Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm về đổi mới công tác quản lý ở trường THPT Tam Giang

docx 10 trang skquanly 26/04/2025 350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm về đổi mới công tác quản lý ở trường THPT Tam Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm về đổi mới công tác quản lý ở trường THPT Tam Giang

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm về đổi mới công tác quản lý ở trường THPT Tam Giang
 MỤC LỤC Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Phạm vi đề tài 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Thực trạng về công tác quản lý 3
2. Giải pháp thực hiện nhằm đổi mới công tác quản lý trong nhà 3
trường 
2.1. Đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) bắt đầu từ cấp nào? 3
2.2. Đổi mới QLGD như thế nào? 4
2.2.1. Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý 4
2.2.2. Quản lý theo chuẩn 4
2.2.3. Thực hiện qui chế công khai 5
2.2.4. Chú trọng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 5
2.2.5. Về đổi mới kiểm tra, đánh giá 7
2.2.6. Chia sẻ quyền lực 8
2.2.7. Đổi mới công tác thi đua 8
2.2.8. Bồi dưỡng công tác quản lý 8
2.2.9. Chỉ đạo bằng văn bản, thông tin, thông báo 9
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 9
1. Kết quả 9
2. Kiến nghị 10
 của ngành, cũng như kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể nêu một số nhược điểm 
về công tác quản lý trong nhà trường như sau:
 - Do có nhiều kinh nghiệm trong nhiều năm làm công tác quản lý cũng như 
công việc được lặp đi lặp lại nên có cán bộ quản lý (CBQL) thường không thực 
hiện đầy đủ các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, 
đánh giá.
 - Công việc của hiệu trưởng phụ thuộc nhiều vào sự "nhắc nhở” của Sở như 
làm báo cáo, sơ kết, tổng kết, công khai,tức là thiếu sự chủ động, sáng tạo.
 - Có sự khoán trắng cho các bộ phận giúp việc hoặc hiệu trưởng ôm hầu hết 
các công việc. Dù ở thái cực nào cũng không phù hợp với sự phân công trong nhà 
trường cũng như không mang lại hiệu quả.
 - Hoạt động trong nhà trường hầu như chỉ chịu trách nhiệm trước cơ quan 
chủ quản mà thiếu sự giám sát của xã hội, của người học, từ đó sinh ra chủ quan 
trong thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả.
 - Công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động trong nhà trường lại càng chủ 
quan khi chỉ dựa vào những con số thống kê về tỷ lệ tốt nghiệp, xếp loại 2 mặt 
giáo dục, số giải HSG,
II. Giải pháp thực hiện nhằm đổi mới công tác quản lý trong nhà trường:
1. Đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) bắt đầu từ cấp nào?
 Nếu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là chuyển vị trí trung tâm từ 
người dạy sang người học thì cơ sở giáo dục là vị trí trung tâm trong tiến trình 
đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới QLGD nói riêng. Vì:
 - Cơ sở giáo dục là nơi thực hiện cam kết về chất lượng giáo dục với xã 
hội, chịu sự giám sát, đánh giá của người học, của các thành viên cơ sở giáo dục 
và của xã hội.
 - Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào 4 yếu tố: đội ngũ, cơ sở vật chất, đầu 
vào và công tác quản lý, trong đó công tác quản lý giữ vai trò quan trọng. Trong 
điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất, đầu vào như nhau, nơi đâu quản lý tốt thì nơi 
đó có chất lượng tốt hơn. 
2. Đổi mới QLGD như thế nào?
 2.1. Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý: Quản lý nhà trường là 
quản lý theo mục tiêu chất lượng, tức là phải làm cho chương trình, nội dung, 2.4. Chú trọng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học 
bao gồm phương pháp giảng dạy (của giáo viên) và phương pháp học tập (của 
học sinh) đều lấy học sinh làm trung tâm.
 Nhà trường cần có nhiều hình thức bồi dưỡng về đổi mới phương pháp 
giảng dạy cho GV thông qua hội thảo chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn ở cụm, 
ở trường, và đặc biệt là việc chuẩn bị lên lớp như soạn giáo án. Việc soạn giáo 
án là nhân tố đầu tiên có vai trò quan trọng đối với hiệu quả giờ học. Giáo án bao 
gồm không chỉ nội dung, phương pháp giảng dạy mà cả cách thức tổ chức hoạt 
động của giáo viên và học sinh, làm sao cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, 
hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn, bày tỏ ý kiến của mình 
nhiều hơn (thể hiện vai trò trung tâm của học sinh).
 Theo tôi, một bài giảng đổi mới có 2 đặc điểm:
Một là: Mọi học sinh đều tham gia học tập thông qua các hoạt động (học sinh là 
trung tâm).
 Hai là: Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản (hiệu quả của tiết dạy).
Với đặc điểm đó, tôi đề xuất mẫu thiết kế bài giảng như sau:
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần đạt được
Nêu các hoạt động của GV (nêu câu hỏi,Những kiến thức, kỹ năng chuẩn cần đạt, 
hướng dẫn HS làm việc,...), của HS (trả được khám phá thông qua các hoạt động 
lời, nghiên cứu SGK, làm việc nhóm, làmtrên 
việc trên bảng, thí nghiệm, làm báo cáo 
nhỏ...
Sử dụng hiệu quả các nhóm phương pháp (dùng lời, trực quan, thực hành) phù 
hợp với đối tượng, nội dung bài học; bồi dưỡng tình cảm hứng thú, tinh thần chủ 
động, thái độ tích cực trong học tập của HS; hướng dẫn HS sử dụng hợp lí SGK 
ở nhà cũng như trên lớp, kiên quyết khắc phục tình trạng dạy học theo lối đọc-
chép. Nhà trường nên điều hành hoạt động dạy học theo hướng nâng cao vai trò 
chủ động của người học, ví dụ như tăng cường dạy học tại phòng bộ môn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ đổi mới PPDH. Khai thác 
tối đa hiệu quả các phòng học bộ môn, thực hiện đầy đủ các tiết thực hành, phát 
huy tính tích cực của HS trong việc khám phá tri thức mới, củng cố kiến thức đã 
học.
Củng cố nề nếp hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; nội dung sinh hoạt cần tập 
trung trao đổi giáo án, thiết kế bài dạy, tìm hiểu những vấn đề khó, trao đổi các 
tình huống dạy học theo hướng đổi mới PPDH, rút kinh nghiệm tiết dạy,...Việc tổ trưởng bộ môn cũng thực hiện công tác quản lý tổ với đầy đủ các chức năng 
quản lý.
Trong QLGD cần tránh đi sâu vào công tác hành chính, sự vụ, càng không nhằm 
quản lý con người mà quan trọng là quản lý công việc, quản lý kế hoạch (trường, 
tổ). Chỉ có quản lý công việc thì người làm việc mới tự chủ, sáng tạo và mang lại 
hiệu quả thực sự, còn quản lý con người thì họ sẽ làm việc chỉ với mục đích đối 
phó.
2.6. Đổi mới công tác thi đua: Sở và trường cần đổi mới công tác thi đua, đảm 
bảo tính khoa học, công bằng, công khai từ khâu xây dựng các tiêu chí, triển khai 
thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá. Kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, hình 
thức. Gắn liền việc khen và thưởng một cách hợp lý và xứng đáng, sao cho phong 
trào thi đua thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi người đoàn kết, 
cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.7. Bồi dưỡng công tác quản lý cho một số vị trí chủ chốt trong nhà trường như 
phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn nhằm có một tập thể 
đủ hiểu biết, đủ mạnh, đủ bản lĩnh để thực hiện đổi mới công tác QLGD trong 
trường, từ đó sẽ tác động làm chuyển biến chất lượng giáo dục.
2.8. Chỉ đạo bằng văn bản, thông tin, thông báo: Tránh hội họp nhiều, phải có 
kế hoạch cho các cuộc họp trong tháng. Tăng cường chỉ đạo bằng văn bản, thông 
tin, thông báo, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tạo cơ sở pháp lý nhằm ràng 
buộc trách nhiệm đối với các thành viên trong hội đồng, mà trước hết là các tổ 
trưởng.
 KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết quả: 
 Qua 3 năm thực hiện, chưa thể mang lại một kết quả cụ thể, mang tính định 
lượng nhưng trên góc độ Hiệu trưởng tôi có thể bước đầu đánh giá được những 
thay đổi mang tính tích cực trong nhà trường như sau:
 Thứ nhất, hoạt động của nhà trường, Hiệu trưởng và giáo viên được định 
hướng rõ ràng, xác định được lộ trình phấn đấu trước mắt cũng như lâu dài (ví 
dụ, sau khi thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, tất cả giáo viên đều 
nêu chỉ tiêu phấn đấu, đến hết năm học 2013 – 2014, 100% đạt chuẩn loại khá trở 
lên; đó cũng chính là chỉ tiêu phấn đấu của trường trong quá trình xây dựng trường ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
 SKKN CẤP TRƯỜNG
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................ 
 Phong Điền, ngày  tháng 4 năm 2014
 TM/HĐTĐKT
 Chủ tịch

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ve_doi_moi_cong_tac_quan_l.docx