Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lý công tác dạy và học trong trường Tiểu học

doc 22 trang skquanly 19/07/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lý công tác dạy và học trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lý công tác dạy và học trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lý công tác dạy và học trong trường Tiểu học
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều 
quan tâm, bởi vì “trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Để ngày mai thế 
giới có những người chủ xứng đáng, xã hội có những người công dân tốt 
thì chỉ ngày hôm nay – khi trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi 
trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng. Đúng 
như lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm 
trồng người”. Thời thơ ấu rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách 
con người. Đứa trẻ ngày hôm nay và sau này trở thành người như thế nào là 
tuỳ thuộc một phần quyết định ở chỗ các em đã trải qua ngày thơ ấu như 
thế nào, ai là người dìu dắt các em trong những ngày thơ bé, những gì của 
thế giới xung quanh đi vào trái tim của em.
 Mặc dù nhiệm vụ giáo dục trẻ em được cả xã hội quan tâm nhưng quan 
trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường Tiểu học. Có điều này 
bởi vì nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng là nơi kết tinh 
trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Trường tiểu 
học chân chính không chỉ là nơi trẻ tiếp thu kiến thức khoa học mà còn là 
nơi giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, trẻ em phải 
được giáo dục toàn diện. Bác Hồ đã nói: “Người có đức mà không có tài 
làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. 
Do đó, ở nhà trường Tiểu học nhiệm vụ dạy trẻ các tri thức khoa học và 
phẩm chất đạo đức là 2 nhiệm vụ song song không thể thiếu được.Đào tạo 
những con người có học thức, những người giỏi là nhiệm vụ quan trọng của 
nhà trường và chức năng chính của nhà trường là dạy học. Hoạt động dạy 
của thầy và hoạt động học của trò là 2 hoạt động trung tâm của một quá 
trình dạy học và là 2 hoạt động mang tính chất khác nhau trong mối quan 
hệ qua lại giữa thầy và trò. Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội 
của nhà trường, đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động 
trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động khác của nhà truờng.
 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khoá 7 đã chỉ rõ: “Trong 
công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, những chính sách, 
giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình 
thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp 
hoá - hiện đại hoá trong thời đại ngày nay. Đó là một nguồn nhân lực 
bao gồm những người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, 
 1 
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Chấn Hưng - Xã Chấn 
Hưng - huyện Vĩnh Tường- tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0917682555. 
Email:tranthithuhien.c1htbosao@vinhphuc.edu.vn.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Chấn Hưng .
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp 
quản lí dạy và học của Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Bồ Sao, Tiểu 
học Chấn Hưng để giữ vững truyền thống dạy tốt và học tốt.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: trong khoảng thời gian từ đầu 
năm học đến giữa học kì 2 năm học 2018 - 2019 (Từ 10/9/2018 - 2/2019).
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 7.1. Chương I:
 LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ, QUAN ĐIỂM, NHẬN XÉT, TẦM QUAN 
 TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ.
a. Lược sử vấn đề, quan điểm, nhận xét về việc Dạy và Học:
 Tuổi thiếu niên ngày nay không thể thiếu một trình độ văn hoá phổ 
thông được lĩnh hội từ nhà trường. Hoạt động dạy và học ở trường đem lại 
cho tuổi thiếu niên một vốn văn hoá tuy chưa phải là đủ cho cuộc đời 
nhưng tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống và cơ bản, là cơ sở ban đầu rất 
quan trọng hình thành nhân cách học sinh, để từ đó các em lao động và tiếp 
tục học tập sau này.
 Trẻ em được trở thành “ CON NGƯỜI ” chỉ nhờ có giáo dục 
(Komenski). Nếu không được học và dạy bảo, con người sẽ sống như 
hoang thú, mọi hành động sẽ mang tính bản năng.
 Trong phạm trù giáo dục thì giáo dục trí tuệ là khâu quan trọng nhất. 
Nó bao gồm việc tiếp thu tri thức và hình thành thế giới quan khoa học, 
phát triển các năng lực nhận thức và sáng tạo. Để có được điều đó, các em 
phải được đến trường để học. “Trong nhà trường, hoạt động dạy và học là 
con đường quan trọng nhất để giáo dục trí tuệ ” (Xu Khôm Lin Ski).
 Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám đã khắc: “ Các bậc hiền nhân tài giỏi 
là yếu tố cốt tử đối với một chính thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước 
tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố này kém thì quyền lợi đất 
nước bị suy giảm Những người giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc 
biệt quan trọng đối với đất nước”.
b. Tầm quan trọng của việc quản lý Dạy và Học:
 3 
học trong nhà trường nhằm giữ vững và phát huy những truyền thống 
dạy tốt và học tốt để giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.)
