Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non

doc 17 trang skquanly 09/04/2025 580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non
 Đề tài: Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
 Trường Mầm non
I. Phần mở đầu: 
I.1. Lý do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường là một vấn 
đề vừa là tư tưởng lớn vừa là vận động, vừa là giải pháp đồng thời lại chính là con 
đường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo.
 Nghị quyết số 90 ngày 21/8 / 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ 
trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục y tế, văn hóa chỉ rõ: bản chất của xã hội 
hóa công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các từng 
lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà 
nước.
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, với đặc điểm, tính chất của bậc học giáo 
dục mầm non, thì đòi hỏi tính xã hội hội hóa càng cao, việc giáo dục cho các cháu 
mầm non rất quan trọng, là nền tảng giúp các cháu phát huy đầy đủ tư chất của 
mình ở những bậc tiếp theo, sự gắn bó giữa gia đình và nhà trường là yếu tố giúp 
trẻ phát triển toàn diện.
 Để thực hiện tốt việc giáo dục và chăm sóc các cháu trong trường mầm non, 
không chỉ có trách nhiệm của nhà trường và giáo viên mà còn có vai trò không thể 
thiếu được của các bậc phụ huynh và toàn xã hội có được cộng đồng trách nhiệm 
tốt của nhà trường gia đình và xã hội thì công tác chăm sóc giáo dục cháu mầm 
non mới đạt hiệu quả tốt,chất lượng giáo dục trường mầm non ngày càng nâng 
cao.
 Từ lý do trên là người cán bộ quản lý trường mầm non, tôi nhận thức được vai 
trò công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường là hết sức cấp thiết để góp phần 
nâng cao chất lượng trong nhà trường nên tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm quản lý 
thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non ” để nghiên cứu nhằm 
rút ra những biểu biết trong quá trình làm công tác quản lý.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về xã hội hóa công tác Giáo dục tôi 
xin đưa ra một số biện pháp tổ chức xã hội hóa công tác Giáo dục ở địa phương và 
ở đơn vị mình. Nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần tạo ra sức 
mạnh tổng hợp, toàn diện cả về nhân lực, tài lực, vật lực. Huy động cả cộng đồng 
tham gia làm công tác giáo dục để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia trong giai 
đoạn tới.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang, Xã 
Dur Kmăn, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk lăk.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Áp dụng ở trường Mầm non ở vùng có học sinh Dân tộc thiểu số khó khăn, 
 1 Nhận thức về kế hoạch hoạt động của Hội phụ huynh học sinh trong việc xã 
hội hóa giáo dục.
 Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII. Đặc biệt chú 
trọng về chủ trường xã hội hóa trong hoạt động giáo dục.
 Luật giáo dục của Nhà nước Cộng hòa - Xã hội - Chủ nghĩa Việt Nam 
(01/2/1998) tôi nghiên cứu những điều kiện có liên quan về trách nhiệm của phụ 
huynh với nhà trường.
 Nghị quyết của Chính phủ số 90 ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ 
trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Tôi nghiên cứu kỹ về chủ 
trương xã hội hóa trong hoạt động giáo dục.
II.2.Thực trạng
 - Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang được thành lập năm 1996 thuộc xã Dur 
Kmăn; thuộc vùng đặc biệt khó khăn, được phong tặng xã Anh hùng Lực lượng 
vũ trang năm 2002; Đa số nhân dân là đồng bào DTTS; đời sống kinh tế của 
người dân còn nhiều khó khăn. Chủ yếu là trồng cây lúa nước. Nhà trường gồm có 
8 điểm học nằm rãi rác ở các thôn buôn
 * Đặc điểm về đội ngũ cán bộ GVNV:
 - Tổng số có 40 cán bộ GVNV, trong đó: BGH có 03 đ/c, GV có 33 đ/c, 
NV phục vụ có 4 đ/c. Số CBVC biên chế: 25; 
 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: GV đứng lớp 100% đạt chuẩn, Trên 
chuẩn có 19 đ/c đạt 47,5%. Đội ngũ giáo viên luôn thay đổi
 - Đặc điểm về CSVC: Có 18 lớp, Trong đó có 1 lớp Tư thục; bếp đảm bảo 
VSATTP, 
 + Trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ còn thiếu thốn nhiều - 
đồ dùng đồ chơi trong trường đảm bảo an toàn- vệ sinh- đẹp, được sắp xếp hợp lý.
 - Đặc điểm về học sinh:
 + Tổng số có 424 cháu/ 18 lớp. Trong đó: Nhà trẻ 4 nhóm: 62 trẻ, MG bé + 
nhỡ 4 lớp: 234 trẻ, MG lớn 8 lớp – 150 trẻ 
 + Phụ huynh học sinh: Đa số có trình độ dân trí thấp, ủng hộ mọi hoạt động của 
nhà trường.
 a.Thuận lợi, Khó khăn:
 Thuận lợi
 - Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, nhà nước, 
các đoàn thể ban ngành và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo 
phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường.
