Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học

doc 14 trang skquanly 18/04/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học
 Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự Trọng
 KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG 
 HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 I. Phần mở đầu
I.1. Lí do chọn đề tài
 Nhân tài có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. 
Bước sang thế kỉ XXI đất nước ta bước vào thời kì đẩy mạnh nhanh sự nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Trong đường lối đổi mới toàn dịên của 
đất nước ta về giáo dục và đào tạo, Đảng ta xác định: “Cùng với khoa học và công 
nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo 
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...” 
 Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, ươm trồng những hạt giống nhân tài cho 
đất nước là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết vì những người tài bao giờ 
cũng là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển. Việc cần phải được tiến 
hành ngay từ bậc học đầu tiên, bậc tiểu học. 
 Đã từ lâu việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm 
của một nhà trường Tiểu học. Trong vài năm gần đây ở trường TH Lý Tự Trọng 
đã có được những thành tích đáng kể trong công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi. Song nhà trường cũng gặp những khó khăn nhất định, kết quả thực sự chưa 
đáp ứng với mục tiêu đề ra. Đây cũng là một lĩnh vực cần được nghiên cứu một 
cách nghiêm túc và đề xuất các biện pháp hữu hiệu, khả thi để đạt kết quả cao 
hơn. Xuất phát từ những vấn đề trên, bản thân tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Chỉ 
đạo tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học” làm đề tài nghiên cứu.
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 - Nghiên cứu lí luận của việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
 - Tìm hiểu thực trạng việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong những năm 
qua ở trường TH Lý Tự Trọng. 
 - Hệ thống hoá và đề xuất các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh năng 
khiếu nhằm nâng cao chất lượng học sinh mũi nhọn của nhà trường.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp quản lí, chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường TH 
Lý Tự Trọng. 
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu việc chỉ 
đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu từ khi tôi được phân công làm 
công tác quản lí ở Trường TH Lý Tự Trọng (từ năm học 2012-2013 đến nay).
I.5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Nghiên cứu các tài liệu, nghị quyết của Đảng.
 Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học 1 Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự Trọng
đồng thời ở mức độ cao, không dưới 75% yêu cầu về từng tiêu chuẩn trong một 
con người.
II.2.Thực trạng
 a. Thuận lợi- khó khăn
 * Thuận lợi:
 Qua nghiên cứu thực tế cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi được 
trường quan tâm ngay từ đầu năm học. Ban giám hiệu đã giao cho giáo viên trực 
tiếp đứng lớp phát hiện và bồi dưỡng. Đội ngũ giáo viên đã đủ về số lượng và 
được đào tạo chuẩn về trình độ chuyên môn. Ban giám hiệu đã biết cách định 
hướng cho giáo viên phát hiện và dạy học sinh giỏi. Kết quả thi học sinh giỏi cấp 
huyện đã đạt kết quả cao hơn.
 *Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi, công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở 
trường tiểu học Lý Tự Trọng còn một số hạn chế:
 - Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu, có tài năng còn 
thiếu cơ sở khoa học nên chưa chính xác và triệt để.
 - Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên chưa có phương pháp tác động cá 
biệt nhằm phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, trí thông minh của học sinh.
 - Chưa có nội dung chương trình chuẩn mực để bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Sự quan tâm, đầu tư của Phụ huynh học sinh còn ít, nhiều phụ huynh đi 
làm ăn xa.
 - Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi còn chưa 
nhiều, chưa động viên được người dạy.
 - Chất lượng và số lượng học sinh giỏi chưa ổn định. 
 b. Thành công- hạn chế
 * Thành công:
 - Sau khi thực hiện đề tài giáo viên đã nâng cao nhận thức về công tác bồi 
dưỡng học sinh giỏi đồng thời biết cách phát hiện và biết xây dựng kế hoạch bồi 
dưỡng học sinh giỏi.
 * Hạn chế:
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn nhiều khó 
khăn.
 - Giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn 
thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc 
quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
 - Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải 
học thêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn 
 Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học 3 Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự Trọng
 - Tổ chức hoạt động dạy học đội tuyển học sinh giỏi.
 - Tổ chức xây dựng, sử dụng, bảo quản CSVC – TBDH phục vụ cho việc bồi 
dưỡng HSG.
