Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy

Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lí do chọn đề tài 2 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài I.3. Đối tượng nghiên cứu I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu I.5. Phương pháp nghiên cứu II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận II.2.Thực trạng a. Thuận lợi- khó khăn b. Thành công- hạn chế c. Mặt mạnh- mặt yếu d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra II.3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu III. Phần kết luận, kiến nghị III.1. Kết luận III.2.Kiến nghị Tài liệu tham khảo Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy 1 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc Thăm dò phản ứng từ học sinh sau các tiết học bằng GAĐT, đánh giá chất lượng tiết học để nắm được chất lượng thực tế. Tham gia các buổi tập huấn, chuyên đề về thiết kế giáo án điện tử bằng Letture Maker để học hỏi kinh nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học đang được toàn ngành giáo dục quan tâm và đã trở thành một phong trào sôi nổi. Nó chính là cơ sở và nguồn động lực mạnh mẽ để thúc đẩy việc tìm hiểu về các phần mềm thiết kế giáo án, bài giảng điện tử. Trong đó Letture maker được khuyến khích và ưu tiên sử dụng vì nó là phần mềm soạn thảo bài giảng đa phương tiện tương thích với chuẩn SCOM để tạo bài giảng E-Learning cho các hệ thống học tập trực tuyến, góp phần xây dựng xã hội học tập. Đặc biệt khi khảo sát thực tế, đa số học sinh cảm thấy có hứng thú và học tập tích cực hơn trong các tiết học có sử dụng giáo án điện tử. Đó là lí do quan trọng nhất khuyến khích giáo viên tìm hiểu và đầu tư dạy học với các phần mềm hỗ trợ giảng dạy. Các tài liệu hướng dẫn soạn giáo án trên Letture Maker và các kiến thức có được sau các đợt tập huấn của ngành cũng là cơ sở không thể thiếu để hoàn thành đề tài. II.2. Thực trạng a) Thuận lợi, khó khăn Việc sử dụng hệ thống máy chiếu phục vụ giảng dạy, mạng Internet được tương đối phổ biến là một điều kiện rất thuận lợi để giáo viên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Letture Maker là một phần mềm mới được cập nhật và đang được ưu tiên sử dụng rộng rãi nên việc tìm kiếm các tài liệu liên quan rất phong phú, đa dạng và cụ thể, nếu gõ “Phần mền soạn giáo án Letture Maker” trên Google sẽ có khoảng 45.000 kết quả (0,40 giây). Việc tham gia các chuyên đề cấp trường về việc hướng dẫn soạn giáo án bằng phần mềm Letture Maker, trao đổi cùng các đồng nghiệp cũng giúp tôi tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên ở phần mềm này, các hiệu ứng sử dụng chưa đa dạng cũng gây khó khăn cho việc thiết kế các trò chơi cũng như việc đa dạng hóa các hình thức dạy trong một tiết học ở tiểu học. Việc soạn giáo án điện tử thường mất nhiều thời gian, đồng thời đòi hỏi giáo viên cần có một lượng kiến thức nhất định về công nghệ thông tin, do đó đòi hỏi phải tự trau dồi, học hỏi và có một niềm đam mê nhất định với lĩnh vực này. b) Thành công, hạn chế Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy 3 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc Bởi lẽ, Letture Maker không phải là một phần mềm quá mới mẻ, hơn nữa tài liệu hướng dẫn sử dụng LM có rất nhiều, không chỉ trong các đợt tập huấn chuyên môn mà Internet cũng cung cấp một cách vô cùng phong phú. Các thầy cô có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín trên Internet như: tailieu.vn, violet.vn, Trungcapdaklak.edu.vn,... đều có các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Letture Maker. Trong các tài liệu này, chúng ta sẽ được hướng dẫn tương đối chi tiết cụ thể các thao tác cần thiết để soạn một giáo án điện tử, như: - Cách thiết kế bố cục trình bày đồng nhất cho bài giảng - Cách đưa nội dung đã có trên Powerpoint, web,... vào bài giảng - Cách đưa nội dung vào bài giảng bằng các công cụ soạn thảo - Cách đưa câu hỏi tương tác vào bài giảng - Cách đưa video minh họa vào bài giảng - Cách thực hiện đồng bộ nội dung bài giảng với video - Các cách kết xuất bài