Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học

docx 15 trang skquanly 19/07/2024 1350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
2. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Giáo dục là nền móng của sự phát triển khoa học – kỹ thuật, giáo dục mang lại sự phát 
triển cho nền kinh tế quốc dân, nền văn minh của đất nước. Với mục tiêu giáo dục của 
Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo 
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu 
cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá 
và hội nhập quốc tế.
Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, nhu 
cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh được xác 
định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị trường học, mỗi cấp học.
Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học 
“nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu 
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học 
trung học cở sở.”(Luật Giáo dục)
Đặc điểm lao động sư phạm của Bậc Tiểu học, thông thường mỗi giáo viên là một giáo 
viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp thường dạy hầu hết các môn học ở Tiểu học, 
có rất nhiều thời gian trên lớp mình, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức dạy học, giáo dục và 
tổ chức, hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động giáo dục của lớp mình chủ nhiệm. Vì vậy 
giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành 
và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là 
người có năng lực, kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ chức tốt công tác dạy học và 
giáo dục học sinh của một lớp.
Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh, đòi hỏi người giáo viên chủ 
nhiệm Bậc Tiểu học phải là một “Người thầy tổng thể” là người thầy mẫu mực, tấm 
gương đạo đức tự học và sáng tạo, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên giảng dạy và làm công tác chủ 
nhiệm lớp nhiều năm, với sự trăn trở, mong muốn, cần phải làm gì để thực hiện có hiệu 
quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục? Quá trình dạy học và giáo dục sẽ mang lại điều gì 
cho trẻ, đúc rút được kinh nghiệm gì, có sáng kiến gì góp phần vào cải tiến phương pháp 
dạy học và giáo dục? Với lòng yêu nghề mến trẻ, tinh thần hăng say học tập, rèn luyện, 
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao 
hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh ở trường Tiểu học, tôi quyết định lựa chọn và 
nghiên cứu sáng kiến “Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn 
diện cho học sinh Tiểu học ”.
1. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2. Mục tiêu
– Thấy được tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học, từ đó tìm hiểu các 
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục toàn diện học sinh ở trường Tiểu 
học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Học sinh Tiểu học có thể tiếp nhận mọi điều được giáo dục từ thầy cô, gia đình và ngoài 
xã hội. Gia đình là nơi các em sinh ra và lớn lên từ nhỏ, thời gian các em sinh hoạt cùng 
gia đình chiếm nhiều hơn thời gian ở trường, mọi điều ở gia đình có ảnh hưởng, tác động 
lớn đối với các em. Vì vậy bố mẹ, các thành viên trong gia đình cần biết quan tâm, cần có 
phương pháp giáo dục phù hợp nhằm góp phần giáo dục toàn diện các em.
Xã hội, địa phương có tác động lớn đối với sự phát triển của giáo dục, có ảnh hưởng đến 
nhiệm vụ, quyền lợi của học sinh. Xã hội, địa phương có điều kiện và trách nhiệm làm 
thay đổi bộ mặt giáo dục tại địa phương đó.
1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2. Thuận lợi – khó khăn
3. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học nói chung đã 
được chú trọng. Trường tôi cũng như các trường học khác trong huyện đã tổ chức, sắp 
xếp, phân công công tác giáo viên chủ nhiệm đầu năm học, chú trọng đến những giáo 
viên trẻ, nhiệt huyết, giáo viên có năng lực và giàu kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm 
lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường đã kết hợp tốt với các bộ phận khác trong nhà trường nhằm chỉ 
đạo, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên.
Một số phụ huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là 
giáo dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của con em mình. Họ đã có 
ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết hợp với nhà 
trường để giáo dục học sinh. Đây là điều rất cần thiết góp phần quyết định thành công của 
giáo viên chủ nhiệm, của người thầy và của nhà trường.
1. Khó khăn
Trong thực tế vẫn còn tình trạng nhận thức chưa đúng đắn, chưa phù hợp trong việc, coi 
nhẹ công tác chủ nhiệm lớp, chưa tập trung rèn luyện, đổi mới phương pháp, kĩ năng 
trong công tác chủ nhiệm lớp.
Không ít giáo viên hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho 
tốt, cho giỏi, còn việc giáo dục, rèn luyện học sinh thì chưa quan tâm nhiều. Trong khi đó 
mục tiêu giáo dục của nước ta không chỉ giáo dục con người có tri thức mà còn cần đào 
tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức 
khoẻ, thẩm mỹ, và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển 
đất nước trong thời kì Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Cha mẹ, gia đình học sinh phần lớn cũng tham gia thường xuyên vào việc giáo dục các 
em ở nhà. Tuy vậy, họ là người không được đào tạo nghề dạy học nên họ không đủ 
phương pháp, kĩ năng hoặc không có phương pháp và kĩ năng phù hợp trong việc giáo 
dục trẻ nên việc giáo dục con cái gặp rất nhiều khó khăn.
Một số phụ huynh học sinh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn ,đi làm ăn xa hoặc gia 
đình không hạnh phúc,  nên chưa quan tâm đến việc học của con em ở nhà cũng như ở – Trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên chưa thường xuyên chú ý 
phân loại các đối tượng.
– Trong quá trình chủ nhiệm lớp, giáo viên chưa quan tâm nhiều đến điều kiện gia đình 
của từng em.
– Các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội chưa được 
chú trọng đúng mức nhằm phát huy tính hiệu quả của nó trong việc nâng cao chất lượng 
học tập.
1. Về phía học sinh
– Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học.
– Chưa năm được phương pháp học tập và mất căn bản kiến thức ở lớp dưới.
– Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, còn khoán trắng cho nhà 
trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập.
Bên cạnh đó các trò chơi vô bổ như: điện tửcũng như những phim ảnh không lành 
mạnh, đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không ít đến việc học tập của các em.
– Chất lượng học sinh trong lớp không đồng đều.
 5. Phân tích , đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các 
biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học 
sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ 
ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát 
cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong 
phiếu:
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1. Họ và Tên:..
2. Là con thứtrong gia đình.
3. 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)
4. Kết quả học tập năm lớp 4: 
5. Môn học yêu thích:
6. Môn học còn gặp khó khăn:
7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)
8. Những người bạn thân nhất trong lớp:
9. Sở thích:
10. Địa chỉ gia đình: Số nhà. ..thôn
Số điện thoại của gia đình: Tôi luôn quan tâm gần gũi động viên để các em cố gắng học tập tốt như phát động phong 
trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”, gặp riêng phụ huynh để bàn bạc 
và khuyên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho com em học tập.
* Đối với những học sinh mồ côi.
– Bản thân tôi luôn gần gũi, chia sẻ cùng các về sự thiếu thốn tình cảm của gia đình. 
Luôn động viên, giúp đỡ các em cả về tinh thần lẫn vật chất chính bằng tình cảm của 
người mẹ “ Thứ hai” của các em để các em được yên tâm học tập.
– Tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ vở, đồ dùng học tập quần áo cũ để các em có 
điều kiện học tập, trang phục phù hợp với các bạn trong lớp.
Ngoài ra để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây dựng các tổ học 
nhóm, đôi bạn cùng tiến, học sinh gỏi kèm học sinh yếu, yêu cầu học sinh cần tập trung 
học việc học tập của mình ở nhà.
Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khoá như: 
“Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học tập của các học 
sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm bớt đi sự căng thẳng.
III. GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
1. Mục tiêu của giải pháp – biện pháp
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.Tổ chức lớp học, hướng dẫn 
học sinh học tập nội quy học sinh, thực hiện 5 nhiệm vụ học sinh Tiểu học, thực hiện tốt 
kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và đạt các chỉ tiêu phấn đầu trong các năm học nhằm 
giáo dục toàn diện cho học sinh. Tìm hiểu nguyện vọng, đề nghị chính đáng của phụ 
huynh học sinh. Điều tra điều kiện học tập của học sinh. Từ đó có biện pháp kết hợp, hợp 
tác, tạo điều kiện nhằm tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện học tập, nguyện vọng, sở thích 
của học sinh, giáo viên có cơ sở, có điều kiện tốt để có định hướng, kế hoạch phân loại 
điều kiện học sinh và có phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp với từng học sinh có 
hiệu quả.
2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
Với thực trạng về các mặt và chất lượng học sinh như trên, giáo viên đã thực hiện áp 
dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh như sau:
Bản thân giáo viên chủ nhiệm là người phải có lập trường tư tưởng vững vàng. Không 
ngừng học tập tu dưỡng đạo đức, chính trị. Luôn luôn học tập, trau dồi chuyên môn 
nghiệp vụ, rèn luyện, đúc rút nhiều kinh nghiệm từ chính bản thân và đồng nghiệp trong 
quá trình công tác. Luôn thực hiện đúng kế hoạch của nhà trường đề ra, quy chế chuyên 
môn. Luôn luôn học hỏi, tìm tòi các phương pháp kĩ thuật dạy học mới, tích cực thực 
hiện đúng mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục học sinh tại lớp 
mình phụ trách và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh của nhà 
trường. Họ tên phụ huynh học sinh: 
1 Đối với giáo viên chủ nhiệm: 
2 Đối với giáo viên dạy thay, chuyên trách : ..
3 Mong muốn, đề nghị khác của phụ huynh (nếu có): 
 2.6. Điều tra điều kiện học tập của học sinh.
Mẫu phiếu:
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH1. Họ và tên học sinh: . 2. Chổ ở hiện nay: 
Thôn .. Xã: 
3. Số điện thoại của gia đình: Di động: .. Nr: 
4. Họ tên cha: , tuổi: .., nghề nghiệp: ..
5. Họ tên mẹ: ..., tuổi: .., nghề nghiệp: 
6. Gia đình có bao nhiêu anh, chị em?..
7. Em là con thứ mấy trong gia đình?.
8. Hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế hiện nay của gia đình em thế nào? 
.
9. Ngoài giờ học em có làm gì để giúp đỡ gia đình không? 
.
10. Ở nhà, em học bài vào những lúc nào? Khoảng bao lâu thời gian? 
..
11. Trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày em có những khó khăn gì không? 
12. Em có nhiều bạn thân không? Bạn ở nhà hay bạn ở trường? Có bao nhiêu bạn? 
.
13. Em có mong muốn, ước mơ gì? 
2.7. Học sinh sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn cho 
học sinh sinh hoạt 15 phút đầu giờ thường xuyên, sinh hoạt lớp hàng tuần có hiệu quả 
nhằm xây dựng tốt nề nếp lớp học, nề nếp đội viên và các kĩ năng cho học sinh.
2.8. Học sinh thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua: Học sinh cần nắm 
được kế hoạch, nội dung, ý nghĩa của các cuộc vận động và phong trào thi đua trong 
trường học bằng cách giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh học tập tại lớp và nắm 
được kế hoạch, nội dung, ý nghĩa của các cuộc vận động, phong trào thi đua, từ đó hướng 
dẫn học sinh tham gia tích cực vào các cuộc vận động và phong trào thi đua đang được 
thực hiện (Tổ chức vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần).

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_n.docx