục nhận thức, thẩm mỹ, đã góp phần vào mục tiêu của ngành học mầm non nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao động. Đặc biệt với mẫu giáo 5-6 tuổi, đây là thời kỳ trẻ cảm nhận mọi thứ tình cảm hình thành phẩm chất con người qua các phương tiện, vì ở chương trình giáo dục Mầm Non những câu chuyện có nội ndung gần gủi với trẻ nó phản ánh cuộc sống xung quanh trẻ và có tính giáo dục cao. Thông qua các câu chuyện hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, yêu mến quý trọng mọi người, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, biết phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác hình thành tính tự lực sự mạnh dạn. Vì vậy nó có vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được đối với trẻ. Từ những động lực đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài"Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 tuổi làm quen với chuyện theo hướng đổi mới" Người thực hiện: Ngô Thị Huân Sáng kiến cải tiến kỹ thuật của trường lớp củng là một yếu tố để giáo viên quyết định sữ dụng hình thức nào là đạt hiệu quả nhất đối với trẻ. Đối với trường Mầm Non Lộc Thuỷ đã triển khai nhiều hình thức như: Xây dựng tiết dạy mẫu, thao giảng dự giờ, kiến tập......song việc nâng cao chất lượng cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới còn nhiều hạn chế. Năm học 2009-2010 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi cụm An Xá. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy những thuận lợi, khó khăn như sau: * Thuận lợi: Là một giao viên nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn nên đã có phần nào nắm chắc trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ. Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu cùng toàn thể chị em trong toàn trường không ngừng học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ qua các buổi thao giảng, dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm lẫn nhau trong chuyên môn. Ngoài ra còn trang bị các loại ttranh thơ chuyện phục vụ cho bộ môn văn học và phát động toàn trường tập trung làm rối, các nhân vật bằng xốp trong các câu chuyện theo chương trình. Làm một giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ có năng khiếu về bộ môn văn học được bồi dưỡng qua các đợt tập huấn của phòng, của trường cũng như tự nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Ngài ra còn có sự quan tâm nổ lực tận tình của các bậc phụ huynh cũng như sự quan tâm của lãnh đạo địa phương tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất như phòng học rộng rãi thoáng mát, đồ dùng đò chơi, các trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới. * Khó khăn: Một lớp 2 giáo viên nhưng một giáo viên vừa đi học thêm chuyên môn Phòng học chưa đủ diện tích nên môi trường cho trẻ làm quen chưa được thoải mái Một số ít phụ huynh đời sống còn khó khăn nên việc quan tâm học hành của con em còn hạn chế Các phương tiện đèn chiếu còn chưa đáp ứng được yêu cầu Từ đó, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy và học tập của trẻ Người thực hiện: Ngô Thị Huân Sáng kiến cải tiến kỹ thuật tranh....Vì thế tôi luôn sưu tầm các loại sách báo, tạp chí, chuyện cổ tích, chuyện kể, sách hoạ mi để lôi cuốn trẻ tham gia vào góc chơi. Không những tạo môi trường trong lớp mà môi trường ở bên ngoài cũng không kém phần quan trọng. Tôi tạo môi trường về chuyện ở phía ngoài như: treo các bức tranh, cắt dán các nhân vật, con vật có ở trong câu chuyện đã học, sắp học để lôi cuốn sự chú ý của phụ huynh. Tôi còn tuyên truyền ở góc những điều cha mẹ cần biết về những câu chuyện đã học, sắp học để phụ huynh biết và dạy thêm cho trẻ ở nhà. 2. Làm quen mọi lúc mọi nơi Đối với giờ đón và giờ trả trẻ tôi thường tiếp cận riêng với những trẻ yếu, trẻ nhút nhát, luyện thêm cho trẻ những câu chuyện mà trẻ chưa hiểu. Ví dụ: Trẻ quên các nhân vật trong các câu chuyện cô có thể kể một đoạn chuyện có tên của nhân vật đó, sau đó gợi hỏi lại trẻ hoặc cho trẻ xem tranh, cô đố trẻ bức tranh kể về chuyện gì? Đây là ai?.. Không những thế tôi còn lôi cuốn những trẻ yếu, trẻ nhút nhát vào hoạt động ở góc học tập hướng cho trẻ ghép tranh các nhân vật trong câu chuyện đã học và hỏi trẻ tranh vẽ ai? Trong chuyện