 7.2.Chương II
 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
a. Thuận lợi:
 Trường Tiểu học Chấn Hưng đóng trên địa bàn xã Chấn Hưng với 
một xã lớn dân số đông. Người dân đa số làm nghề thuần nông và buôn bán 
nhỏ nhưng học sinh rất hiếu học và gia đình quan tâm đến việc học tập của 
các em.Trường có 959 học sinh, được chia làm 27 lớp từ khối 1 đến khối 5.
 KHỐI SỐ LỚP SỐ HỌC SINH NAM NỮ
 I 7 248 134 114
 II 5 184 108 76
 III 5 185 93 92
 IV 5 170 81 89
 V 5 172 92 80
 Tổng số 27 959 508 451
 Học sinh ngoan, chăm học, có ý thức kỉ luật tốt “ Kính thầy, yêu 
bạn”. Nhiều phụ huynh có trình độ và đăc biệt rất quan tâm đến việc học 
tập của con em mình.
 Tổng số cán bộ giáo viên và công nhân viên của trường: 48 người 
trong đó:
 3 cán bộ quản lý
 31 giáo viên chủ nhiệm. 
 1 nhân viên thư viện, thiết bị.
 2 nhân viên văn phòng.
 10 giáo viên ngoại ngữ và môn chuyên biệt.
 1 kế toán.
 Nhiều đồng chí giáo viên có tuổi nghề cao, độ tuổi trung bình của 
giáo viên là 39 tuổi. Các đồng chí đó có rất nhiều kinh nghiệm giảng day, 
 5 
T/S Giới tính Phổ cập Học lực năm trước T/P xã hội
 Nam Nữ Đúng P/cập Hoàn Chưa Cán bộ Làm 
 tuổi thành hoàn ruộng
 thành
 959 508 451 959 100 874 0 20% 80%
 %
b. Về giáo viên:
 Bảng thống kê về số lượng, trình độ chuyên môn của giáo viên năm 
học 2018 - 2019:
T/số Nữ Độ tuổi Trình độ đào tạo Chuyên môn
 20- 30- 40- 59- TC CĐ ĐH SĐ Tốt Khá T
 29 39 49 60 H B
 41 38 26 11 2 2 0 17 24 0 31 10
 Hoàn cảnh gia đình:
 - Phần lớn các đồng chí giáo viên của trường có đời sống đảm bảo, 
có mức thu nhập ổn định, yên tâm công tác.
 - Tính nết sở trường của giáo viên:Nhìn chung các đồng chí giáo 
viên yêu nghề mến trẻ, yên tâm công tác. Luôn có ý thức phấn đấu để giành 
kết quả cao trong giảng dạy và chủ nhiệm. Các đồng chí lâu năm có nhiều 
kinh nghiệm về giảng dạy và quản lí học sinh. Giáo viên trẻ nhiệt tình công 
tác, có trình độ kiến thức cơ bản cao, biết ngoại ngữ, vi tính, rất nhạy bén 
với việc đổi mới phương pháp dạy học, sẵn sàng nhận bất cứ công việc gì 
mà nhà trường phân công. Tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, thương yêu, 
giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh và giáo viên coi trường như một tổ 
ấm.
 Trên cơ sở nắm vững về hoàn cảnh kinh tế, sở trưởng và tính nết của 
từng giáo viên trong trường, BGH đã phân công, giao việc cho từng đồng 
chí một cách hợp lí. Ví dụ: Đối với các đồng chí có chuyên môn chắc, kinh 
nghiệm giảng dạy lâu năm thì giao cho làm tổ trưởng chuyên môn. Đối với 
đồng chí có khả năng thuyết phục mọi người, gương mẫu, được mọi người 
 7 
 Muốn đựơc như vậy, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phổ biến 
những thay đổi (nếu có) về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, 
những sửa đổi trong chương trình và sách giáo khoa theo cách chỉ thị 
hướng dẫn giảng dạy bộ môn của bộ giáo dục. 
 Hàng tháng, hết học kỳ và cuối năm học, ban giám hiệu nhà trường 
sẽ kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy học từng bộ 
môn, từng khối, từng lớp thông qua sổ phân phối chương trình và sổ ghi 
đầu bài của từng lớp. Kể cả các đồng chí giáo viên dạy môn cơ bản và tự 
chọn.
 Từ đó, ban giám hiệu nhận xét, phát hiện những vấn đề cần uốn nắn. 
BGH cần nghiêm cấm việc cắt xén, dồn bài, thêm bớt tiết của bất cứ môn 
học nào một cách tuỳ tiện.
