Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học trong công tác chủ nhiệm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học trong công tác chủ nhiệm
PHÒNG GD&ĐT VĨNH YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐNG ĐA =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến “KINH NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM.” Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thắm BÁO CÁO KẾT QUẢ Đống Đa, năm 2018 Tuy là nội dung không còn mới so với các thầy cô ở trường tiểu học Đống Đa nhưng với bản thân tôi, đây là năm học thứ hai tôi được làm quen với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tôi nhận thấy để mang đến cho các em những giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả, tạo không khí học tập vui tươi phấn khởi để các em có cơ hội bộc lộ những khả năng tiềm ẩn của mình, người giáo viên không chỉ chú trọng về kiến thức, giỏi về phương pháp giảng dạy mà người giáo viên còn phải biết làm tốt công tác chủ nhiệm, quan tâm đến mọi hoạt động của lớp , của trường,nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Một trong những hoạt động dạy học gây hứng thú, đạt mục tiêu bài học, đem lại hiệu quả cao chính là việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học trong công tác chủ nhiệm. 2. Tên sáng kiến: “Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học trong công tác chủ nhiệm.” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm - Địa chỉ: Giáo viên Trường Tiểu học Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 01659002035 - E- mail: nguyenthitham.gvc1dongdavy@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thắm, giáo viên trường Tiểu học Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng vào dạy học ở các trường tiểu học. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngay từ tháng 9 năm 2016, tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp tôi chủ nhiệm và tiến hành khảo sát 100% số HS trong lớp. Sau khảo sát, tôi tiến hành phân tích kết quả, tự kiểm chứng lại tính thực tiễn của vấn đề nghiên cứu và đối chứng lại sáng kiến của mình trước khi phổ biến trong tổ khối để lấy ý kiến tham gia của các bạn đồng nghiệp và hoàn thiện sáng kiến. 7. Bản chất của sáng kiến: 7.1. Nội dung của sáng kiến: *Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng 2 phù hợp với những tình huống thực tiễn trong cuộc sốngTừ đó biết điều chỉnh, tiếp thu những giá trị tích cực của cuộc sống tạo nên sự hòa nhập, thân thiện với tập thể bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội. 7.1.2. Thực trạng việc tổ chức trải nghiệm sáng tạo trong dạy học của giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. * Đối tượng điều tra: Học sinh khối lớp 2, lớp 3, lớp 4 năm học 2016 – 2017 của trường Tiểu học Đống Đa. Ngoài ra tôi còn tham khảo ý kiến của các đồng chí giáo viên các trường bạn. * Nội dung điều tra: Phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh. * Phiếu thăm dò giáo viên: Câu hỏi 1: Đồng chí đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp mình bao giờ chưa? A. Đã từng tổ chức nhưng rất ít. B. Thường xuyên tổ chức. C. Chưa bao giờ tổ chức Câu hỏi 2: Đồng chí thấy thái độ của học sinh như thế nào trong các hoạt động trải nghiệm đó? A. Thích thú khi học tập B. Không hào hứng cho lắm C. Rất thích thú. Câu hỏi 3: Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo đồng chí thấy học sinh đạt mục tiêu ở mức độ nào? A. Nhanh chóng đạt được mục tiêu B. Không nắm bắt được mục tiêu C. Còn nhiều học sinh chưa đạt được mục tiêu Câu hỏi 4: Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có gây khó khăn gì trong việc dạy và học của đồng chí không? A. Có B. Không C. Bình thường Câu hỏi 5: Nếu có khó khăn trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì đó là khó khăn gì? 4 chơi vì vậy làm việc theo nhóm đối với các em trở nên nhuần nhuyễn và rất đỗi quen thuộc. + 95% học sinh cho rằng học tập theo hình thức thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp tình bạn được củng cố và có thái độ ứng xử linh hoạt trong hoạt động tập thể. + Đa số các em cũng cho rằng các em thích có hình thức học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo vì nó làm tăng sự đa dạng trong các hình thức học tập và học tập dưới hình thức này các em cảm thấy nhẹ nhàng, hiệu quả hơn và đỡ nhàm chán. + Còn về phía giáo viên thì việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo lại diễn ra không đồng đều hoặc tổ chức không thường xuyên, hầu hết họ đưa ra những khó khăn như tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mất nhiều thời gian, không có kinh phí, ngại nhờ phụ huynh đi cùng để quản lý học sinh 7.2. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo gây hứng thú cho học sinh trong dạy học ở trường tiểu học. Giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo kế hoạch chi tiết đã vạch ra từ trước. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm có thể được thực hiện theo các bước sau: Thứ nhất: Phổ biến trước cho học sinh và những người có liên quan (người cộng tác, phụ huynh) về nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm. Trước đây, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đa số giáo viên làm thay học sinh ở hầu hết các khâu: lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị. Học sinh chỉ tham gia thực hiện với số ít học sinh trong lớp. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy dủ các bước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên giáo viên còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi học sinh nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết. Thứ hai: Xây dựng các kĩ năng nền cho học sinh. Khi tham gia hoạt động trải nghiệm đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiến. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy điều quan trọng là giáo viên phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thâp xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định. Đồng thời xây dựng niềm tin đối với học sinh. Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp nhưng suy nghĩ của mình.. 6 hướng cho học sinh thực hiện một hoạt động có ý nghĩa để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. * Học sinh phải định hình những công việc cần làm là gì? Tổ chức ở đâu? Những ai thực hiện? Cần có sự giúp đỡ của ai ở trong hoặc ngoài nhà trường? Cần những gì về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng để thực hiện? Lúc này, vai trò của Hội đồng tự quản lớp được phát huy. Các em vừa là người thu thập và xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm. Ở bước này, đối với học sinh lớp 2, do đặc điểm các em còn nhỏ nên giáo viên ghi chép giúp học sinh kế hoạch, nội dung, hình thức, công tác chuẩn bị, thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia,Đối với học sinh lớp 3, lớp 3, lớp 4, lớp 5 các em tự ghi chép hoặc các em xây dựng bằng sơ đồ, bảng biểu, Như vậy, ngay từ hoạt động này, các em được bộc lộ nhiều khả năng: Ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, lắng nghe, cách trình bày, tổng hợp, tính toán Đó là cái đích mà giáo viên đang rất cần ở các em. Vì thế phát huy vài trò của học sinh từ bước 2 là quan trọng để các em làm tốt các bước tiếp theo. * Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ học sinh việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: Sức khỏe, tác phong, lời nói, ăn mặc, đồ dùng, dụng cụ, ...phục vụ cho hoạt động. Đặc biệt giáo viên có thể tập huấn, hướng dẫn cho các em các kĩ năng nền cần thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết *Học sinh tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. GV cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các em. *Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt động. Hội đồng tự quản duy trì trực tiếp hoặc học sinh tự viết ra giấy, sau đó Hội đồng tự quản tổng hợp lại các ý kiến. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài lớp học tiếp theo,Thông qua đây, giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của các em được bộc lộ. Thứ bảy: Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp Các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất phong phú: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, Để giúp các em tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì 8 * Đối tượng tham gia và quy mô tổ chức. - HS: 100% học sinh tham gia - Quy mô tổ chức: Lớp * Thời gian và địa điểm tổ chức. - Thời gian: Đầu học kì II - Địa điểm: Tại lớp. * Chuẩn bị - Thành lập Ban giám khảo và Ban cố vấn (GV, tổng phụ trách Đội, đại diện hội cha mẹ học sinh) - Chuẩn bị nội dung: • Xây dựng hệ thống câu hỏi: Khoảng 20 đến 30 câu (mỗi nhóm – cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm 5 đến 6 câu hỏi có nội dung về ngày hội sách. • Ban giám khảo cùng Ban cố vấn tổng hợp câu hỏi, tình huống, xây dựng đáp án, biểu điểm và sắp xếp hệ thống câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó. - Xây dựng thể lệ cuộc thi: Ban giám khảo chịu trách nhiệm - Xây dựng kịch bản chương trình: Giaó viên chủ nhiệm và Hội đồng tự quản - Đề cử học sinh dẫn chương trình * Tiến hành tổ chức cuộc thi - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu: Chủ tịch hội đồng tự quản - Giới thiệu ban giám khảo, ban cố vấn và chương trình hội thi: HS dẫn chương trình. - Ban giám khảo thông qua thể lệ cuộc thi - Tiến hành cuộc thi theo chương trình đã xây dựng: Thi loại trực tiếp. - Chọn HS rung được chuông vàng - Công bố kết quả. Tổng kết, đánh giá hội thi - Trao giải cho 1 HS cuối cùng. Rút kinh nghiệm, thông báo những học sinh được tham dự cuộc thi Rung chuông vàng cấp trường. 10 Một số HS không có biểu hiện rõ rệt với các thể loại trên, GV có thể phân công các em về các nhóm, tạo sự cân đối về số lượng thành viên trong mỗi nhóm. GV: Quan sát, gợi ý và hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoạt động Nhóm 1: HS yêu thích mĩ thuật – Vẽ tranh - Thảo luận nhóm: vẽ tranh tập thể hoặc vẽ cá nhân. Thống nhất lựa chọn hình thức thể hiện - Tìm hiểu (xem) một số tác phẩm mĩ thuật - Tìm hiểu nội dung chủ đề, xây dựng ý tưởng (minh họa cho văn bản văn học, nội dung bài hát hoặc theo chủ đề yêu cầu) - Tìm hiểu chất liệu HS có thể thống nhất ý tưởng tập thể (vẽ tập thể) hoặc hình thành ý tưởng riêng (vẽ cá nhân) sau khi tìm hiểu thông tin Nhóm 2: HS yêu thích âm nhạc – Tập hát và biểu diễn - Thảo luận hình thức thể hiện: trình diễn hoặc sáng tác. Thống nhất lựa chọn hình thể hiện. - Tìm hiểu và lựa chọn bài hát (cho trình diễn) hoặc tứ thơ yêu thích (cho sáng tác). - Tìm hiểu và chuẩn bị nhạc cụ (nếu có điều kiện) Hoạt động cùng gia đình, cộng đồng: - Chia sẻ cảm nhận của mình cùng với các thành viên trong gia đình về các hoạt động đã tham gia. - Có thể hát, ngâm thơ, kể chuyện tạo không khí vui trong gia đình. Vẽ tranh trang trí cho gia đình, góc học tập - Cùng với sự giúp đỡ của gia đình, tìm hiểu thêm các tấm gương trong học tập, lao động và chiến đấu; những hình đẹp về quê hương đất nước hình thành ý tưởng nghệ thuật cho các hoạt động sáng tạo nghệ thuật tiếp theo. Tài liệu và phương tiện học tập - SGK, SGV môn Mĩ thuật, Âm nhạc, - Băng đĩa hình về các bài hát thiếu nhi Việt Nam - Băng đĩa hình về một số vở kịch của thiếu nhi - Tư liệu, phiên bản tranh của các họa sĩ - Tuyển tập thơ, chuyện tranh thiếu nhi - Nhạc cụ - Họa phẩm 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_hoat_dong_t.docx