gì? Ngoài ra còn gợi cho những trẻ có năng khiếu phát huy hết khả năng của trẻ trong cách kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại, cử chỉ điệu bộ.. Đối với hoạt động chiều tôi thường cho trẻ làm quen với bài sắp học bằng cách cô giới thiệu và kể cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen các nhân vật qua tranh, hiểu nội dung câu chuỵện, biết ngôn ngữ, giọng kể của từng nhân vật, con vật. Khi trẻ hiểu rồi tôi có thể tập cho trẻ đóng kịch theo nội dung câu chuyện phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ khi đóng kịch. Với hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ làm quen hoặc ôn các câu chuyện đã học, sắp học. Bên cạnh việc làm quen mọi lúc mọi nơi thì giáo viên còn phải lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác. 3. Xác định ngữ điệu giọng kể Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo tiếp nhận tác phẩm văn học qua khâu trung gian là giáo viên ở trường, phụ huynh ở nhà. Tác phẩm văn học là một văn bản nghệ thuật ngôn từ, một công trình nghệ thuật nên cảm thụ văn học ở trẻ còn rất nhiều khó khăn. Người thực hiện: Ngô Thị Huân Sáng kiến cải tiến kỹ thuật Đối với những trẻ yếu giáo viên thường xuyên gặp gỡ phụ huynh vào những lúc đón và trả trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập ở lớp của con mình để có hướng bồi dưỡng cho trtẻ thêm ở nhà. Đối với những trẻ có năng khiếu giáo viên kết hợp với phụ huynh phát huy hết năng lực của trẻ về lĩnh vực này. Với những biện pháp trên khi bước vào tiết học trẻ thực hiện nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. 5. Thực hiện tốt tiết dạy trên lớp. Như chúng ta đã biết hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng trong các loại hình. Nó là một trong những con đường quan trong nhất để giáo dục thế hệ trẻ vào hoạt động học tập trong nhà trường. Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt có nội dung, chương trình, có phương tiện, phương pháp đầy đủ cho giáo viên thực hiện. Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình nhằm nâng cao chất lượng trẻ ngày càng cao thì trước khi thực hiện một tiết dạy truyện cần chuẩn bị tốt các vấn đề sau: + Cho trẻ làm quen chuyện trước ở mọi lúc mọi nơi. + Trên giờ dạy cô cần chuẩn bị giáo án tốt. Chuẩn bị đò dùng cho cô và trẻ hấp dẫn như sa bàn, rối tay, trang phục đóng kịch, một số đồ dùng làm hoạt cảnh. + Cô kể phải lưu loát, trước khi kể phải dùng thủ thuật hấp dẫn để lôi cuốn trẻ vào tiết học Ví dụ: Trong khi kể cô không chỉ kể diễn cảm mà còn kể minh hoạ qua sa bàn, máy chiếu, rối tay phù hợp nội dung Biết lồng ghép trong quá trình trích dẫn, đàm thoại Ví dụ: Chuyện "Quả bầu tiên" Cô trích dẫn: Để biết được chú bé là người như thế nào các cháu cùng lắng nghe nhé "Có một chú bé con nhà nghèo.... mùa xuân ấm áp én lại về đây với anh" Đàm thoại: Cậu bé là người như thế nào? Cứ thế cô trích một đoạn rồi đàm thoại khai thác hết nội dung câu chuyện. Tuỳ theo khả năng của trẻ để cô đặt câu hỏi cho phù hợp. Nếu trẻ chậm cô đặt Người thực hiện: Ngô Thị Huân Sáng kiến cải tiến kỹ thuật Để đạt được kết quả trên bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Giáo viên đã biết tạo môi trường phong phú hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Biết chuẩn bị tốt mọi điều kiện, phương tiện giúp tiết học sinh động, lô gíc. Có nghệ thuật thu hút trẻ đó là: tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái trước và trong giờ học, các phần chuyển tiếp phải linh hoạt sáng tạo, biết lồng ghép các lĩnh vực khác vào tiết học, tác phong của giáo viên phải nhẹ nhàng phù hợp với trẻ. Phải biết cung cấp cho trẻ vốn từ chính xác, có tình cảm trong sáng, gây ấn tượng đẹp trong tâm trí trẻ. Để tổ chức tốt một tiết học giáo viên phải cho trẻ làm quen ở mọi lúc mọi nơi, biết lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác ở trong ngày. Biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc tạo môi trường, ôn luyện kiến thức ở nhà cho trẻ. Ngoài ra giáo viên không ngừng học tập, nghiên cứu, tiếp cận nhanh với chương trình giáo dục mầm non mới trong giai đoạn hiện nay. Người thực hiện: Ngô Thị Huân
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_nang_cao_chat_luong_cho.doc