Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên

SKKN:Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài 3 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài 4 2. Thực trạng 5 3. Giải pháp, biện pháp 9 3.1Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9 3.2Nội dung và cách thức thực hiện 9 3.3 Điều kiện để thực hiện các giãi pháp, biện pháp 14 3.4 Mối quan hệ giữa các giãi pháp, biện pháp. 14 4. kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 14 III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kết luận 15 2. Kiến nghị 15 * TÀI LIỆU THAM KHẢO: 17 Doãn Thị Hồng Thiên - 1 - SKKN:Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội, vẫn còn nhiều giáo viên chậm đổi mới hoặc đổi mới còn lúng túng, máy móc và mang tính hình thức, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của học sinh Trước tình hình trên, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện. Đây là những việc vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2020. Việc bồi dưỡng giáo viên như thế nào? bằng cách nào? Là người quản lý trường Tiểu học chúng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm biện pháp chỉ đạo và quản lý sao cho có chiều sâu, có kết quả. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên” . 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Thực hiện đề tài nhằm nắm được thực trạng về chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường. Từ đó đề ra một số biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay. Đề tài có nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường từ năm học 2011- 2012 cho đến nay để tìm ra được những ưu điểm và tồn tại để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt yếu . Rút kinh nghiệm từ thực tế và xây dựng các biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên. 3. Đối tượng nghiên cứu: Doãn Thị Hồng Thiên - 3 - SKKN:Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Quản lý nhà nước về giáo dục là việc người quản lý hoặc cơ quan quản lý được nhà nước uỷ quyền tác động vào hệ thống được quản lý theo các văn bản pháp quy nhằm biến đổi hệ thống đó đến trạng thái mong muốn. Quản lý nhà nước về giáo dục là việc sử dụng pháp luật để điều khiển hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng hoàn thiện và phát triển phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội. Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo luôn phải gắn liền với điều chỉnh, tác động và điều kiện để có thể đưa Giáo dục và Đào tạo phát triển đúng hướng với quy mô chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để làm một việc gì. Năng lực giảng dạy là khả năng truyền thụ giảng dạy về một lĩnh vực nào đó cho người học. Biện pháp là các yếu tố để nhằm yêu cầu đối tượng thực hiện đúng hướng mà mục tiêu đã đặt ra. 2. Thực trạng Năm học 2014- 2015, trường có tổng số giáo viên là 23. Trình độ đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn có những thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi, khó khăn + Bảng thống kê trình độ đào tạo giáo viên: Trình độ đào tạo Tổng số Nữ Sau đại giáo viên Trung học Cao đẳng Đại học học 23 22 6 03 13 Tỉ lệ 40% 12% 48% Doãn Thị Hồng Thiên - 5 - SKKN:Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên kiến để chỉnh sửa. Mặt khác, một số giáo viên là người dân tộc thiểu số. họ công tác tại trường đã lâu lắm rồi nên họ có một “nếp nhăn” của phương pháp dạy học cũ, không thể nào thoát khỏi được những cái cũ kỹ, lạc hậu. c. Mặt mạnh, mặt yếu - Mặt mạnh: Có nhiều tài liệu để tham khảo trong việc viết kinh nghiệm: Báo,tài liệu Tài hoa trẻ, mạng Internet, Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, của nhà trường và chính quyền địa phương trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên. Phòng giáo dục cũng như nhà trường thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyên đề về chuyên môn để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên của nhà trường được bổ sung đủ số lượng trong những năm gần đây. Nhiều giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc nâng cao tay nghề của mình. Một số giáo viên tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin tốt trong giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng. Một số giáo viên có ý thức vươn lên trong công tác, chịu khó học hỏi, đầu tư cho công tác soạn giảng, thường xuyên nghiên cứu tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường luôn quan tâm, động viên kịp thời đối với những giáo viên có thành tích, luôn đảm bảo sự hài hòa về mặt tâm lí cũng như trình độ trong việc phân công chuyên môn. - Mặt yếu: Nhiều giáo viên mang tư tưởng hoàn thành nhiệm vụ, không cầu tiến, không tâm huyết với nghề. Một số giáo viên nhà cách trường quá xa, con còn nhỏ nên cũng phần nào ảnh hưởng đến công tác giảng dạy. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động... Doãn Thị Hồng Thiên - 7 - SKKN:Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 100% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí thấp, bất đồng ngôn ngữ. Sự tiếp thu của các em quá chậm do đó phần nào ảnh hưởng đến sự cầu tiến, trau dồi chuyên môn của giáo viên 3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng; đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là rất quan trọng phải được quan tâm hàng đầu bởi chất lượng đội ngũ quyết định sự tồn tại và uy tín của một nhà trường. Với nhận thức như vậy, bản thân người quản lý đã luôn chỉ đạo sát sao, quyết liệt, thường xuyên để khắc phục yếu kém những năm trước, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt tới "chuẩn" với nghĩa đích thực của nó bằng những biện pháp cụ thể. Các biện pháp này nhằm chỉ ra cách tác động đến từng đối tượng giáo viên để giúp giúp đội ngũ giáo viên nâng cao năng lực giảng dạy của mình tiến tới giảm đến mức thấp nhất giáo viên có tiết dạy xếp loại trung bình 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp a. Động viên thúc đẩy ý thức tự học tự rèn Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt cả cuộc đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm lại vừa hiệu quả. Vì vậy trách nhiệm của người Phó Hiệu trưởng là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phong trào tự học - tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bẳng nhiều hình thức như : Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên định hướng việc tự học - tự bồi dưỡng. Xác định được những nội dung cần phải tự học - tự bồi dưỡng và cách tự học - tự bồi dưỡng như thế nào ? Cung cấp cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng học, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học - tự bồi dưỡng. Doãn Thị Hồng Thiên - 9 - SKKN:Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Qua hoạt động này, tôi đã góp ý cho giáo viên về phương pháp khai thác bài toán nên để 1 học sinh giải trên bảng nhóm để học sinh dưới lớp không bị phân tán, khi chữa nên để học sinh đọc bài giải nhằm tăng cường Tiếng việt cho học sinh và cần dự kiến phương án giải khác. Và cần cập nhật những vấn đề xã hội vào bài như giá cả mua bán, vì trong bài tính 1 quả trứng chỉ 1400 đồng nhưng hiện nay giá 1 quả trứng đã dao động từ 2500 đồng đến 3000 đồng. Nếu những giáo viên có năng lực hạn chế, dự đột xuất không hiệu quả, tôi có thể báo trước thời gian dự giờ để giáo viên có sự chuẩn bị. Đến thời điểm tiến bộ hơn tôi có thể dự giờ đột xuất không báo trước. c. Chỉ đạo nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, người cán bộ quản lý phải xây dựng một nề nếp sinh hoạt cụ thể. Cần chọn người tổ trưởng chuyên môn là người giỏi về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và có khả năng lãnh đạo tổ của mình. Những vấn đề gì ngoài khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng sẽ kiến nghị đến Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng để tìm biện pháp giải quyết kịp thời. Các giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ bàn bạc với nhau việc thực hiện chương trình, việc giảng dạy những bài có nội dung cần truyền đạt hơi khó, cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả nhất. Khi các tồ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn, tôi thường xuyên đi kiểm tra. Có khi phải trực tiếp dự các buổi sinh hoạt hoặc kiểm tra buổi sinh hoạt thông qua sổ ghi chép của tổ khối. Đặc biệt là các buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tiến độ chương trình, trao đổi bài dạy khó, mà các giáo viên còn trao đổi với nhau cách hướng dẫn học sinh cách học, cách tiếp thu bài nhanh nhất, hiệu quả nhất. d. Lập kế hoạch thăm lớp, dự giờ và tổ chức thi tay nghề cho giáo viên hàng năm. Doãn Thị Hồng Thiên - 11 - SKKN:Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Việc chọn thầy cô có năng lực, trình độ, có phẩm chất, có trách nhiệm cao để bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ học sinh giỏi là rất cần thiết. Vì : “ Không thầy đố mày làm nên” cũng là để khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong sự nghiệp giáo dục. g. Tích cực tổ chức các chuyên đề, hội giảng Lập kế hoạch tổ chức chuyên đề, hội giảng cụ thể. Trong buổi họp của tháng cần giao nhiệm vụ chuyên đề, hội giảng cụ thể cho từng tổ. Cần ấn định nội dung chuyên đề và tiết hội giảng cho tổ đó. Phải xác định rõ hiệu quả cần đạt sau mỗi tiết chuyên đề hội giảng là gì để định hướng cho tổ được giao nhiệm vụ và có thể bắt tay vào cùng làm với tổ đó. Tiết chuyên đề hội giảng giúp cho đồng nghiệp học hỏi lẫn nhau nên cần hướng cho tổ trưởng chọn giáo viên có năng lực thực hiện. Sau chuyên đề, hội giảng là đánh giá, rút kinh nghiệm, thống nhất các bước. Cần tổ chức cho giáo viên góp ý cụ thể, phải chỉ được cái hay để giáo viên học hỏi, chỉ cái chưa được, cần làm như thế nào để bản thân người dạy cũng như người dự rút kinh nghiệm. h. Nêu gương người tốt - việc tốt – khen thưởng Cuối cùng một yếu tố không thể thiếu được là động viên, khen thưởng kịp thời và thích đáng với những thành tích cao giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm tốt. Cần phát hiện, đánh giá được trong tập thể giáo viên, người nào có cố gắng vươn lên trong quá trình tự học, tự rèn luyện và biểu dương những giáo viên có thành tích cao trong dạy học. Đồng thời với việc nêu gương, cần đẩy mạnh khuyến khích vật chất: “Một ngàn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng nó có tác dụng động viên rất lớn, thúc đẩy được nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên. Nên tôi luôn tham mưu để thưởng cho giáo viên kịp thời nhằm có động lực cho giáo viên vươn lên. 3.3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Khi vận dụng các giải pháp, cần phân loại từng nhóm giáo viên để vận dụng các biện pháp, giải pháp hợp lý và hiệu quả Doãn Thị Hồng Thiên - 13 -
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_boi_duong_nang_luc_cho_doi.doc