Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non

doc 19 trang skquanly 16/04/2024 1030
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
 Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Tên đề tài: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện 
 Chương trình Giáo dục Mầm non
 2. Lý do chọn đề tài:
 2.1. Cơ sở lý luận:
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là 
nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 
ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp 
theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn 
diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình 
thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị 
những tiền đề cần thiết đặt nền tảng cho việc học tập ở cấp học tiếp theo và cho 
việc học tập suốt đời. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ 
mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, nhất 
là ở bậc học mầm non là tiền đề quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, 
đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.
 Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất 
nước, nhu cầu gửi con em vào các trường mầm non của nhân dân là rất lớn. 
Chính vì vậy mà quy mô giáo dục mầm non ngày càng tăng, mạng lưới giáo dục 
mầm non được củng cố và phát triển rộng trong cả nước với chủ trương đa dạng 
hoá các loại hình công lập, tư thụcQuyết định số 60/2011/QĐ- TTg ngày 
26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định một số chính sách phát triển 
giáo dục mầm non giai đoạn 2011- 2015”, được ban hành và triển khai thực 
hiện. Sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước giành cho giáo dục mầm non, 
chất lượng giáo dục mầm non là một trong những căn cứ quan trọng cho những 
chủ trương biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm nâng cao toàn diện 
chất lượng giáo dục. 
 Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới chương trình Giáo dục Mầm non nằm trong 
xu hướng chung của đổi mới GD&ĐT. Đặc biệt là đổi mới chương trình Giáo dục 
Tiểu học đặt ra cho Giáo dục Mầm non cần có sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị 
tốt cho trẻ vào lớp 1. Chương trình Giáo dục Mầm non là căn cứ cho việc quản lý, 
chỉ đạo và tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi ở tất cả 
các cơ sở Giáo dục Mầm non. Đồng thời là căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng giáo 
viên Mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện 
chương trình Giáo dục Mầm non có chất lượng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện 
chương trình Giáo dục Mầm non, cán bộ quản lý, giáo viên nhận thấy chương 
 1/18 Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.
 6. Phương pháp nghiên cứu: 
 + Phương pháp quan sát.
 + Phương pháp đàm thoại 
 + Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
 + Phương pháp trải nghiệm, thực hành.
 + Phương pháp giảng giải thuyết trình.
 7. Thời gian thực hiện: 
 Năm học 2017- 2018 :
 Từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018 và những năm hoc tiếp theo.
 PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 1.Cơ sở lý luận của đề tài
 Năm học 2017-2018 trong hướng dẫn Số: 601/ PGD&ĐT - MN ngày 31 
tháng 8 năm 2017 về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn Cấp học 
mầm non năm học 2017- 2018, hướng dẫn có chỉ đạo một số nội dung như sau:
 100% cơ sở Giáo dục Mầm non công lập, ngoài công lập cập nhật nội dung 
sửa đổi, bổ sung của Chương trình Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông 
tư số 28/2016/TT-BGDĐT và triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm 
non.
 Thực hiện đại trà bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm trong trường mầm non. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình 
thức tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng lĩnh vực 
phát triển thể chất, nhận thức cho trẻ mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp 
với các hoạt động giáo dục khác trong chương trình GDMN, tăng cường thực 
hiện nội dung giáo dục phát triển thể chất. Giáo viên cần nghiên cứu thiết kế, tổ 
chức các hoạt động phong phú, đa dạng, linh hoạt dựa trên kinh nghiệm của trẻ, 
mức độ kiến thức, kỹ năng tăng dần theo độ tuổi và có tính ứng dụng cao vào 
thực tiễn cuộc sống của trẻ, giúp trẻ học nhẹ nhàng thông qua “chơi”. Tạo mọi 
điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động: trải nghiệm, thử nghiệm, thí nghiệm thông 
qua các giác quan, quan tâm đến năng lực cá nhân trẻ. Khai thác, tận dụng triệt 
để môi trường trong, ngoài lớp học, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên.
 Tiếp tục triển khai thực hiện đến 100% các cơ sở GDMN các tài liệu: “Xây 
dựng kế hoạch giáo dục trong các cơ sở GDMN” tháng 6/2016; “Hướng dẫn xây 
dựng môi trường giáo dục và tổ chức hoạt động góc trong các cơ sở GDMN” 
tháng 10/2016; “Bồi dưỡng thực hiện chương trình GDMN điều chỉnh và đổi 
 3/18 Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.
 Tài liệu bồi dưỡng về chuyên môn thiếu, cập nhật chưa kịp thời.