giảng Tuy nhiên trong thực tế, khi soạn bài, còn phát sinh rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết mà các tài liêu chưa đưa ra. Bởi mặc dù có nhiều ưu điểm song phần mềm letture maker lại có rất ít các hiệu ứng do đó người soạn sẽ gặp phải không ít khó khăn như: Làm cách nào để các hiệu ứng trong một slide không lần lượt chạy ra cùng một lúc? Làm cách nào để thiết kế một bài giảng ít slide nhất nhưng vẫn đảm bảo nội dung bài ? Làm cách nào để tạo liên tiếp các hiệu ứng trong một slide mà khi hiệu ứng sau xuất hiện không thì còn hiệu ứng phía trước? Có thể thiết lập chế độ chạy tự động trong letture maker được không? Làm thế nào để thiết kế được các trò chơi trong letture maker? Cách tạo menu cho một bài giảng như thế nào? Đó là những câu hỏi mà tôi đã phải tự đặt ra cho mình khi bắt đầu soạn giáo án với letture maker. Qua nhiều nguồn thông tin khác nhau khác nhau như mạng internet, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp, các tích lũy thực tế của bản thân, tôi đã lần lượt trả lời cho mình từng câu hỏi đó. Và đó cũng chính là những lưu ý rất hữu ích cho mọi người mà tôi sẽ trình bày trong đề tài. II. 3. Giải pháp, biện pháp a) Mục tiêu Nhằm nâng cao kiến thức tin học cho bản thân Tổng hợp và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong việc thiết kế giáo án điện tử với bạn bè đồng nghiệp. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp dạy học mới. b) Nội dung và cách thưc hiện các giải pháp, biện pháp Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy 5 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc Hiện nay tư liệu minh họa cho nội dung của các bài học có rất nhiều trên Internet. Trên Google chúng ta chỉ cần gõ các từ khóa thích hợp là sẽ có hàng loạt những tài liệu liên quan. Đến đây chỉ cần lưu ý một chút chúng ta sẽ lựa chọn và lấy về được tài liệu phù hợp. Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải luyện cho mình kĩ năng sử dụng máy tính, tìm và tải tài liệu. Đồng thời cũng cần chú ý đến tính đồng nhất, tính thẩm mĩ, khoa học của các tài liệu. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tận dụng những giáo án điện tử đã soạn sẵn trên phần mềm Power Point để đưa vào giáo án thông qua thao tác Insert / Import Document / PowerPoint. *Giải pháp 5: Một số điểm cần lưu ý trong Letture maker - Lệnh dừng Pause Lệnh dừng pause là một chức năng có vai trò quan trọng trong việc thiết kế giáo án trên phần mềm Letture Maker. Bởi lẽ trong Letture Maker, các hiệu ứng nếu không có lệnh dừng sẽ chạy ra lần lượt cùng một lúc. Lệnh pause được sử dụng sau mỗi hiệu ứng mà ta muốn dừng việc chạy tự động. Ví dụ: Để tạo một lệnh dừng chúng ta nhấp chuột vào Control Pause, xuất hiện cửa sổ Pause-Pen: Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy 7 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc Lúc này xuất hiện một hộp thoại Hide Object. Trong ô Hide Name ta đặt tên cho câu hỏi, ví dụ ở trên tôi đặt là hoi1. Tiếp theo ta tạo một button lệnh để điều khiển textbox hoi1 xuất hiện khi trình chiếu. Các bước làm như sau: Trên thanh menu, ta chọn Insert Button General Button Trên màn hình xuất hiện một dấu + ta rê dấu cộng vẽ thành một nút lênh trên màn hình, kích chuột phái vào nút lệnh này, chọn Object property Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy 9 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc Khi kích vào nút lệnh H1 màn hình sẽ xuất hiện: Muốn hiện câu trả lời, ta kích vào nút TL1, màn hình sẽ xuất hiện: Lưu ý để câu trả lời che khuất phần câu hỏi, khi viết câu trả lời ta cần chọn chế độ home no fill cho texbox trả lời. ❖ Textbox trắng Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy 11 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc thức bài học cho học sinh. Tùy vào mục tiêu và cách tổ chức dạy học của giáo viên mà trò chơi có thể ở đầu, giữa hoặc cuối tiết học, tuy nhiên hầu hết các tiết học đều nên tổ chức các trò chơi. Trong phần mềm letter maker, không có nhiều dạng trò chơi như trong violet, Power Point nhưng dựa vào