Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non

doc 28 trang skquanly 16/04/2024 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 - 2014
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN MỸ HƯNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Năm học : 2013 - 2014 
 ----------
 SƠ YẾU LÝ LỊCH
 Họ và tên: NHỮ THỊ THỦY
 Ngày tháng năm sinh: 17/01/1971
 Năm vào ngành: 1988
 Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Mỹ Hưng
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
 Đề tài thuộc lĩnh vực: Quản lý
 Khen thưởng: Nhiều năm liền đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở.
 - 1 - Nhữ Thị Thủy - Trường mầm non Mỹ Hưng Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 - 2014
 LỜI CẢM ƠN
 Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí 
lãnh đạo phòng GD&ĐT Thanh Oai, cán bộ lãnh đạo xã Mỹ Hưng, các thôn đội, 
các cá nhân, các nhà hảo tâm trên địa bàn xã Mỹ Hưng đã tạo điều kiện thuận lợi 
và tận tình giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài này.
 Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới lãnh đạo, cán 
bộ chuyên viên của phòng GD&ĐT Thanh Oai đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, 
chuyển tải những kinh nghiệm quý báu về công tác quản lý chỉ đạo. Đặc biệt là 
kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non, để tôi 
thực hiện và hoàn thành tốt đề tài kinh nghiệm này.
 Trong khoảng thời gian hạn hẹp, đề tài kinh nghiệm này sẽ không thể 
tránh khỏi những thiếu sót và những mặt còn hạn chế về cả nội dung và hình 
thức. Do vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của lãnh đạo 
phòng giáo dục, chuyên viên phòng GD&ĐT Thanh Oai, cùng các bạn bè đồng 
nghiệp để tôi thực hiện tốt “Kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa giáo dục 
trong trường mầm non” năm thứ 2 và những năm học tiếp theo.
 Xin chân thành cảm ơn!
 - 3 - Nhữ Thị Thủy - Trường mầm non Mỹ Hưng Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 - 2014
 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục 
trong trường mầm non Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội” năm 
thứ 2.
2. Lý do chọn đề tài:
 a. Cơ sở lý luận:
 Như chúng ta đã biết, công tác xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn hiện 
nay đã được coi như một phương châm, một phương thức, một cách làm giáo 
dục. Hàng loạt các công trình khoa học, các báo cáo tham luận, tổng kết về mặt 
lý luận và thực tiễn đã giúp mọi người có được cách nhìn đúng đắn hơn về công 
tác xã hội hóa giáo dục.
 Song song với các hoạt động thực tiễn, trong xã hội vẫn còn có nhiều 
quan điểm đánh giá việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục khác nhau, thậm 
trí còn trái ngược nhau. Chính vì vậy, một trong những vấn đề cần đòi hỏi, bức 
xúc nhất của các nhà quản lý giáo dục là cần phải có những tiêu chí cơ bản trong 
việc đánh giá công tác này để đối chiếu, so sánh và quan trọng hơn là cần định 
hướng đúng đắn vào các hoạt động thực tiễn.
 Xã hội hóa GDMN chính là một bộ phận của xã hội hóa giáo dục, được 
vận dụng vào đặc thù của GDMN. Xã hội hóa giáo dục phải được xuất phát từ 
mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của GDMN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của 
đất nước và ngược lại từ phía xã hội đối với sự phát triển của GDMN.
 Từ vị trí và đối tượng của mình, GDMN của Thành phố Hà Nội trong giai 
đoạn hiện nay đang có số lượng học sinh học trong các trường công lập đông 
nhất, được ưu tiên đầu tư kinh phí lớn nhất và đóng vai trò quan trọng đối với 
việc phát triển của các bậc học khác trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Tuy 
nhiên trên thực tế GDMN vẫn còn nhiều hạn chế, do GDMN hiện nay đang 
đứng trước những thử thách lớn về CSVC, đồ dùng trang thiết bị dạy và học còn 
hạn chế và thiếu thốn. Đặc biệt là những địa phương nằm xa khu trung tâm, đời 
sống của nhân dân còn khó khăn. Mặt khác còn là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu 
phát triển GDMN và ngân sách đầu tư của nhà nước cho GDMN còn hạn chế. 
Ngoài ra cũng là sự mâu thuẫn giữa một mặt là yêu cầu của công tác phổ cập 
GDMN cho trẻ 5 tuổi, đòi hỏi cần phải phát triển GDMN với quy mô rộng lớn 
của lớp mẫu giáo 5 tuổi cần đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu về CSVC, đồ dùng 
trang thiết bị theo thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT ngày 11/02/2010, với một 
mặt là còn một số trường xa trung tâm, vẫn chưa đủ điều kiện để phát triển, mà 
khó khăn trước hết chính là CSVC, đồ dùng trang thiết bị học tập và một môi 
trường học tập cho các cháu ở tại trường.