 Để thực hiện được đề tài, ngay từ đầu năm học tôi đã đưa ra các tiêu chí 
khảo sát về nhận thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện 
chương trình GDMN, số liệu như sau:
 Số liệu khảo sát trước khi thực hiện: Khảo sát 33 Giáo viên 
 XẾP LOẠI
 NỘI DUNG KHẢO SÁT Trung 
 Giỏi Khá Yếu
 bình
Nhận thức của giáo viên về chương 12 15 4 2
trình GDMN 36% 46% 12% 6%
Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục 12 13 5 3
theo chương trình GDMN 36% 40% 15% 9%
Kỹ năng tổ chức thực hiện chương 8 15 7 3
trình GDMN 24% 46% 21% 9%
 3.Biện pháp thực hiện: (Những biện pháp chính):
 3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong thực hiện chương trình 
GDMN.
 3.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN
 3.3. Tăng cường cơ sở vật chất, sử dụng tốt đồ dùng, đồ chơi trong việc thực 
hiện chương trình GDMN.
 3.4. Thực hiện đổi mới công tác quản lý chuyên môn trong thực hiện chương 
trình GDMN.
 3.5. Tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về chỉ đạo thực hiện chương 
trình GDMN.
 4. Biện pháp thực hiện từng phần
 4.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong thực hiện chương 
trình GDMN
 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) hiểu rõ về vai 
trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình GDMN. Trên cơ sở đã 
 5/18 Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.
trường có điều kiện thực hiện tốt chương trình GDMN. Tham gia các lớp bồi 
dưỡng thường xuyên do ngành tổ chức về đổi mới nội dung, chương trình, đổi 
mới phương pháp dạy học.
 Tập trung bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và quản lý chuyên môn cho 
đội ngũ giáo viên một cách bài bản có chất lượng. Tổ chức giao lưu trao đổi và 
học tập kinh nghiệm quản lý. Trao đổi những sáng kiến hay trong quá trình tổ 
chức triển khai thực hiện chương trình GDMN một cách đồng bộ, có hiệu quả.
 Hoạt động học – Nhóm Nhà trẻ 24-36 tháng
 Khuyến khích Giáo viên trong nhà trường tự vận dụng sáng tạo các phương 
pháp giáo dục phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và văn hóa 
của địa phương.
 Hoạt động khám phá - Lớp 3 tuổi
 4.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN.
 7/18 Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.
vào các nhóm lớp có các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm trong việc xây dựng 
kế hoạch theo chương trình GDMN.
 Lập kế hoạch giúp giáo viên chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ, tránh 
được tình trạng chồng chéo, hoặc tùy tiện cắt xén các hoạt động trong quá trình 
thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non. Giáo viên có điều kiện quan tâm đến 
trẻ, thấy được những tiến bộ và những khó khăn của trẻ và từ đó tìm được những 
biện pháp tác động đến trẻ phù hợp hơn. Tạo cơ hội cho giáo viên biết chia sẻ, 
hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ trong quá 
trình thực hiện chương trình. Kế hoạch của giáo viên phải được Ban giám hiệu 
kiểm tra, ký duyệt trước khi triển khai tổ chức thực hiện. 
 4.3.Tăng cường cơ sở vật chất, sử dụng tốt đồ dùng, đồ chơi trong việc 
thực hiện chương trình GDMN
 Quản lý chỉ đạo sử dụng trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi góp phần đổi mới 
phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện 
chương trình giáo dục mầm non và chăm lo xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất 
nhà trường của hiệu trưởng trường mầm non trong giai đoạn hiện đại hóa cơ sở 
vật chất trường học nói chung là công việc quan trọng và rất cần thiết. Làm cho 
đội ngũ giáo viên nhận thức rõ vai trò, tác dụng của thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ 
chơi trong việc thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ, 
từ đó có ý thức tự giác sử dụng, khai thác triệt để hiệu quả sử dụng đồ dùng, đồ 
chơi vào tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ theo các chủ đề giáo 
dục, mang lại chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện chương trình GDMN.
 Hoạt động học lớp 4 tuổi
 9/18 Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.
đầy đủ vai trò của thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đối với việc đổi mới phương pháp tổ 
chức các hoạt động trong việc thực hiện chương trình GDMN .
 4.4. Thực hiện đổi mới công tác quản lý chuyên môn trong thực hiện 
chương trìnhGDMN.
 Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, năng lực chuyên môn và 
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo 
viên mầm non. Tạo sự chủ động sẵn sàng về chuyên môn nghiệp vụ của các cán 
bộ quản lý, giáo viên trong việc tiếp thu những phương pháp mới, chương trình 
mới thông qua việc:
 Tiến hành tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức các chuyên đề, các giờ 
dạy mẫu trong từng lĩnh vực phát triển, từng hoạt động giáo dục, rút kinh nghiệm 
một cách hiệu quả, thiết thực về việc tổ chức triển khai thực hiện công tác chăm 
sóc - giáo dục trẻ theo chương trình GDMN.Tăng cường công tác trao đổi kinh 
nghiệm trong công tác chuyên môn thông qua hình thức dự giờ chéo giữa các độ 
tuổi trong nhà trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch 
của mỗi GV. Đề xuất công tác khen thưởng và kỷ luật.
 Bồi dưỡng phương pháp,hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo 
dục trẻ theo chương trình GDMN (tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trong 
trường mầm non). Lập kế hoạch của nhà trường và từng khối lớp, lập kế hoạch 
theo chủ đề Quản lý nhóm lớp của giáo viên mầm non. Đánh giá sự phát triển của 
trẻ. Hướng dẫn tích hợp nội dung lồng ghép trong tổ chức các hoạt động, tổ chức 
triển khai thực hiện về giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo, giáo dục ứng phó 
với biến đổi khí hậu trong trường mầm non.
 11/18 Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.
 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung về chủ đề này để GV có thể trao 
đổi, thảo luận về việc lựa chọn những biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động 
chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp, đem lại hiệu quả cao. Luôn có sự động viên giáo 
viên về vật chất, tinh thần một cách kịp thời. Vấn đề nghiêm khắc phê bình cũng 
cần được chú ý đến để tránh những lệch lạc trong quá trình thực hiện. Sinh hoạt 
chuyên môn tập trung vào nội dung đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp 
chăm sóc giáo dục trẻ. Với mong muốn tự làm mới mình trong chuyên môn nên 
các hoạt động được các giáo viên chuẩn bị chu đáo, phần minh họa sinh động. 
Đặc biệt việc kết hợp sử dụng phương tiện dạy học, giáo cụ trực quan, ứng dụng 
công nghệ thông tin đạt hiệu quả và có sức thuyết phục.
 4.5. Tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về chỉ đạo thực hiện 
chương trìnhGDMN
 Thông qua kiểm tra giúp cho CBQL, Ban giám hiệu chỉ đạo và tổ chức tốt 
quá trình thực hiện chương trình GDMN nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo 
dục trẻ. Kiểm tra việc quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch chương trình, các hoạt 
động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các nhóm lớp thông qua đó đánh giá, rút kinh 
nghiệm và điều chỉnh kế hoạch; mỗi năm học phải tạo được những điểm mới, 
sáng tạo trong thực hiện chương trình; căn cứ vào kết quả của trẻ, của từng nhóm, 
lớp, giáo viên xem xét để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với nhóm, lớp mình 
phụ trách, đồng thời điều chỉnh công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình. 
 Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, bằng nhiều hình thức kiểm tra: kiểm 
tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, thăm lớp dự giờ thường xuyên, dự giờ bồi 
dưỡng thi giáo viên giỏi. Công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên, tiến 
hành một cách nhẹ nhàng khéo léo, tế nhị và khoa học. Trong việc nhận xét đánh 
giá chủ yếu để giáo viên thấy được những vấn đề cần rút kinh nghiệm, cần được 
điều chỉnh cho phù hợp. Nhưng cũng không phải là quá dễ, nể nang, né tránh, mà 
cần phải có sự nghiêm túc. 
Trong năm học BGH chúng tôi đã kiểm tra được 312 hoạt động trong đó hoạt 
động xếp loại Giỏi: 121 đạt 38%, loại Khá: 183 đạt 57%, loại Trung bình: 16 đạt 
5%, loại Yếu: 0. Thanh tra hoạt động sư phạm của 12 Giáo viên trong đó Giáo 
viên xếp loại Giỏi 05 đạt 42 %, loại Khá 07 đạt 58% , loại Trung bình: 0, loại 
Yếu: 0. 22/33 giáo viên được công nhận Giáo viên giỏi cấp trường, nhà trường 
lựa chọn 03 Giáo viên tham dự thi GVG chuyên đề thuộc lĩnh vực Phát triển 
nhận thức Cấp Huyện ở cả ba độ tuổi, kết quả đạt 01 giải Nhât, 01 giải Nhì, 01 
giải Ba.
 13/18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_thuc_hie.doc