Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài :.....................................................................................................2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:.................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................................3 4. Giới hạn của đề tài: ...................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu : .......................................................................................4 II. PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................4 1. Cơ sở lý luận:.............................................................................................................4 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu :...............................................................................5 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: .....................................................................6 a. Mục tiêu của giải pháp ......................................................................................6 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:....................................................6 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp- biện pháp:.................................................24 d. Kết quả khảo nghiệm : ....................................................................................24 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :........................................................................25 1. Kết luận:...................................................................................................................25 2. Kiến nghị :................................................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................27 GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 1 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế trình tương đối bao quát các kiến thức về tự nhiên, kinh tế, xã hội tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc hình thành kiến thức trên lý thuyết. Trong khi đó, địa phương là nơi các em đang sinh sống, học tập và trưởng thành thì kinh nghiệm, sự hiểu biết về nó còn tương đối mơ hồ- Đặc biệt là đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khả năng giao tiếp, tiếp xúc xã hội hạn chế. Vì vậy việc gắn học tập trên lý thuyết với thực tiễn tại địa phương là việc làm rất cần thiết. Để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy địa lý địa phương có rất nhiều biện pháp trong đó tổ chức cho học sinh tham quan địa phương là một trong những biện pháp hữu hiệu, thiết thực nhất. Đây là “Con đường rút ngắn khoảng cách từ kiến thức trên sách vở đến thực tế”. Tuy nhiên, tổ chức như thế nào, cách thức tiến hành ra sao và địa điểm tổ chức ở đâu là những vấn đề mà người tổ chức cần phải lưu ý. Thông qua bài viết này tôi muốn khái quát lại quá trình tiến hành hoạt động trải nghiệm địa lý địa phương để có hiệu quả tốt nhất. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Trong quá trình học tập, thời lượng cho học sinh tiếp cận, trải nghiệm thưc tế những vấn đề được học trong nhà trường là cực kỳ ít ỏi, học sinh được tìm hiểu rất nhiều các vấn đề về tự nhiên, xã hội, kinh tế của địa phương nhưng để đối chiếu những vấn đề đó ngoài thực tế thì còn rất hạn chế. Các em gần như chưa thấy thực chất mối quan hệ giữa tự nhiên với khả năng phát triển kinh tế của địa phương, những thay đổi lớn lao bộ mặt kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Việc tổ chức cho học sinh trai nghiệm thực tế cần phải được tổ chức có bài bản, cần phải làm rõ đươc: - Thấy được vai trò của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương đối với không chỉ bộ môn địa lý mà còn cả lịch sử và văn học của tỉnh nhà. - Các bước để tổ chức hoạt động một cách khoa học nhất, có hiệu quả nhất, phù hợp với mục tiêu giáo dục. - Dự kiến các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình tổ chức cho học sinh tham quan, thực địa địa phương. - Đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện chương trình học tập về địa phương. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Trình tự tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương - Những địa danh liên quan đến tự nhiên- văn hóa- xã hội của tỉnh nhà có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung chương trình học tập về địa phương. 4. Giới hạn của đề tài: GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 3 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu : Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo Tuy nhiên khi tổ chức hoạt động này còn vấp phải nhiều khó khăn và nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu không được chuẩn bị chu đáo và chưa có sự phối hợp đồng bộ của các ban –ngành trong nhà trường như: Địa điểm tham quan chưa phù hợp với nội dung chương trình học và mục tiêu trải nghiệm, chưa đảm bảo được về nơi ăn, chốn nghỉ cho đoàn tham quan, thời điểm tiến hành chưa phù hợp, chưa có sự nhất trí của hội cha mẹ học sinh, chưa đảm bảo vấn đề an toàn cho học sinh. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế khi tiến hành tổ chức hoạt động tham quan địa phương cho học sinh xuất phát từ thực tiễn đơn vị và quá trình chuẩn bị của các bộ phận có liên quan. + Nguyên nhân khách quan: Thực trạng tiềm lực kinh tế của học sinh trong mỗi đơn vị; yếu tố thời tiết, khí hậu tại thời điểm tiến hành tham quan + Nguyên nhân chủ quan : Sự chuẩn bị của các bộ phận có liên quan; ý thức của học sinh trong quá trình diễn ra hoạt động. GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 5 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế * Giới thiệu một số địa danh tham khảo cho học tập lịch sử, địa lý tại ĐakLak: + Buôn Đôn: Có ý nghĩa là làng đảo vì nó được lập nên bên cạnh sông Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi được ví như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Đến đây học sinh có thể thấy được sự phong phú về cảnh quan sinh vật, sông ngòi, và vấn đề khai thác tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế- xã hội. Buôn Đôn có khả năng phát triển cả hai loại hình du lịch là du lịch sinh thái và du lịch nhân văn. Đặc biệt là Vườn quốc gia Yok Đôn rộng hơn 100 ngàn ha- là bảo tàng phong phú về động – thực vật. Đây cũng là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiễng. + Thác Dray Sáp (Thác chồng ) và thác Dray Nu (Thác vợ): Là hai thác bắt nguồn từ sông Serepôk sau đó chia đôi thành hai con thác xuống cực kì hùng vĩ. Tham quan cụm thác này, học sinh có thể nhận thấy được sự phong phú về cảnh sắc thiên nhiên, ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn nước, rừng đầu nguồn trong khai thác tự nhiên để phát triển kinh tế. + Thác Krông Kmar : Bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy Chư Yang Sin- được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên, dòng Krông Kmar đổ xuống chân GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 7 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế + Buôn Ako Dhong: Nằm ngay sát trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột, cách khoảng 2 km. Buôn Ako Dhong còn được biết đến với tên gọi khác là buôn Cô Thôn. Đến đây các em không chỉ được chiêm ngưỡng không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, mà còn có thể được thưởng thức những lời ca, điệu nhạc hấp dẫn mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Nguyên + Khu du lịch sinh thái Đồi Thông: Nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột 7 km về hướng đông nam, tại thôn 1 xã Hòa Thắng, BMT. Là một trong những khu du lịch trọng điểm của Đaklak. Kết hợp khai thác cảnh quan thiên nhiên với các công trình nhân tạo tạo ra một trong những điểm đến hấp dẫn khi muốn khám phá ĐakLak. GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 9 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế + Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại ĐakLak: Là một trong những địa điểm có ý nghĩa lớn trong đời sống văn hóa- xã hội tỉnh ĐakLak. Bảo tàng hiện tại đang lưu giữ khoảng 10 000 hiện vật. Đến bảo tàng, học sinh sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật được tổ chức trong 3 không gian chưng bày chính: Đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử. + Buôn Jun- Buôn Lê : Thuộc thị trấn Liên Sơn huyện Lăk tỉnh ĐakLak. Buôn Jun mang vẻ đẹp nguyên sơ, hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, đã và đang còn giữ cho mình những nét bản sắc truyền thống được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, người dân nơi đây vẫn bảo lưu được những phong tục tập quán cổ truyền mà tổ tiên để lại, gìn giữ được nếp sống và sinh hoạt mang đặc trưng vốn có được định hình từ hàng trăm năm trước. GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 11 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế Ngoài ra, còn rất nhiều địa điểm, địa danh có thể tổ chức cho học sinh học tập, khám phá, trải nghiệm như: Vườn Quốc gia Yok Đôn, thác Thủy Tiên (Krông Năng), nhà máy thủy điện Dray Hlinh, Buôn Khôpcũng là những địa điểm giúp các em có được nhiều tự liệu học tập và vốn hiểu biết thực tế cần thiết hỗ trợ cho việc học tập tại trường. A.2 . Lên kế hoạch : Việc lên kế hoạch phải có sự bàn bạc, thống nhất của các ban ngành trong nhà trường. Tổ bộ môn cần căn cứ vào nội dung chương trình và thời gian học tập về địa lý địa phương để tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để lên kế hoạch. Kế hoạch nên có từ đầu năm học hoặc ngay từ đầu HKII để nhà trường có thời gian sắp xếp, xin giấy phép và họp cha mẹ học sinh. Thời gian tổ chức thông thường là giữa kì II lớp 9- Thời điểm trước hoặc trong khi đang học địa lý địa phương – Giúp các em có thêm kiến thức thực tiễn để liên hệ trực tiếp trong nội dung bài học. Trong kế hoạch cần đủ các nội dung: - Mục đích- Yêu cầu của chuyến đi. - Thành phần ban tổ chức - Thời gian và địa điểm cụ thể. - Đối tượng và hình thức tổ chức - Lộ trình- nội quy dành cho học sinh - Dự kiến kinh phí cho chuyến đi. Ví dụ: Trích một phần trong kế hoạch tổ chức học tập thực tế của trường Tô Hiệu năm học 2016-2017: *Thành phần Ban tổ chức (Theo Quyết định của Hiệu trưởng) Số Họ và tên Chức vụ Chức vụ (Nhiệm vụ) TT trong đoàn 1 Hoàng Thị Lan Anh Hiệu trưởng Trưởng đoàn – PT điều hành chung 2 Đoàn Văn Việt TBĐDCMHS P. Trưởng đoàn – PT điều hành mảng kinh phí 3 Lê Thị Duyên P.Hiệu trưởng P. Trưởng đoàn – PT điều hành mảng nội dung, chương trình, tiền trạm 4 Lê Thành Tâm, CTCĐ, TT 5 Nguyễn Thị Hồng Kế toán 6 Phạm Thị Kim Yến TT tổ sử-địa Thành viên – PT mảng tài chính, đời sống 7 Ng. Thị Phước Trà Giáo viên 9 Võ Thị Ngọc Thiết bị Thành viên – PT mảng phương tiện GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_tim_hieu.docx