 - Đội ngũ Cán bộ, giáo viên nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm 
huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, 
hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.
 3 e. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Nguyên nhân thành công của công tác xây dựng xã hội hóa giáo dục trường 
mầm non, theo tôi bước đầu đã thành công nhờ các yếu tố chính
 * Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động của người quản lý
 * Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc. 
 * Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý của người Hiệu trưởng.
 * Bồi dưỡng đội ngũ toàn diện về nhận thức và hành vi.
 * Xây dựng ý thức tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, làm việc vì 
danh dự.
 * Không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để có được những 
phẩm chất đạo đức và phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lý để hoàn thành 
được nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
f.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra
 Tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để quán triệt các văn bản, nghị quyết của 
Ngành, chỉ đạo quản lý nhà trường thông qua các quy chế... để nâng cao trình độ 
nhận thức tư tưởng cho đội ngủ giáo viên, nhân viên trong nhà trường
 - Nội quy, quy chế của ngành, Điều lệ trường Mầm non được học tập tới 
100% cán bộ GV đầu năm học.
 - Quy chế chuyên môn, chương trình, kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ, 
thực hiện đổi mới tại 100% nhóm – lớp, các chuyên đề được triển khai thực hiện 
tốt.
 - Quy chế tuyển sinh được thông báo công khai sau khi được giao chỉ tiêu 
từ đầu tháng 7 hàng năm. 
 - Quy định về lương – công tác tài chính : Thực hiện nghiêm túc chế độ 
chính sách của các cấp, các ngành . Xét duyệt lương đúng đối tượng, đúng tiêu 
chuẩn. Thu chi theo quy định của cấp trên – Có quy chế chi tiêu nội bộ được 
thông qua Hội nghị Viên chức hàng năm.
 - Thực hiện dân chủ hoá: Chính quyền cùng Công đoàn – Đoàn Thanh niên 
dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xây dựng được quy chế thực hiện dân chủ trong nhà 
trường, quy chế làm việc trong BGH, quy chế phối hợp giữa chính quyền và Công 
đoàn.
 - Mọi chủ trường của nhà trường đều được thông qua liên tịch và hội đồng GV, 
Hiệu trưởng là người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định 
đó.
 - Xây dựng cao ý thức tự giác của cán bộ GV – NV 
 - BGH luôn gương mẫu từ lời nói tới việc làm.
 - GV đạt khá chuẩn trong nhận thức và hành vi, tỉ lệ GV đạt khá - tốt có 
chiều hướng tăng rõ sau khi áp dụng các biện pháp tích cực. Tuy nhiên vẫn còn 
hạn chế một số GV cắt xén thao tác, quy chế chuyên môn, đối phó khi kiểm tra.
 5 Tại nhà trường tôi chú trọng phối hợp với phụ huynh chủ động tổ chức 
tuyên truyền với nhiều hình thức như: Tổ chức hội thi "Bé khỏe bé ngoan, thi an 
toàn giao thông, biểu diễn thời trang, tiếng hát cô giáo và trẻ mầm non hát dân ca, 
bé tập làm nội trợ " Tổ chức các buổi truyền thông qua các hoạt động như: Khai 
giảng năm học mới, tết trung thu, sơ kết, tổng kết... góp phần tạo sự chuyển biến 
trách nhiệm của nhân dân, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục.
 - Giải pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên.
 Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong 
đó có công tác xã hội hóa giáo dục. Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước 
hết về nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải 
hiểu rõ vai trò của mình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó làm cho phụ 
huynh hiểu tin tưởng và tín nhiệm bằng những việc làm cụ thể của mình. Vì vậy 
cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu phải có tài có tâm, 
mặt khác nhà trường thường xuyên bồi dưỡng tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên 
về kiến thức quản lý giáo dục, mở chuyên đề, thao giảng, dự giờ, học hỏi các đơn 
vị bạn, bồi dưỡng qua các hội thi, tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triển 
khai các công văn, chỉ thị, quyết định của pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo 
dục cho cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tuyên truyền, tạo điều 
kiện cho cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ, đánh giá thi đua bằng kết quả giáo dục, bằng dư luận của 
phụ huynh học sinh ... Ngoài ra còn đẩy mạnh phong trào thi đua '' Dạy tốt, học tốt 
'' thực hiện nghiêm túc quy định của đạo đức nhà giáo, gắn với nội dung cuộc vận 
động '' Dân chủ kỷ cương tình thương trách nhiệm '' với thực hiện chuẩn nghề 
nghiệp giáo viên mầm non; tăng cường rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, lối 
sống lương tâm nghề nghiệp, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng '' Trường học 
thân thiện, học sinh tích cực '', '' Cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm 
gương đạo đức tự học và sáng tạo''...