các hiệu ứng và các phần ứng dụng của nó, chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế được các trò chơi phù hợp. Ví dụ: - Trò chơi Rung chuông vàng + Luật chơi: Giáo viên đưa ra câu hỏi trên màn hình, học sinh viết các câu trả lời vào bảng con trong một khoảng thời gian ngắn (5 đến 20 giây). + Cách thiết kế trò chơi: dựa vào phần câu hỏi tương tác, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi dạng trắc nghiệm hoặc trả lời nhanh theo chủ đề của trò chơi. - Trò chơi Ô số bí mật : Trò chơi này tôi thường dùng để củng cố bài học + Luật chơi: GV đưa ra một bảng gồm nhiều ô số, trong mỗi ô số là một câu hỏi, nhiệm vụ của người chơi là lựa chọn ô số và trả lời câu hỏi mà ô số đó mở ra. Mỗi câu trả lời đúng thì ô số sẽ mất đi để lộ một phần của đáp án. Nếu lần lượt trả lời được hết các ô số, người chơi sẽ thấy được đáp án cuối cùng. + Cách thiết kế trò chơi: Dùng hiệu ứng Hide Object • Dùng chức năng Paint của máy tính cắt phần đáp án cuối bài cần trình chiếu thành 4 phần bằng nhau. Sau đó ghép chúng lại thành một đáp án như ban đầu, đặt tên lần lượt là: trả lời 1, trả lời 2, trả lời 3,trả lời 4. • Lập 4 textbox ghi câu hỏi cần giải đáp, độ rộng của mỗi textbox bằng với nội dung mỗi phần của đáp án. Đặt tên lần lượt cho các textbox là Hỏi 1, hỏi 2, hỏi 3, hỏi 4. Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy 13 Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc Trong trò chơi này học sinh có thể lựa chọn các ô số bất kì không cần chú ý đến trình tự câu hỏi. Để trò chơi thêm hấp dẫn thì ta có thể chèn thêm âm thanh mỗi khi học sinh lật được một ô số. ❖ Thiết kế menu cho bài soạn Trong phần mềm Letture maker có thể thiết kế menu cho các bài giảng. Nhờ có menu khi trình chiếu ta có thể lựa chọn một slide bất kì nào mà mình muốn. Có nhiều giáo viên thường chọn cách thiết kế bài soạn với các slide tự do, cách này giúp ta có thể đưa tùy thích các kiểu giao diện mình mong muốn một cách phong phú. Tuy nhiên khi giảng dạy, việc thiết kế menu giúp giáo viên có thể chủ động hơn trong khi thực hiện các bước dạy của mình Để có thể tạo menu cho bài soạn thì ta cần soạn theo kiểu thiết kế kịch bản trước trong Slide Master để quản lí nội dung bài giảng bởi Slide Master và đảm bảo tính toàn vẹn cho bài soạn. Đặc biệt cần kiểm tra kĩ các liên kết giữa Menu và Slide trước khi đóng gói. *Giải pháp 6: Sử dụng thêm các phần mềm hỗ trợ khi thiết kế giáo án Khi thiết kế giáo án bằng phần mềm Letter maker, chúng ta có thể sử dụng chức năng thu âm trực tiếp Insert/ record sound cho mỗi slide. Tuy nhiên để chất lượng âm thanh đảm bảo hơn cũng như để chỉnh sửa, cắt ghép âm thanh dễ dàng hơn tôi thường sử dụng các phần mềm hỗ trợ như phần mềm thu âm, cắt video, quay phim, ... Một lưu ý quan trọng trong Letture Maker đó là các bài soạn chỉ chạy trên những máy tính có cài đặt phần mềm hoặc chạy khi đã đóng gói với đuôi exe. c) Điều kiện để thực hiện: Giáo án điện tử là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học, giúp giờ học sinh động, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên nó đòi hỏi người giáo viên ngoài những hiểu biết chuyên môn phải trau dồi cho mình thêm những kiến thức về tin học cơ bản nhất như: - Những kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính - Những kiến thức cơ bản về phần mềm thiết kế giáo án Letter maker - Kĩ năng tìm kiếm, lựa chọn, chắt lọc thông tin. - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt ghép file âm thanh, video, đơn giản. - Có thể sử dụng microphone, máy quay phim nhỏ, Mặc dù không phải giáo án điện tử nào cũng bắt buộc phải sử dụng đến tất cả những kĩ năng trên nhưng chúng thực sự có ích và là trợ thủ đắc lực để giáo viên có thể thiết kế được một giáo án hấp dẫn, hiệu quả. d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để thiết kế được một giáo án điện tử hoàn chỉnh, có chất lượng đòi hỏi người giáo viên phải nắm Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy 15
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ung_dung_phan_mem_letture.doc