 Chỉ có thực hiện đúng đủ chương trình dạy học thì những cơ sở khoa 
học, tính chất giáo dục toàn diện, mục đích đào tạo của chương trình dạy 
học mới trở thành hiện thực như ý kiến đồng chí Lê Duẩn: 
 “Yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng bao chùm toàn bộ chương trình 
giảng dạy là đào luyện con người toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, là xây 
dựng cho học sinh thành những con người mới, có tình cảm tốt đẹp, có 
tri thức đầy đủ để đáp ứng được những đòi hỏi của việc xây dựng chế độ 
mới của chúng ta”
 Muốn làm tốt việc này Hiệu trưởng cùng với Phó hiệu trưởng, các tổ 
trưởng chuyên môn phân công nhau theo dõi, nắm tình hình thực hiện 
chương trình dạy học hàng tuần, hàng tháng. Sử dụng các biểu bảng, lịch 
kiểm tra học tập, sổ thăm lớp dự giờ vv để nắm tình hình có liên quan 
đến việc thực hiện chương trình dạy học. Ban giám hiệu phải biết dùng thời 
khoá biểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy 
học của tất cả các môn, các lớp sao cho đồng đều, cân đối. Nếu chương 
trình dạy học là “bản thiết kế ” của một công trình thì hoạt động dạy của 
thầy là sự “thi công” mà Hiệu trưởng là “tổng công trình sư” phải điều 
khiển “thi công” đúng “thiết kế ”. Với những biện pháp đó, việc thực hiện 
chương trình của trường tôi đã được thực hiện đúng và nghiêm túc. Tạo 
điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy các bộ môn.
*Soạn bài:
 Là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp. 
Đồng thời với việc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, thí nghiệm. Đó 
là hai loại công việc chủ yếu trước giờ lên lớp của giáo viên. Để quản lý tốt 
Hiệu trưởng cần tiến hành một số công việc sau:
 9 
 - Phương pháp phù hợp với bài dạy.
 - Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất.
 - Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học 
sinh .
 - Tuỳ bài mà học sinh được: Tự rút ra bài học, được hướng dẫn kĩ 
năng, thực hành, được liên hệ thực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức .
 - Lời đánh giá, nhận xét học sinh thể hiện tôn trọng nhân cách, cho 
điểm chính xác, khuyến khích tư duy.
 Để làm việc này, ngay từ đầu năm học, trong buổi sinh hoạt chuyên 
môn, Ban giám hiệu phổ biến cụ thể những yêu cầu chung về giảng dạy và 
những yêu cầu đặc trưng riêng của từng bộ môn.
 Ví dụ: Môn Khoa học chú trọng việc cho học sinh được thực hành 
bằng thí nghiệm, quan sát vật chất để từ đó rút ra kết luận về các hiện tượng 
của tự nhiên Hoặc có bài giảng lại cho học sinh học ở vườn sinh vật, 
ngoài trời môn Địa: Kĩ năng sử dụng bản đồ. Tập làm văn: Kĩ năng nói
 Đối với giờ lên lớp, vai trò của Hiệu trưởng là gián tiếp nhưng người 
Hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho giáo viên giảng bài có hiệu quả. Mặt 
khác, Ban giám hiệu cùng với tổ trưởng chuyên môn có những đóng góp ý 
kiến cụ thể cho những tiết dạy giỏi, những giáo viên mới ra trường Đó là 
tư tưởng chỉ đạo hoạt động quản lý giờ lên lớp của Hiệu trưởng.
 Qua thực tế của trường, tôi thấy nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Ban 
giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn mà các tiết tham gia thi giáo viên dạy 
giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh của trường đã được đánh giá cao. 
*Thăm lớp - dự giờ
 Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Ban giám hiệu cần có kế hoạch 
thăm lớp, dự giờ đột xuất hoặc báo trước. Ban giám hiệu cùng với tổ 
trưởng chuyên môn hoặc các giáo viên trong tổ đi dự giờ. Sau khi dự giờ, 
Ban giám hiệu phải có đánh giá nhận xét chính xác, chân tình có tính xây 
dựng, khuyến khích giáo viên phát triển được những mặt mạnh, những điển 
hình tốt, điều chỉnh những mặt còn hạn chế của giáo viên.
 Qua dự giờ, Hiệu trưởng cần đánh giá giờ lên lớp một cách khách 
quan, trung thực, để từ đó có những biện pháp thích hợp, thực tế cho công 
tác quản lý giờ lên lớp của mình.
 Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch, thường xuyên nên 
Ban giám hiệu đã phát hiện ra những giáo viên có tài năng, cử đi dự thi 
giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh đạt giải cao. Đồng thời kịp thời 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_quan_ly_cong_tac_day_va_ho.doc