 - Giải pháp 3 : Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ
 Chất lượng chăm sóc giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho 
phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội ... Tích cực thực hiện các 
biện pháp giáo dục, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏe mạnh, 
phát triển toàn diện, thực hiện lịch khám sức khỏe, cân, đo, theo dõi đánh giá sức 
khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ bồi dưỡng riêng 
cho trẻ như cho trẻ uống sữa, trái cây, pho mát... cho trẻ suy dinh dưỡng, yêu cầu 
phụ huynh quan sát kiểm tra bữa ăn của trẻ, kết hợp việc tuyên truyền giáo dục 
theo từng chủ đề. Vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi phục vụ các chủ 
đề học của trẻ mở các buổi chuyên đề, tọa đàm có phụ huynh tham gia, phụ huynh 
ủng hộ khen thưởng qua các hội thi, khen thưởng sơ kết, tổng kết...
 Trường xác định điều đó và coi việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục 
của nhà trường là biện pháp thiết thực, có tính thuyết phục cao với phụ huynh học 
sinh nhằm thực hiện xã hội hóa chất lượng được nhà trường chú ý nhiều vấn đề 
như:
 * Đối với cháu:
 7 Tất cả đã tạo nên được một môi trường thân thiện, để cho trẻ ''Mỗi ngày đến 
trường là một ngày vui''. Có thể nói trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang đã tạo được 
cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp, đồ dùng đồ chơi được làm tự nguyên vật liệu 
rẻ tiền nhưng giá trị sự dụng đạt hiệu quả cao.
 - Giải pháp 5: Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động 
 từ sự đóng góp của cha mẹ học sinh.
 Ngoài chế độ quy định về các khoản thu, ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp 
chủ động bàn với ban giám hiệu nhà trường cùng phối hợp đề xuất của ban giám 
hiệu nhà trường xây dựng qũy hội, huy động sự hảo tâm của các phụ huynh học 
sinh, đề ra kế hoạch thu và sử dụng, sau đó thống nhất trong hội nghị phụ huynh 
học sinh toàn trường. Xây dựng quy chế phối hợp giữa hội đồng giáo dục nhà 
trường với ban đại diện cha mẹ học sinh phù hợp với đặc điểm, hoạt động của nhà 
trường: Tham gia giám sát các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, phối hợp tổ chức 
các ngày lễ hội, khen thưởng giáo viên giỏi, bé khỏe bé ngoan, cháu ngoan Bác 
Hồ, lễ hội mừng xuân và một số hội thi khác, trợ cấp cho trẻ có hoàn cảnh khó 
khăn, Song song với việc huy động nguồn lực, quản lý chặt chẽ các nguồn lực 
được huy động là khâu quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm kinh 
phí. Nhà trường củng cố vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, ban đại diện 
cha mẹ học sinh trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động cùng nhà trường. Ban 
đại diện giám sát các nguồn huy động việc chi và sử dụng vào các mục đích công 
khai rõ ràng, hàng năm tổng kết đánh giá các mặt mạnh mặt yếu, đề ra giải pháp 
khắc phục, thông báo trong cuộc họp phụ huynh toàn trường.
 - Giải pháp 6: Cách phối kết hợp với phụ huynh học sinh và địa phương.
 Lãnh đạo nhà trường ngoài việc tham mưu chặt chẽ với ngành để nắm bắt chủ 
trương và ý kiến chỉ đạo của Phong Giáo dục và Đào tạo về thực hiện xã hội hóa 
trong nhà trường cần nhạy bén xác định đối tượng, phối kết hợp là phụ huynh học 
sinh và địa phương để chọn cách phối kết hợp chặt chẽ và thực hiện có hiệu quả.
 * Phụ huynh học sinh :
 Nhà trường có mối liên hệ với các bậc Cha mẹ học sinh thông qua Ban chấp 
hành Hội Cha mẹ học sinh hàng năm bầu ra. Xác định rõ trách nhiệm của Hội Cha 
mẹ học sinh để đi vào hoạt động thực hiện.
 Căn cứ vào tình hình phát triển nhà trường Hội Cha mẹ học sinh nhà trường 
xây dựng kế hoạch vận động xã hội hòa trong năm học kế hoạch cần lưu ý phải 
tính phù hợp và mang tính thuyết phục trong Cha mẹ học sinh . Bàn bạc thống 
nhất với ban chấp hành hỏi về kế hoạch và cùng Ban chấp hành Hội tuyên truyền 
vận động cho các bậc Cha mẹ học sinh nhận thức và cũng đồng tình đi vào thực 
tế, lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành hội Cha mẹ học sinh định kỳ họp để 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_quan_ly_thuc_hien_cong_tac.doc