 Từ những vấn đề khó khăn trên đang đặt ra, mà mục tiêu chung của việc 
phát triển GDMN đến năm 2015 là nhanh chóng mở phạm vi chất lượng CSGD 
trẻ từ 0- dưới 6 tuổi, cần đòi hỏi các nhà giáo dục nói chung, đặc biệt là các nhà 
quản lý GDMN nói riêng cần phải làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến về 
 - 5 - Nhữ Thị Thủy - Trường mầm non Mỹ Hưng Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 - 2014
 - Môi trường học tập của trẻ và công trình vệ sinh cho trẻ một số khu chưa 
đảm bảo và còn thiếu (Khu Thiên Đông, Thạch Nham và Phượng Mỹ).
 - Trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường còn 
chưa đầy đủ.
 - Về phía phụ huynh, do đặc thù hầu hết phụ huynh trong trường đều làm 
nông nghiệp là chính, nên mức thu nhập kinh tế trong gia đình còn thấp, trình độ 
văn hóa còn hạn chế. Do vậy nhận thức về tầm quan trọng của GDMN còn chưa 
đồng đều và chưa đầy đủ, nên còn rất nhiều phụ huynh trong trường vẫn còn 
chưa thực sự quan tâm đến con em mình và chưa đáp ứng được nhu cầu chăm 
sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
 - Trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục 
của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm .
 * Tóm lại: Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi nhận thấy chủ trương 
huy động về công tác xã hội hóa GDMN trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề 
bức thiết và cần phải làm ngay. Vì nó sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tư 
tưởng của cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân tại địa 
phương về tầm quan trọng và vai trò của GDMN. Trên cơ sở xã hội hóa giáo dục 
sẽ tạo được nguồn cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi và môi trường 
học tập thân thiện thật tốt cho các cháu, đảm bảo mọi điều kiện, nhằm đáp ứng 
nhu cầu về chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 Từ những lý luận và thực tiễn trên, tôi nhận thấy mình cần tiếp tục chọn 
đề tài “Một số kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hóa giáo trong trường 
mầm non Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà nội” năm thứ 2 để thực 
hiện trong năm học 2013 - 2014.
3. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
 Đề tài được thực hiện tại trường mầm non Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, 
Thành phố Hà nội năm học 2013 - 2014.
 - 7 - Nhữ Thị Thủy - Trường mầm non Mỹ Hưng Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 - 2014
 - Nhận thức về tư tưởng và công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục:
 Hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường đều có lập trường 
tư tưởng vững vàng và đã biết cách làm công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà 
trường. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều mặt hạn chế, do vậy số lượng trẻ 
được đến trường so với kế hoạch được giao chưa đạt chỉ tiêu (86%). Sau đây là 
kết quả khảo sát về việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường 
đầu năm học 2013 - 2014 đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường. 
Cụ thể như sau: Tổng số 51 đồng chí
 Xếp loại Số lượng Đạt tỷ lệ %
 - Xếp loại tốt 4 7,8
 - Xếp loại khá 10 19,6
 - Xếp loại ĐYC 28 54,9
 - Xếp loại không ĐYC 9 17,7
 Sau khi khảo sát về tình hình thực tế của nhà trường về các lĩnh vực đặc 
biệt là công tác xã hội hóa giáo dục trong năm học 2013 - 2014. Đứng trước tình 
hình thực tế hiện nay, trường mầm non Mỹ Hưng đang gặp rất nhiều khó khăn 
và thách thức về CSVC, đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động 
CS&GD trẻ của nhà trường. Bên cạnh đó nhận thức về tư tưởng của một số bộ 
phận Đảng viên và nhân dân địa phương về GDMN còn hạn chế. Do vậy tôi đã 
tự nhận thấy rằng chủ trương về công tác xã hội hoá GDMN của nhà trường 
trong năm học 2013-2014 vẫn là một vấn đề bức thiết và tiếp tục cần phải làm 
trong năm học 2013 - 2014. Tôi đã đề ra một số biện pháp tiếp tục thực hiện 
công tác xã hội hoá GDMN trong nhà trường năm thứ 2, cụ thể như sau:
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch năm học.
* Biện pháp 2: Bồi dưỡng về nhận thức tư tưởng chính trị và kỹ năng làm công 
tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường.