 - Huy động cộng đồng tham gia công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Tổ chức thi đua khen thưởng kịp thời xây dựng định mức thi đua khen thưởng 
cụ thể đối với GV và học sinh giỏi. 
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra
 - Về ban giám hiệu các trường: 
 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi không sát với điều kiện thực tế 
của nhà trường. Kế hoạch còn chung chung không cụ thể đến từng người từng 
việc để tập trung nguồn lực bồi dưỡng học sinh giỏi. Công tác tổ chức bồi dưỡng 
học sinh giỏi của các trường chưa thực sự quan tâm. Hầu hết là phó mặc cho giáo 
viên chủ nhiệm lớp. Ban giám hiệu không kiểm tra đánh giá công tác này một 
cách thường xuyên và có biện pháp chỉ đạo kịp thời nâng cao chất lượng học sinh 
giỏi trong từng giai đoạn nhất định, không huy động được các nguồn lực khác 
phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và khuyến khích học sinh tham gia 
đạt giải nên không tạo được động lực cho học sinh tham gia thi học sinh giỏi các 
cấp.
 - Về phía giáo viên: 
 Giáo viên không nắm chắc được nội dung cần tập trung bồi dưỡng cho học 
sinh giỏi của lớp mình. Giảng dạy không sát đối tượng học sinh. Giáo viên còn 
nặng về mặt hồ sơ sổ sách nên không quan tâm đúng mức đến chất lượng học sinh 
của lớp mình. Một bộ phận giáo viên yếu về chuyên môn nghiệp vụ thì không thể 
phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi được mặc dù giáo viên đó vẫn đứng lớp 
giảng dạy hàng ngày. Một số giáo viên không tâm huyết với nghề làm việc chống 
đối không có hiệu quả nên làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung và 
chất lượng học sinh giỏi nói riêng.
 - Về phía học sinh:
 Học sinh của trường TH Lý Tự Trọng chủ yếu là học sinh có cha mẹ làm 
nông nghiệp hoàn cảnh gia đình các em còn găp nhiều khó khăn. Đời sống vật 
chất thiếu thốn, gia đình các em không quan tâm đến việc học của con em mình 
nên chất lượng học tập của học sinh thấp, không đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
 - Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học: 
 Không có phòng học dành riêng cho bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. 
Trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn thiếu thốn. Tài 
liệu để bồi dưỡng cho học sinh không có, hầu hết là do giáo viên tự sưu tầm và tự 
mua để làm tài liệu bồi dưỡng cho học sinh. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi chưa thực sự có kết quả.
II.3. Giải pháp, biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học 5 Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự Trọng
 Vai trò của người giáo viên trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh 
giỏi là hết sức quan trọng. Giáo viên bồi dưỡng phải là một người thầy vừa hồng 
vừa chuyên, hay nói cách khác phải đủ tâm, đủ tầm; phải có ý thức tích cực trau 
dồi, tích lũy chuyên môn, đọc nhiều, hiểu sâu vấn đề mà mình dạy học sinh theo 
phương châm biết mười dạy một. Có thể nói giáo viên bồi dưỡng là một trong 
những yếu tố quan trọng quyết định kết quả bồi dưỡng.
 Việc tuyển chọn và phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi là một 
trong những công việc quan trọng của người quản lý. Trong quá trình tuyển chọn 
và phân công giáo viên bồi dưỡng HS giỏi là cán bộ quản lí phụ trách công tác 
chuyên môn tôi dựa trên tiêu chí: 
 - Có trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cao.
 - Nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, say sưa với nghề, có ý thức kỉ luật cao 
trong chuyên môn.
 - Có kĩ năng, PP truyền thụ nội dung, kiến thức, ham học hỏi, tự bồi dưỡng 
và cầu tiến.
 - Có sức khoẻ, tự tin, giàu kinh nghiệm, có tính sáng tạo trong giảng dạy 
và được công nhận là GVDG ít nhất là cấp trường.
 Ngoài ra để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi luôn quan tâm 
đến công tác phân công lao động sư phạm hợp lý. Căn cứ vào trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ, năng lực của mỗi GV để phân công vào từng khối lớp một cách 
phù hợp theo cách:
 + Phân công chuyên sâu, là cách phân công giáo viên phụ trách cố định 
trong nhiều năm để họ có điều kiện nghiên cứu sâu các nội dung cần bồi dưỡng 
phù hợp với năng lực của mỗi GV.
