Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng lớp học thân thiện

doc 6 trang skquanly 16/04/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng lớp học thân thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng lớp học thân thiện

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng lớp học thân thiện
 Kinh nghiệm xây dựng lớp học thân thiện
 GV: Tạ Thị Thùy Phương - MN 15 Q4
 “Trường học thân thiện”
 Đó là câu khẩu hiệu mà ngành giáo dục chúng ta những năm gần đây 
rất quan tâm và hướng đến. Ở trong môi trường đó, trẻ không những được 
tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách cứng ngắt, khuôn mẫu mà ở đó trẻ tiếp 
thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình, điều 
đó góp phần giúp trẻ hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong 
giáo dục. 
 Điều cần thiết đối với những người làm công tác giáo dục như chúng ta là: 
Làm thế nào để xây dựng được một trường học thân thiện?
 Theo tôi hiểu, muốn có một trường học thân thiện phải có sự phối kết 
hợp đồng bộ giữa ba yếu tố: môi trường tâm lý xã hội – môi trường vật chất 
– môi trường thiên nhiên .
 Nếu được học trong một môi trường vật chất đầy đủ với phòng ốc phù 
hợp, thoáng mát, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đa dạng phục vụ tốt cho 
nhu cầu của trẻ sẽ là điều kiện thuận lợi để trẻ nắm bắt tri thức thuận lợi và 
hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, được học trong một môi trường thiên nhiên tốt 
cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, trẻ được đến gần với thiên nhiên hơn 
và từ đó cũng phát triển được ở trẻ năng lực cảm thụ thẫm mỹ hơn để hướng 
đến cái đẹp cho bản thân và cái đẹp cho cuộc sống của trẻ sau này. Và yếu 
tố quan trọng nhất không thể thiếu trong việc xây dựng một trường học thân 
thiện đó là trẻ phải được học trong một môi trường tâm lý xã hội tốt, ở đó 
không những có cô, có bạn mà có cả những mối quan hệ, giao lưu gần gũi 
mà thân mật 
 Là một giáo viên đứng lớp, để cùng với nhà trường xây dựng môi 
trường thân thiện, bản thân tôi luôn tìm hiểu và luôn tìm mọi cách để trẻ của 
tôi “ Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui!”.
 Sang đến năm thứ hai thực hiện khẩu hiệu xây dựng “Môi trường thân 
thiện”, bản thân tôi đã đút kết được một số kinh nghiệm đáng quý. Đó là:
 + Luôn bên cạnh trẻ: vỗ về, động viên, an ủi trẻ
 + Phải luôn gần gũi, yêu thương, giữ lời hứa với trẻ
 + Luôn lắng nghe trẻ, trao đổi cùng phụ huynh để hiểu trẻ
 + Thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của trẻ
 + Không trách mắng, đánh trẻ.
 Và còn rất nhiều kinh nghiệm nữa nhưng đối với tôi, yếu tố đầu tiên 
mà cũng là yếu tố quan trọng nhất giúp tôi dễ dàng thành công chính là ở 
“Đôi bàn tay cô giáo”. 
 “ Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
 Bởi yêu nghề nên quý các em thơ”
 Tất cả tấm lòng, sự yêu thương, quan tâm, mong mỏi tôi dành cho 
các bé đều thể hiện ra từ chính “đôi bàn tay” của mình .
 Tôi nhớ mãi ngày đầu tiên mẹ đưa tôi đến trường, ở đó cớ sao mẹ 
không ở lại cùng tôi, mọi thứ đều lạ, ai cũng lạ, tôi nhớ mẹ lắm, thế là “Tôi 
đã khóc”. Lúc đó, có ai đó đã đến bên tôi, giọng nói ngọt ngào sao mà giống 
 1 Kinh nghiệm xây dựng lớp học thân thiện
 GV: Tạ Thị Thùy Phương - MN 15 Q4
 Thời gian bé ở bên cô còn nhiều hơn thời gian bên gia đình, bên mẹ. 
Bản thân là giáo viên mầm non, tiếp xúc nhiều với bé, chăm sóc dạy dỗ bé 
nên tôi nghĩ phải làm cho bé cảm nhận được đây chính là người mẹ thứ hai 
của mình, khi bé cần nhu cầu được yêu thương: có cô, khi bé cần nhu cầu 
được che chở: có cô 
 Bàn tay ấy với tất cả tấm chân tình là suối nguồn yêu thương dành cho 
bé. Trong suốt thời gian ở trường, tôi luôn sẵn sàng dang rộng tay mình ôm 
trọn các bé vào lòng thể hiện tình thương yêu, trìu mến tôi dành cho bé, 
những cảm xúc đó truyền qua bé, bé không những cảm nhận được tình 
thương mà còn thể hiện lại những xúc cảm tích cực với tôi. Thực vậy, lâu 
lâu tôi lại thấy bé đang chơi tự nhiên chạy sà vào lòng, ôm tôi nói với tôi 
những gì bé thích, bé phát hiện; có bé bá vai, bá cổ, ôm chân cô có bé chỉ 
cần đến gần bên đợi cô vuốt đầu, nựng má..là bé cảm thấy thỏa mãn chạy đi 
chơi tiếp. 
 Đôi bàn tay ấy có khi là chỗ để bảo bọc, chở che bé trong những tình 
huống nhút nhát, sợ sệt giúp bé cảm thấy an toàn, yên tâm hơn. Tôi còn nhớ, 
vào các dịp lễ hội, chẳng hạn lễ hội trung thu mới đây, đội múa lân vào lớp, 
đa số bé đều thích, nhưng cũng có một số bé chạy đến bên tôi để tìm sự che 
chở, có một số bé rất sợ chạy nhanh lại ôm chặt tôi kêu “Cô Phương ơi! cô 
Phương ơi!...” Khi đó, chỉ cần một vòng tay ôm bé cùng với lời động viên 
là các bé cảm thấy yên tâm ngay.
 Giỏi nè, cô thương con lắm đấy !
 Các bé đến trường mầm non rất cần cảm giác thoải mái, an toàn và an 
tâm, nhưng các bé lớn dần lên, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin thì không thể 
thiếu “bàn tay chăm sóc” của cô . Nhu cầu được chăm sóc 
 3 Kinh nghiệm xây dựng lớp học thân thiện
 GV: Tạ Thị Thùy Phương - MN 15 Q4
 Cố lên ! Con đi lên cầu thang giỏi lắm ! 
 Cô giúp con nhé !
 5

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_than_thie.doc