* Biện pháp 3: Chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Biện pháp 4: Tăng cường nâng cao nhận thức tư tưởng đối với các cấp uỷ 
Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, các đoàn thể, các cá nhân, các nhà hảo 
tâm và nhân dân địa phương về vai trò, vị trí của GDMN trong giai đoạn hiện 
nay đối vơi sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của địa 
phương nói riêng.
* Biện pháp 5: Quan tâm chăm lo đến đời sống, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, 
nhân viên và các cháu trong nhà trường.
2. Nội dung thực hiện các biện pháp:
 - 9 - Nhữ Thị Thủy - Trường mầm non Mỹ Hưng Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2013 - 2014
b. Kế hoạch nâng cao chất lượngchăm sóc nuôi dưỡng trẻ:
 Để có cơ sở thực tế để xây dựng kế hoạch cho năm học, vào đầu tháng 9 
tôi đã chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp tiến hành cân đo và ghi biểu đồ tăng 
trưởng cho các cháu, để nắm rõ tình hình sức khoẻ và phân loại tình trạng sức 
khoẻ của các cháu trong toàn trường.
 Sau đây là kết quả theo dõi tình hình sức khoẻ của các cháu toàn trường 
đầu tháng 9: 
 Tổng số trẻ được cân đo: 330 cháu.
 - Về cân nặng: 
 Trẻ phát triển bình thường: 284 cháu - đạt tỷ lệ 86,1%
 Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ: 46 cháu - đạt tỷ lệ 13,9%.
 - Về chiều cao: 
 Trẻ phát triển bình thường: 280 cháu - đạt tỷ lệ 84,8%
 Trẻ thấp còi: 50 cháu - đạt tỷ lệ 15,2%.
 Sau khi đã nắm được tình hình sức khoẻ của các cháu trong toàn trường, 
tỷ lệ trẻ trong diện suy dinh dưỡng về cân nặng và chiều cao còn cao so với mặt 
bằng chung của Huyện. Tôi đã tiến hành bàn bạc và thống nhất trong Ban giám 
hiệu, đồng thời xây kế hoạch giao trách nhiệm cho đồng chí Hiệu phó phụ trách 
công tác nuôi dưỡng của nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch nhằm nâng 
cao khẩu phần cho các cháu với mức ăn tối thiểu 12.000đ/ngày/cháu. Sau đó đưa 
ra bàn bạc trước hội đồng sư phạm, khi đã có sự thống nhất trong hội đồng sư 
phạm nhà trường rồi, tôi tiến hành báo cáo với UBND xã về kế hoạch về mức ăn 
của trẻ để UBND xã nắm được. Mục đích là để giúp nhà trường triển khai công 
tác tuyên truyền, đả thông trước tư tưởng của phụ huynh. Tiếp đó tôi tổ chức 
họp bàn với Ban đại diện hội phụ huynh của từng lớp, đưa ra kế hoạch và kết 
quả khảo sát tình hình sức khoẻ của trẻ đầu năm để họ nắm được, để cùng bàn 
bạc và đi đến thống nhất. Khi đã có sự thống nhất cao trong Ban đại diện hội 
phụ huynh rồi, bước cuối cùng tôi mới tiến hành chỉ đạo các lớp tổ chức họp phụ 
huynh đại trà từng nhóm lớp. Để hội nghị họp phụ huynh các lớp đạt kết quả cao 
như kế hoach đã xây dựng, tôi đã yêu cầu Ban đại diện hội phụ huynh của từng 
lớp cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức hội nghị họp bàn và đi 
sâu vào phân tích về sự quan trọng của sức khỏe trẻ mầm non sẽ ảnh hưởng lớn 
đến sự phát triển toàn diện về các mặt, đặc biệt là trí tuệ của trẻ sau này để phụ 
huynh hiểu rõ hơn. Kết quả là 100% phụ huynh toàn trường đều nhất trí đóng 
mức ăn của trẻ 12.000đ/ngày/trẻ.
 Ngoài mức đóng góp của phụ huynh cho trẻ ăn hàng ngày ra, để tăng 
thêm khẩu phần ăn cho trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch yêu cầu giáo viên chủ động 
làm tốt công tác tuyên truyền và công tác xã hội hóa giáo dục để huy động sự 
đóng góp và ủng hộ bằng kinh phí và các loại thực phẩm sẵn có tại địa phương 
như: Rau các loại, đậu, lạc, khoai, gạo nếp, trứngtừ các nhà hảo tâm và các cá 
nhân tại địa phương để thực hiện mỗi tháng một tuần dinh dưỡng cho trẻ vào 
 - 11 - Nhữ Thị Thủy - Trường mầm non Mỹ Hưng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_lam_cong_tac_xa_hoi_hoa_gi.doc