 + Phân công luân phiên để GV nắm kiến thức xuyên suốt chương trình tiểu 
học.
 + Chỉ nên thay đổi GV khi có lí do chính đáng.
 Bên cạnh đó tôi cũng luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng giáo viên dạy 
học sinh giỏi. Tôi nhận thức được nội dung bồi dưỡng giáo viên gồm: Bồi dưỡng 
tư tưởng, chính trị, đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp; năng lực chuyên môn; kỹ 
năng sư phạm; kiến thức kinh nghiệm thực tế và bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ. 
Trong quá trình làm việc tôi luôn có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, xác định 
rõ từng nội dung bồi dưỡng cho từng giáo viên và thời gian, thời lượng, bồi 
dưỡng. Đồng thời, tham mưu với cấp trên để cử giáo viên đi học các lớp bồi 
dưỡng theo chuyên đề.
 * Tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi
 + Thời gian học:
 Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần được làm thường xuyên, liên tục không nhất 
thiết phải tổ chức riêng lớp, riêng buổi. Trên cơ sở thực tế của trường tôi chỉ đạo 
giáo viên có thể dạy lồng ghép vào trong từng bài học, tiết học của bộ môn. Mỗi 
 Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học 7 Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự Trọng
 Bước 1: Học sinh thông báo kết quả làm bài tập về nhà. Học sinh nhắc lại 
kiến thức, kĩ năng đã vận dụng vào giải quyết bài tập đó.
 Bước 2: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức lí thuyết.
 Bước 3: Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng.
 Bước 4: Ra bài tập ở mức độ cao hơn.
 Bước 5: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của một 
loại bài tập.
 Bước 6: Củng cố kiến thức được bồi dưỡng.
 Bước 7: Giao bài tập về nhà (có hướng dẫn).
 * Huy động cộng đồng tham gia việc bồi dưỡng học sinh giỏi
 Phát triển giáo dục đại trà đã khó nhưng để làm tốt việc bồi dưỡng học sinh 
giỏi lại càng khó hơn, vì thế làm công tác quản lí trường học tôi coi trọng việc 
huy động cộng đồng tham gia vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm cần 
thiết. Đối với cha mẹ học sinh huy động quỹ khuyến học. Ngoài ra những cha mẹ 
học sinh có kiến thức có thể góp ý cho nhà trường xây dựng nội dung bồi dưỡng 
và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi. Đối với chính quyền địa phương và các 
đoàn thể nhà trường thường xuyên thông báo tình hình bồi dưỡng học sinh giỏi, 
những khó khăn cần tháo gỡ để tranh thủ sự giúp đỡ của họ. Việc huy động các 
nguồn lực sẽ tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi có hiệu quả hơn.
 c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 Để thực hiện tốt giải pháp, biện pháp trên cần sự quan tâm chỉ đạo của các 
cấp lãnh đạo, sự động viên kịp thời của các bậc phụ huynh học sinh sự chỉ đạo kịp 
thời của BGH nhà trường và tập thể CBGV phải đoàn kết nhất trí cao thực hiện 
tốt các yêu cầu sau:
 Thứ nhất:
 - Động viên khuyến khích thầy cô giáo nhiệt tình say mê công việc. Xây 
dựng kế hoạch cụ thể chi tiết trước khi triển khai bồi dưỡng đội tuyển HSG. 
 - Phân công giáo viên bồi dưỡng phải đảm bảo cả hai yếu tố: tâm lý thỏa 
mái giữa thầy và trò, giữa giáo viên này với giáo viên khác để có kết quả cao 
trong quá trình bồi dưỡng.
 - Bồi dưỡng theo kế hoạch cụ thể (các mảng kiến thức trọng tâm; thời gian, 
tiến độ bồi dưỡng )
 - Phát huy trí tuệ tập thể (Các tổ nhóm chuyên môn thường xuyên trao đổi 
chuyên môn, kinh nghiệm bồi dưỡng, xây dựng các chuyên đề..). 
 - Ứng dụng tốt công nghệ thông tin, khai thác có hiệu quả các tư liệu liên 
quan trên mạng Internet. 
 Thứ hai:
 Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chi_dao_boi.doc